Đức Phanxicô không ngừng khuyến khích việc tái phát động lại phong trào Canh tân, từ lâu ngài đã có ý tưởng này trong lòng... Những người thường được gọi đùa là người “thay bóng đèn” (vì cách cầu nguyện giang tay của họ) thì bây giờ được gọi để thổi bùng ngọn lửa của họ cho Giáo hội.
fr.aleteia.org, Claire Guigou, 2019-06-08
Khi thành lập Charis, một cấu trúc tìm cách hợp nhất lại tất cả các biểu hiện của Canh tân Đặc sủng, Đức Phanxicô đã tấn công mạnh. Từ nay ngài mang đến cho các phong trào đặc sủng phương tiện để đóng một vai trò cơ bản trong toàn Giáo hội. Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc cách mạng của Chúa Thánh Thần đang trên đà phát triển.
Vatican đã chuẩn bị cho một trận địa chấn như vậy chưa? Ở Hội trường Phaolô VI đã diễn ra một cảnh tượng khác thường: một dòng các bài hát đủ thứ ngôn ngữ làm rung động các bức tường. Một cơn lốc của Chúa Thánh Thần. Và cho một lý do tốt. Hơn 550 người có trách nhiệm trong phong trào canh tân họp nhau lại để cầu nguyện. Từ bốn phương trời, họ đến đây để chuẩn bị ra mắt Charis vào ngày 9 tháng 6, ngày chúa nhật lễ Hiện Xuống. Đối với nhiều người, đây là giây phút lịch sử.
Chúng ta hiểu họ vì sự mới mẻ này có tầm vóc lớn: dưới sự lãnh đạo của Bộ Giáo Dân, Gia đình và Sự Sống, Tòa Thánh chính thức công nhận Charis trong Giáo hội. Ông Jean-Luc Moens, người điều hành phong trào cho biết, nếu sự hỗ trợ này của Vatican đánh dấu một bước tiến nữa cho phong trào tâm linh này, thì công cụ mới này trước hết nhắm đến một “sự hiệp thông lớn hơn” giữa các thực tại đặc sủng.
Một cách cụ thể, Đức Phanxicô muốn mời tất cả tổ chức xuất thân từ Canh tân Đặc sủng – trường học, cộng đồng, thể chế – cùng tham gia để loan báo Tin Mừng. Nhưng không vì vậy mà phủ nhận nét phong phú và đa dạng của từng tổ chức trong số họ! Cũng vậy, các phong trào canh tân đặc sủng quốc tế đang tồn tại sẽ nhường chỗ cho Charis.
Thổi bùng các giáo xứ trên toàn thế giới
Nhưng đối với Đức Phanxicô, lời kêu gọi hợp nhất này có một mục đích chính xác. Đức Hồng y Kevin Farrell, bộ trưởng Bộ Giáo Dân, Gia đình và Sự Sống cho biết, với tổ chức này, Đức Phanxicô muốn mời các tín hữu canh tân “phục vụ toàn thể Giáo hội”.
Sự công nhận này của Giáo hội khuyến khích họ chia sẻ các đặc sủng của mình với tất cả các tín hữu. Vì “dòng ân sủng” của Canh tân không thuộc về ai nhưng phải chảy trong huyết quản của mọi tín hữu và phải trở thành di sản của Giáo hội.
Để thổi bùng các giáo xứ trên toàn thế giới, Charis dựa sứ mạng của mình trên nhiều điểm cơ bản. Trước hết, các thành viên Canh tân Đặc sủng được gọi để cổ động “ơn rửa tội trong Chúa Thánh Thần cho toàn Giáo hội”. Kinh nghiệm về sự tuôn trào ơn Chúa Thánh Thần của Canh tân Đặc sủng đã có từ ngày thành lập phong trào trong những năm 60, đã được mọi người trải nghiệm và không chỉ giới hạn vào 120 triệu thành viên Canh Tân trên thế giới. Tương tự như các tông đồ đã sống trong lễ Hiện Xuống, đã được rửa tội trong Thần Khí, được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần.
Ngoài ra, công việc phục vụ các người nghèo nhất và tầm mức đại kết được lớn lên trong Giáo hội nhờ Charis. Các đường hướng này không nhắm gì khác hơn là thúc đẩy việc rao giảng Tin Mừng mới, trọng tâm triều giáo hoàng Đức Phanxicô. Một thách thức khác: hợp tác với toàn thể Giáo hội và cả những người không chia sẻ hình thức cầu nguyện này.
Đức Phanxicô, một đối tác tầm mức
Trong những năm sắp tới, Charis có kế hoạch triển khai với một phương tiện hùng hậu trên toàn thế giới, ở mọi nước các “dịch vụ hiệp thông” sẽ được thành lập. Qua mạng lưới này, dịch vụ có kế hoạch hỗ trợ tất cả các biểu hiện của Canh tân Đặc sủng: các khóa đào tạo, giúp phân định và khuyến khích họ trong sứ mạng của mình. Nhưng trên hết, các mạng lưới này sẽ thúc đẩy sự kết nối giữa các giám mục địa phương và các đại biểu quốc gia của Charis.
Ngoài ra mỗi hội đồng giám mục đã nhận thư của Tòa Thánh thông báo về việc phát động phong trào. Như một sự chuẩn bị của Giáo hội cho một lễ Hiện Xuống. Đối với thành viên canh tân, thách thức của họ rất cao và hồng y Farrell lặp lại điều này: họ phải hợp tác với “tất cả các giám mục trên thế giới” và tất cả các thành viên của Giáo hội. Và điều này, ngay cả với những người không chia sẻ hình thức cầu nguyện của họ. Một thử thách mà chỉ có Chúa Thánh Thần mới cho phép họ hoàn thành!
Được sinh ra dưới thời Đức Phaolô-VI, được Đức Gioan-Phaolô II khuyến khích mạnh mẽ và được Đức Bênêđictô XVI xác nhận, ngày nay phong trào Canh tân Đặc sủng có Đức Phanxicô là một đối tác tầm vóc. Vì nếu phong trào Charis được các vị tiền nhiệm của ngài chuẩn bị, thì Đức Phanxicô đích thực là người sáng tạo.
Vào năm 2015, nhân dịp kỷ niệm Kim khánh của phong trào, trước sự ngạc nhiên của mọi người, Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi suy nghĩ về việc tạo ra một sứ mạng như vậy. Và Đức Hồng Y Farrell cho biết, ngài không ngừng khuyến khích việc tái phát động lại phong trào Canh tân mỗi lần hồng y gặp Đức Phanxicô! Đúng, từ lâu Đức Phanxicô đã có ý tưởng này trong lòng... Những người thường được gọi đùa là người “thay bóng đèn” (vì cách cầu nguyện giang tay của họ) thì bây giờ được gọi để thổi bùng ngọn lửa của họ cho Giáo hội.
Và với Thần Khí thì không chuyện gì là không thể...
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm:
- Các tân tông đồ của Thánh Linh
- Tác động của Canh tân Đặc sủng vẫn còn lớn vô cùng
- “Giáo hội mong chờ một kitô giáo sống động chứ không phải một kitô giáo buồn bã”
Avec Charis, le Renouveau charismatique appelé à enflammer l’Église
Claire Guigou | 08 juin 2019
En créant Charis, structure cherchant à unifier toutes les expressions du Renouveau charismatique, le pape François frappe fort. Désormais, il donne aux mouvements charismatiques les moyens de jouer un rôle fondamental auprès de l’Église toute entière. Pas de doute, la révolution de l’Esprit-Saint est en marche.
Le Vatican était-il préparé à un tel choc sismique ? Dans la salle Paul VI, se déroule un spectacle pour le moins inhabituel : un flot de chants en langue vient faire trembler ses murs. Une bourrasque d’Esprit-Saint. Et pour cause. Plus de 550 responsables de mouvements charismatiques sont réunis pour prier. Des quatre coins du monde, ils sont venus se préparer au lancement de Charis, un nouveau service unique pour le Renouveau charismatique lancé le 9 juin prochain, jour de la Pentecôte. Pour beaucoup, il s’agit d’un moment historique.
Lire aussi :
La véritable mission du chrétien résulte du dynamisme de l’Esprit-Saint
On les comprend car la nouveauté est de taille : sous la houlette du Dicastère pour la famille, les laïcs et la vie, le Saint-Siège offre par cette création une reconnaissance ecclésiale officielle. Si cet appui du Vatican marque un pas supplémentaire pour ce courant spirituel, il faut comprendre que ce nouvel outil permettra d’abord de viser “une plus grande communion” entre toutes les réalités charismatiques, a confié Jean-Luc Moens, son modérateur.
Concrètement, le pape François veut inviter toutes les institutions issues du Renouveau – écoles, communautés, instituts – à faire corps ensemble pour annoncer l’Évangile. Et ce, sans nier la richesse et la diversité de chacun d’entre eux ! De même, les mouvements charismatiques internationaux existants disparaissent pour laisser place à Charis.
Enflammer les paroisses du monde entier
Mais cet appel à l’unité a un but précis pour le pape François. Avec cet organe, le pape argentin veut inviter les catholiques charismatiques à se mettre “au service de l’Église toute entière”, explique le cardinal Kevin Farrell, préfet du Dicastère pour les laïcs, la famille et la vie.
Cette reconnaissance ecclésiale doit les pousser à partager leurs charismes avec tous les fidèles. Car le Renouveau, tel un “courant de grâce”, n’appartient à personne, mais doit s’écouler dans les veine de chaque fidèle et devenir le patrimoine de l’Église.
Lire aussi :
Marie, première charismatique de l’Église
Pour enflammer les paroisses du monde entier, Charis fonde sa mission sur plusieurs points fondamentaux. Tout d’abord, ses membres sont appelés à promouvoir “la grâce du baptême dans l’Esprit-Saint à toute l’Église”. Cette expérience de l’effusion de l’Esprit, vécue dès la création du Renouveau charismatique dans les années 60, est appelée à être expérimentée de tous et ne doit plus se limiter à 120 millions de catholiques dans le monde. Similaire à ce que les apôtres ont vécu à la Pentecôte, le baptême dans l’Esprit-Saint consiste à être immergé, rempli de l’Esprit Saint.
En outre, le service aux plus pauvres et la dimension œcuménique sont appelés à grandir dans l’Église grâce à Charis. Ces lignes de mire ne visent pas autre chose que la promotion d’une nouvelle évangélisation, cœur du pontificat de François. Un autre enjeu : coopérer avec toute l’Église, et même ceux qui ne partagent pas cette forme de prière.
Le pape François, un partenaire de taille
Dans les années à venir, Charis prévoit donc de déployer un arsenal de moyens dans le monde entier : dans chaque pays, seront créés “des services de communion”. À travers ces antennes, le service prévoit ainsi d’épauler toutes les expressions du Renouveau charismatique : en leur offrant des formations, en les aidant à discerner et en les encourageant dans leur mission. Mais surtout, ces antennes favoriseront la mise en relation entre les évêques locaux et les délégués nationaux de Charis.
D’ailleurs, chaque conférence épiscopale a reçu une lettre du Saint-Siège l’informant du lancement du mouvement. Comme une préparation de l’Église à une nouvelle Pentecôte. Pour les catholiques charismatiques, l’enjeu est de taille et le cardinal Farrell l’a répété : ils doivent entrer en coopération avec “tous les évêques du monde” et tous les membres de l’Église. Et ce, même si ceux-ci ne partagent pas leur forme de prière. Un challenge que seul le Saint-Esprit leur permettra d’accomplir !
Lire aussi :
La louange, prière de communauté
Né sous Paul VI, largement encouragé par Jean Paul II et confirmé par Benoît XVI, le Renouveau charismatique trouve aujourd’hui en François un partenaire de taille. Car si l’éclosion de Charis a été préparée par ses prédécesseurs, le pape argentin en est le véritable créateur.
En 2015, lors du Jubilé d’or et à la surprise générale, il avait lancé un appel pour réfléchir à la création d’un tel service. Et le cardinal Farrell de souffler que le pontife n’avait de cesse de le relancer sur le Renouveau à chaque fois qu’il le rencontrait ! Oui, le pape avait cette idée dans le cœur depuis bien longtemps… Ceux que l’on appelle avec humour les ”dévisseurs d’ampoules” sont désormais appelés à illuminer de leur feu l’Église. A l’Esprit-Saint, rien n’est impossible…
https://fr.aleteia.org/2019/06/08/avec-charis-le-renouveau-charismatique-appele-a-enflammer-leglise/?utm_campaign=NL_fr&utm_source=daily_newsletter&utm_medium=mail&utm_content=NL_fr