Thánh nữ Bernadette Soubirous (1844-1879) được diễm phúc trông thấy Đức Mẹ MARIA hiện ra 18 lần tại Lộ Đức, miền Nam nước Pháp. Lần hiện ra đầu tiên vào ngày 11-2-1858 và lần hiện ra sau cùng vào ngày 16-7-1858. Trước những hiện tượng lạ, người tin thì ít mà kẻ không tin lại rất nhiều. Có người nghi ngờ nói thẳng với Bernadette: "Chúng tôi không hề tin vào những cuộc hiện ra này!" Bernadette điềm nhiên và đơn sơ trả lời: "Con không có nhiệm vụ làm cho quý ông bà tin. Con chỉ có nhiệm vụ nói cho quý ông bà biết!"
Thánh Đaminh
Mặc dầu là tổ phụ của một Dòng chuyên việc giảng thuyết, Thánh Đa Minh không phải là nhà Thuyết Giáo bẩm sinh. Ngài đã phải nỗ lực nhiều để trở thành nhà Thuyết Giáo. Nếu Đức Giêsu có 30 năm ẩn dật ở Nagiarét, thì Đa Minh khởi sự giảng thuyết khi đã 35 tuổi, sau một tiến trình dài chuẩn bị có định hướng trong học hành và cầu nguyện.
Thánh Padre Pio Pietrelcina (Thánh Piô năm dấu)
“Cuộc đời Kitô Hữu không gì khác hơn là cuộc chiến đấu dai dẳng với chính mình; không có sự thăng hoa của linh hồn để đạt đến sự tuyệt hảo mỹ miều nếu không phải trả giá sự đau khổ” (Lời của Cha Piô).
Thánh Padré Pio tên thật là Francesco Forgione sinh ngày 25 tháng 5 năm 1887 tại Pietrelcina, Benevento, miền Nam nước Ý Đại Lợi trong một gia đình nông dân. Ðã hai lần, cha của Francesco phải xa nhà, đi làm việc ở Jamaica, Nữu Ước để nuôi gia đình.
Thánh Phaolô Tông Đồ
Thánh Phaolô có tên là Saolô, sinh vào thập niên đầu của công nguyên, tức là cùng thời với Chúa Giêsu. Tuy là người Do thái, thuộc chi họ Benjamin, nhưng Saolô sinh ra và lớn lên ở Tarsus, thủ phủ của tỉnh Cicilia, nay là miền nam Thổ nhĩ kỳ. Ngài vóc dáng thấp bé, nhưng thông minh vượt xa những người cùng lứa tuổi. Lúc nhỏ được giáo dục ở Tarsus là một trung tâm nổi tiếng về văn hoá và triết học.
Thánh Phêrô
Phêrô là anh em với ông Anrê. Hai ông làm nghề đánh cá ở Caphanaum bên cạnh hồ Galilê (Mt,4,23). Ông đã gặp Chúa Giêsu qua sự giới thiệu của Anrê. Ông đến gặp Chúa Giêsu và được Người đặt tên là Phêrô (Ga 1, 42). Phúc âm Luca cho chúng ta biết thêm: ông trở thành môn đệ của Chúa Giêsu sau khi Chúa cho ông đánh được một mẻ lưới đầy cá (Lc 5, 4:11).
Thánh Phêrô và Thánh Phaolô
Vẫn có một cái gì đó như nghịch lý và hết sức ngạc nhiên :” Một Phêrô chối Chúa ba lần. Một Phaolô bắt bớ Giáo Hội của Chúa “, thế mà Phêrô lại trở thành tông đồ trưởng và làm đầu Hội Thánh hoàn vũ, còn Phaolô trở nên vị tông đồ dân ngọai hết sức đặc biệt và nhiệt thành. Cái trớ trêu của con người, của thế gian vẫn là điều gì con người cho là khôn ngoan, Thiên Chúa lại cho là khờ dại và cái gì được con người gán ghép cho là dại khờ thì lại trở nên khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa. Bài học ấy, xem ra đúng ở đây: “ Đúng với trường hợp của Phêrô và Phaolô “.