Chinh Phục Tự Do Nội Tại
Tác giả Anselm Grün
Kết luận:
Trưởng thành cá nhân qua những vết thương
Tôi muốn kết luận các suy nghĩ về chủ đề mình tự làm khổ mình, về con đường Kinh Thánh và về huyền nhiệm của tự do bằng câu chuyện trong sách Talmud cha Henri Nouwen kể lại:
Giáo sĩ Lê-vi gặp tiên tri Ê-li-a đang chờ ở lối vào hang động của giáo sĩ Si-man. Ông hỏi tiên tri Ê-li-a:
- “Ông có biết lúc nào Đấng Thiên Sai đến không?”
- Ông Ê-li-a trả lời: “Thì ông lo đi hỏi lấy!
- Ông ấy ở đâu?
- Ông ngồi ở cửa ra vào thành phố.
- Làm sao tôi có thể gặp được?
- Ông ngồi giữa các người nghèo, các người đầy vết thương. Các người nghèo gở hết tất cả vải băng bó trên các vết thương ra, sau đó họ băng lại. Còn ông ta thì ngược lại, lúc nào ông cũng chỉ gở từng miếng băng một rồi ông băng lại liền, ông nói: “Có thể có một người nào đó đang cần đến tôi. Như thế lúc nào tôi cũng phải sẵn sàng, tôi không có quyền để mất một phút nào.”
Trong cuộc sống, dù muốn dù không, lúc nào chúng ta cũng có một chuyện gì đó để đau khổ. Đau khổ là phần cơ bản cuộc sống con người, dù sao thì bức Thư Thứ Nhất của thánh Phê-rô cũng đã nói như vậy. Vấn đề là phải biết chúng ta cần phải đối phó như thế nào với đau khổ từ bên ngoài đưa đến. Làm cho nó đau hơn bằng cách tự mình làm khổ hay cố gắng săn sóc nó, dù nó lay động cuộc sống mình nhưng mình còn khả năng giúp người khác chữa lành được không?
Tất cả những ai ngồi ở cửa thành phố đều bị thương. Cái khác nhau giữa những người bị thương và Đấng Thiên Sai là những người bị thương gở một lượt tất cả các băng vải ra, còn Đấng Thiên Sai thì lúc nào cũng gở từng lớp băng một để có thể đứng dậy khi có người cần đến mình. Những người nghèo luẩn quẩn loanh quanh với vết thương của họ, mở banh vết thương ra rồi từ từ săn sóc chúng. Họ chỉ nghĩ đến họ, đến vết thương của họ. Đấng Thiên Sai gở băng vải của từng vết thương một, ông biết có rất nhiều người đang chờ ông. Bất cứ lúc nào ông cũng có thể để vết thương của ông qua một bên, đứng dậy và đi giúp người khác. Ông có khả năng giữ một khoảng cách giữa vết thương của ông để có thể đi giúp người khác khi họ cần.
Đứng trước câu chuyện nho nhỏ của sách Talmud, chủ đề của thánh Chrysostome, theo đó không ai có thể làm thương tổn mình nếu chính mình không tự làm khổ mình, vẫn còn giá trị. Đúng vậy, câu này không nói rằng cuộc đời không có thương tổn; nhưng đúng hơn nó dạy cho chúng ta biết các vết thương không thể làm hại chúng ta nếu chúng ta không tự làm khổ chúng ta thêm. Tất cả tùy thuộc theo cách chúng ta đối diện với nó. Nếu chúng ta có một cái nhìn sai thì chúng ta làm khổ mình. Ví dụ, cái nhìn sai có thể là: “Các vết thương không thể nào xảy ra. Nếu chúng ta bị thương tổn thì chúng ta phải chữa lành ngay và đừng bao giờ cảm nhận nó nữa. Những vết thương này ngăn không cho tôi sống. Cho đến lúc nào tôi còn đau khổ thì tôi chỉ có thể lo cho tôi mà thôi.”
Thánh Chrysostome không tìm cách giảm tối đa đau khổ của chúng ta. Ông chỉ muốn mời gọi chúng ta nhìn các vết thương này với cái nhìn xây dựng, biến chúng thành lực chữa lành. Chúng ta có một cái nhìn sáng tạo với nó nếu chúng ta giải hòa nó, nếu chúng ta hiểu nó tháp tùng chúng ta suốt đời. Nếu chấp nhận nó thì nó không làm mình tê liệt. Chúng ta không còn than van nó làm khổ mình. Chúng ta không để vết thương ngăn không cho chúng ta có thể đứng dậy khi có tiếng gọi xin giúp đỡ. Nó làm chúng ta nhạy cảm hơn với những người chung quanh. Cũng như Đấng Thiên Sai, chúng ta săn sóc kỹ lưỡng vết thương của mình, lúc đó chúng ta có thể đi băng vết thương người khác và chữa lành cho họ. Chúng ta không than cuộc đời quá khổ nhọc, nhưng vì là người đã bị thương tổn, chúng ta đứng dậy khi có người cần đến chúng ta. Chúng ta đứng dậy cho sự sống, cho nhân loại. Từ người bị thương tổn, chúng ta thành bác sĩ chữa bệnh, thành người cha, người mẹ thiêng liêng. Chúng ta không còn làm khổ mình và tìm trong đức tin một con đường làm cho các vết thương chúng ta trở nên hữu ích.
Theo thành ngữ diễn tả của bà Hildegard de Bingen, các vết thương chúng ta trở nên các hạt ngọc. Chúng ta tiếp tục mang nó nhưng xem nó là món nữ trang quý giá giúp chúng ta kết hiệp d với con người thật của chúng ta, với bản chất thiên tính như thư thứ hai của thánh Phê-rô. Ý thức bản chất thiên tính của chúng ta, ý thức có khoảng không gian ở dưới các vết thương chúng ta, nơi không ai có thể làm thương tổn chúng ta, chúng ta tự do với tất cả hình thứ tự hủy. Nếu chúng ta ứng xứ một cách tự do với các thương tổn, chúng ta sẽ trở nên chín chắn và cảnh giác hơn, như thành giữ thánh Chrysostome dùng. Đau khổ không còn hủ hoại và làm chúng ta thương tổn nữa. nó thuộc về chúng ta như một cái gì rất quý, cho chúng ta thông dự vào đau khổ của Chúa Kitô, làm một với Chúa Giêsu Kitô, nơi Người, các đau khổ chúng ta trở nên nguồn sự sống. trong tình yêu của Chúa Kitô, đau khổ chúng ta trở nên cánh cửa, qua đó chúng ta vào thế giới với một tình yêu cứu độ và giải thoát của Thiên Chúa.
HẾT
--- o0o ---