Thánh Thần

 

Ít nhất có hai loại đặc sủng về ‘Nói Tiếng Lạ’:

  1. Loại đặc sủng đầu tiên được nhắc nhở trong 4 câu của sách Công Vụ Tông Đồ 2,4,6,8,11: “Và ai nấy tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho”, và “họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình, và những người đang nói đó là những người Galilêa..” Phép lạ vĩ đại của ngày Lễ Ngũ Tuần này đã không bao giờ xảy ra nữa trong Giáo Hội, phải vậy không? Ngôn ngữ của niềm ‘vui’ thì ai chẳng hiểu. Khi bạn yêu thương một người nào đó, họ sẽ hiểu bạn bất kể bạn nói tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Tầu hay tiếng Nhật. Ngôn ngữ của ‘niềm vui’ ‘yêu thương’ và ‘bình an’ thì ai cũng hiểu, và có thể nói rằng đó là những phép lạ vĩ đại nhất của người Kitô Hữu trong mọi thời đại.
  2. Loại đặc sủng thứ hai: ‘Nói Tiếng Lạ’ là một trong 9 đặc sủng của Chúa Thánh Thần được nhắc nhở 3 lần trong 1Cr 12, 10.28.30, và được giải thích lần nữa trong 1Cr 14,1-33, ở đó đặc sủng ‘nói Tiếng Lạ’ hay ‘Cầu Nguyện Tiếng Lạ’ được nhắc đến 12 lần. Đây là loại đặc sủng để tài bồi cho chính mình. Và 8 đặc sủng khác là để phục vụ, để kiện cường cho Giáo Hội theo 1Cr 12,7.

Lối ‘nói tiếng lạ’ này tiếng Hy lạp gọi là ‘glossolalia’ hay ‘bập bẹ’ như tiếng trẻ thơ, không một ai có thể hiểu được. Bề ngoài xem ra ngược lại với chuyện xảy ra trong ngày Lễ Ngũ Tuần, nhưng thực tế cũng giống nhau, bởi vì đó là thứ tiếng của ‘niềm vui’, ‘yêu thương’, và ‘an bình’ mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được.

Thánh Phaolô nói về các đặc sủng trong Thư Thứ Nhất gửi cho giáo đoàn Corintô trong chương 12 và 14. Nhưng giữa những đoạn trong chương 13, ngài giảng giải về ‘đức mến’ là một đặc sủng quan trọng nhất, một loại ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được, và nếu không có ‘đức mến’ thì tất cả các đặc sủng khác đều vô giá trị.

PHÉP RỬA TRONG THẦN KHÍ

Đây là một vấn đề trọng đại của Ngày Lễ Hiện Xuống, vấn đề này gây tranh cãi, bị rất nhiều hiểu lầm, và không liên can gì tới Bí Tích Rửa Tội cả.

Bí Tích Rửa Tội là sự khởi đầu cho đời sống Kitô Hữu, là cách thức duy nhất để được tái sinh, chỉ được phép làm một lần trong đời và không bao giờ phải lập lại nữa. Đó là công việc của Chúa Thánh Thần. Và trong công việc ấy, theo toàn bộ Kinh Thánh đều liên can đến ‘Nước’.

Trong ngày Lễ Hiện Xuống, không có ‘nước’ mà chỉ có ‘lửa’, sự kiện này có thể được lập lại nhiều lần trong đời.

Lễ Hiện Xuống là sự hoàn thành Lời hứa của Chúa Giêsu trong sách Tông Đồ Công Vụ 1,5 “Các con sẽ được chịu phép rửa trong Thánh Thần trong vài ngày nữa.” Và mười ngày sau các Tông Đồ “được tràn đầy trong Thánh Thần” giữa những hình lưỡi lửa trên đầu từng người, bởi vậy ‘phép rửa trong Thánh Thần’ cũng giống như được ‘tràn trong Thánh Thần’ là vậy.” (Cv 2,4)

Đây là lời hứa của Thánh Gioan Baotixita, “Đức Giêsu sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa” Lc 3,16. Thánh Gioan Tẩy giả là “người đã được tràn đầy Thánh Thần khi còn trong bụng mẹ” (Lc 1,15).

 

Phép rửa trong Thánh Thần hay tràn đầy Thánh Thần là động tác của Chúa Thánh Thần trên bất cứ người nào, trước hoặc sau khi trở thành Kitô Hữu.

- Với các Thánh Tông Đồ thì sự kiện xảy ra sau khi các ngài chịu phép rửa.

- Với Thánh Phaolô thì trước khi ngài được chịu phép rửa, trong Cv 9, ngài đã được tràn đầy Thánh Thần lúc nhìn thấy lại được, và sau đó ngài mới chịu phép rửa (9,17-18).

- Trong Tông Đồ Công Vụ, viên đại đội trưởng Cornelius và toàn bộ gia đình người La Mã, thuộc dân ngoại, đã được tràn đầy Thánh Thần giống như ngày Lễ Hiện Xuống, bởi đó, thánh Phêrô đã không từ chối làm phép rửa (trong nước) cho họ. Như vậy họ đã được rửa tội sau phép rửa trong Chúa Thánh Thần, hay ơn Chúa Thánh Thần đã tuôn đổ xuống cho họ. (Cv 10,44-48. 11,15-18).

- Lẽ tất nhiên, chúng ta đã nói đến việc Thánh Gioan Tẩy Giả đã tràn đầy Thánh Thần, hay đã chịu phép rửa trong Thánh Thần ngay lúc trước khi được sinh ra.

- Trong Tông Đồ Công Vụ, những người Samarita được tràn đầy Thánh Thần sau khi lãnh nhận phép rửa cũng giống như các Thánh Tông Đồ trong ngày Lễ Hiện Xuống và sự việc xảy ra tương tự như vậy đã được mô tả trong Cv 19.

Trong ngày Lễ Hiện Xuống không phải chỉ những Tông Đồ được tràn đầy Thánh Thần, mà còn tất cả 120 người Kitô Hữu đang hiện diện cũng được tràn đầy Thánh Thần hay chịu phép rửa trong Thánh Thần, họ là những người đang hợp ý cùng nhau cầu nguyện. (Cv 1,15; 2,1-4)

Thành ngữ “phép rửa trong nước” hay "phép rửa trong Thánh Thần” được đề cập đến 7 lần trong Tân Ước:

- Qua Thánh Gioan Baotixita, đã đề cập đến 4 lần: Mt 3,11; Mc 1,8; Lc 3,16; Ga 1,33.

- Qua Chúa Giêsu, đề cập trong Cv 1,5.

- Qua Thánh Phêrô, đề cập trong Cv 11,15-17.

- Qua Thánh Phaolồ, đề cập trong 1Cr 12,13...

Ở đây Thánh Phaolô nói rõ ràng về các đặc sủng ‘trong’ Thánh Thần.

Chúa Giêsu và Thánh Phêrô nói về ‘phép rửa trong Thánh Thần’ (nhận được ơn Thánh Thần) như sách Cv 2.

Thánh Gioan Tẩy Giả đã đề cập hai lần về ‘Phép Rửa trong nước” theo (Mt và Mc), và hai lần đền cập đến ‘Phép Rửa trong Thánh Thần’ (Lc và Ga).

Có thể có một giải pháp cho sự hiểu lầm và tranh cãi về các vấn nạn: “Phép Rửa trong nước” là Bí Tích Rửa Tội, và “Phép Rửa trong Thánh Thần” (nhận được ơn Thánh Thần) là sự cảm nghiệm của Lễ Hiện Xuống.

Hỡi các bạn! Lễ Hiện Xuống cho bạn!...’phép rửa trong Chúa Thánh Thần’ cũng cho các bạn!:

LỄ HIỆN XUỐNG, “PHÉP RỬA TRONG THÁNH THẦN” LÀ CỦA BẠN

Đối với những người Công Giáo, Bí Tích Thêm Sức là cảm nghiệm của Lễ Hiện Xuống:

Nhưng đây là một sự việc trọng đại của ngày Lễ Hiện Xuống dành cho bạn và cho tôi: Lễ Hiện Xuống có thể được xảy ra nhiều lần trong đời. Khi có nhiều người cùng với nhau hợp ý cầu nguyện trong tình thương mến thì một Lễ Hiện Xuống Mới với ơn Thánh Thần tuôn trào trên mỗi người để ban thêm đức tin, đức cậy và đức mến….Nói như thánh Gioan: từ ơn này qua ơn khác, hay như Thánh Phaolô nói với các dân thành Rôma: nhờ đức tin để đưa đến đức tin và cũng là từ vinh quang này đến vinh quang khác, khi nói trong thư Thứ Hai gửi tín hữu Corintô vậy (Ga 1,16; Rm 1,17; 2Cr 3,18).

Khi một người cầu nguyện với tâm hồn khiêm nhường thì Chúa Thánh Thần luôn làm tràn đầy trong họ giống như Ngài đã làm tràn đầy trong Đức Đức Maria, và đem vào lòng họ ít nhiều sự nhận biết tuyệt vời vể bản thể Chúa Giêsu Kitô…và đó là lễ Hiện Xuống vậy, là phép rửa hay phép dìm trong Thánh Thần (được đầy ơn Thánh Linh).

Khi Chúa Giêsu ngự trong chúng ta, tức là trong chúng ta có Lễ Hiện Xuống. Khi có tình yêu, hy vọng, đó là Lễ Hiện Xuống. Khi chúng ta cầu nguyện, ca hát, có niềm vui trong Chúa, đó là Lễ Hiện Xuống. Khi ta cho kẻ đói ăn, thăm viếng người bịnh, cho kẻ rách rưới ăn mặc, đó là Lễ Hiện Xuống. Khi ta đem đứa trẻ đi rửa tội, hoặc đem tới thánh đường, đó là Lễ Hiện Xuống. Khi quyền năng bí nhiệm của Chúa Thánh Thần cất khỏi chúng ta nỗi sợ hãi, ích kỷ, đó là Lễ Hiện Xuống. Khi chúng ta rước Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, đó là Lễ Hiện Xuống huy hoàng nhất, là ơn Thánh Linh làm tràn đầy trong chúng ta niềm vui nhất của Ngài.

Tôi không hiểu các bạn thế nào nhưng riêng tôi, tôi cảm thấy được Lễ Hiện Xuống phủ từ đầu xuống tới chân. Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên Vinh Quang của Giáo Hội, Kỷ nguyên chung tận, Kỷ nguyên của Lễ Hiện Xuống, và Chúa Thánh Thần luôn ở cùng chúng ta, như dưỡng khí chúng ta hô hấp, soi sáng cho chúng ta, thanh tẩy chúng ta, thánh hóa chúng ta….

Không có Chúa Thánh Thần thì không ai có thể nói nổi câu: “Chúa Giêsu là Thiên Chúa” (1Cr 12,3). Tôi không hiểu bạn như thế nào, còn về phần tôi, tôi cảm nhận được Lễ Hiện Xuống từ đầu tới chân mình.

Quỳnh Hương - Dịch theo bài Speaking in Tongues