Thánh Thần

Chúa Thánh Thần và ơn sức mạnh

Một nhà thần học Mỹ, Cha Michael Hull, đã góp bài tiểu luận này cho buổi thuyết trình video tháng June Thánh Thần học từ Công đồng vatican II cho tới Thời kỳ chúng ta. Đây là buổi thuyết trình video thứ 11 do Bộ Giáo sĩ đỡ đầu. 
 

Ơn Sức mạnh của Chúa Thánh Thần

Cha Michael F. Hull, New York

 
Những ân huệ của Chúa Thánh Thần hoàn thành và hoàn thiện các nhân đức tự nhiên, cách riêng bốn nhân đức trụ (bản lề)không ngoan, công bình, dũng cảm và tiết độ. Vì ân sủng xây dựng trên thiên nhiên và hoàn thiện thiên nhiên, ơn sức mạnh tăng cường nhân đức dũng cảm và như vậy ban cho chúng ta sức mạnh để hành động theo ý muốn của Chúa trong mọi sự. 
 
Sự dũng cảm, nhân đức và ân huệ, tự nó ít được chú ý trong các văn kiện Vatican II, bởi vì vừa là nhân đức vừa là ân huệ, nó được xem là phần cấu thành đối với các nhân đức và ân huệ khác, ví dụ, trong Gaudium et Spes, Nos 62 và 75; Perfectae Caritatis, No. 5; và Apostolicam Actuositatem, No, 17. Ơn Sức mạnh của Chúa Thánh Thần là hiển nhiên trong những lời thánh Phaolô: Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Kitô Giêsu (Phil. 3:14). 
 
Thánh Thomas Aquinas bàn giải rộng rải về sự dũng cảm trong Summa Theologiae: trước hết như một nhân dức luân lý tự nhiên (II-II, q. 123) và thứ đến như một ân huệ của Chúa Thánh Thần (II-II, q. 139). Như là một nhân đức, Thomas theo sát Nicomachean Ethics của Aristotle. Nhưng đăc biệt như một nhân đức trụ, Thomas vượt xa Aristotle khi coi sự dũng cảm như là điều bảo đảm cho sự bền vững chung của tất cả các nhân đức. 
 
Nếu các nhân đức phải là các nhân đức và nếu chúng đáng được chửa trị trong một sự sống luân lý, mổi nhân đức phải hành động với sự vững chắc, điều này chỉ bảo đảm được nhờ nhơn đức dũng cảm. Do đó, sự dũng cảm là nhân đức chính cho các nhân đức thứ phụ là tính quảng đại, vẻ lộng lẩy, tính nhẫn nại và bền đỗ. 
 
Như một ân huệ của Chúa Thánh Thần, Thomas coi sự dũng cảm như là một nhân đức siêu nhiên, theo những đường lối Isaia 11:2. Trước sự kiện phần thưởng sự sống đời đời là cùng đích của mọi việc làm tốt của chúng ta và là sự giải thoát khỏi mọi sợ hải của chúng ta, ơn sức mạnh truyền trong chúng ta một sự tin cậy để trụ lại bất cứ cái gì đối với sự thù địch. 
 
Điều này rõ ràng xây dựng trên, có khi vượt, nhân đừc dũng cảm, bởi vì không phải do quyền phép riêng chúng ta mà chúng ta đạt tới cùng đích của công việc chúng ta hay là tránh những khó khăn tiếp sau khi đạt được nó. Thomas, theo thánh Augustine (De Serm. Dom. in Monte, 1), ghi nhận sự phù hợp giữa ơn sức mạnh và phúc thứ tư: Phúc thay ai khao khát nên người công chính vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng (Mt 5:6). 
 
Nếu đi song song với ơn biết lo liệu của Chúa Thánh Thần, thì ơn sức mạnh là ân sủng nhất quyết theo đuổi sự thánh thiện và thiên đàng. 
 
Trong bài phát biểu Regina Caeli của ngài hôm 14 May 1989, Đức Gioan Phaolô II nhận xét: Có lẽ hôm nay hơn bao giờ nhân đức luân lý dũng cảm cần sự nâng đỡ của ân huệ tương ứng của Chúa Thánh Thần. Ơn sức mạnh là một sự thúc đẩy siêu nhiên ban sức mạnh cho linh hồn, không những trong những dịp bất thường như dịp tử đạo, nhưng cũng trong những khó khăn bình thường: trong sự đấu tranh sống nhất quán với các nguyên lý của mình, trong sự tha thứ những sự sỉ nhục và tấn công bất công, trong sự bền lòng can đảm trong con đường sự thật và công chính, bất chấp sự thiếu hiểu biết và thù địch 
 
Ơn sức mạnh của Chúa Thánh Thần không phá hủy những thăng trầm của sự sống, cũng không trừ tuyệt các cố gắng quỉ dữ. Ngược lại, ơn sức mạnh cho phép chúng ta chia sẻ trong và kiên quyết giữ vững lời thánh Phaolô: Vì vậy tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh (2 Cor 12:10). 
 
Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách