Công Giáo Khắp Nơi

Trong khi hướng dẫn Giáo Lý Công-giáo cho các dự tòng “trí thức”,các giáo lý viên thường gặp không ít khó khăn, khi đề cập đến SỰ HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA : Không thể đưa ra những lý luận hoặc nhận định võ đoán của một kẻ “đã tin”, hoặc tệ hại hơn nữa, là rất mơ hồ và lệch lạc. 

Pierre Odon giúp chúng ta có một tài liệu khá khoa học và có nền tảng thần học vững vàng, quân bình. BTGH xin giới thiệu để mong nhận được ý kiến và đóng góp. 

ThienChuaHienHuu1. MÂU THUẪN CĂN BẢN CỦA CHỦ NGHĨA VÔ THẦN. 
- Theo cách suy diễn số 1 
- Theo cách suy diễn số 2 

2. NHỮNG HẠN GIỚI CON NGƯỜI 
- Tạo lý thuyết mà không chứng minh 
- Tin mà không thấy 
- Nhận định mà không giải thích. 

Để mở đầu,tôi muốn nói rằng chủ đề đưa ra có thể tiếp cận bằng hai cách khác nhau: 

a) Cách tiếp cận khách quan: Đúng, Thiên Chúa hiện hữu, tôi tin điều đó, tôi biết điều đó, tôi cảm thấy điều đó và tôi kinh nghiệm điều đó. 

Vâng, chúng ta có được một mặc khải từ phía Thiên Chúa: đó là Kinh Thánh, mà tôi tự nuôi dưỡng hằng ngày từ 30 năm qua! 
Với Frossard nhiều người có thể nói: "Thiên Chúa hiện hữu: tôi đã gặp Người !”. 

Không muốn đụng tới sức mạnh của những chứng từ nầy, hãy nhìn nhận rằng những lời tuyên bố như vậy cũng có sự yếu đuối và những giới hạn của chúng. Một số người khác tin những điều khác và kinh nghiệm về những điều khác. 

b) Cách tiếp cận chủ quan: Nếu Thiên Chúa hiện hữu và nếu Kinh Thánh là sự mặc khải cụ thể của tư duy của Người, thì chúng ta phải tìm được những dấu vết và những bằng chứng sự hiện hữu và mặc khải của Người, do mọi người có thể tiếp cận được với chúng. 

Cách tiếp cận khách quan đặt ra cho chúng ta việc phải xem xét hai giả thuyết: hoặc Thiên Chúa hiện hữu hoặc Người không hiện hữu. 

Trong hai trường hợp nầy sẽ có một sự bước đi của đức tin. 

THIÊN CHÚA HIỆN HỮU: Tôi chấp nhận rằng tôi có thể không hiểu và không giải thích được điều đó và rằng tôi chỉ có thể biết Người nếu Người muốn tỏ mình cho tôi. Những vĩ nhân khoa học đã xác tín: Ngài Isaac Newton đã có thể nói: "Cho dù thiếu mọi chứng cứ, thì việc ngón tay cái của tôi quan tâm cũng đủ chứng minh cho tôi sự hiện hữu của Thiên Chúa”. 

Gần đây hơn nữa, Giáo sư Alfred Kastler, Giải Nobel Vật Lý, đã viết: "Ý tưởng rằng thế giới, vũ trụ vật chất tự tạo dựng nên mình đối với tôi là phi lý. Tôi chỉ có thể quan niệm thế giới với một Đấng Tạo Hoá, và đó là một Thiên Chúa. Đối với một nhà vật lý, một nguyên tử thôi đã phức tạp, phong phú hiểu biết đến độ vũ trụ duy vật chất không có ý nghĩa”( "Đức tin Kitô giáo và chủ nghĩa vô thần trong phong trào khoa học đương thời" trg 23). 

THIÊN CHÚA KHÔNG HIỆN HỮU: Tôi bị buộc phải tin rằng tôi hiện hữu một cách tình cờ, nhờ vào một quy trình tiến hoá mà, một cách lạ lùng, đã không phát xuất từ đâu nhưng lại đi tới một kiệt tác, bằng việc vi phạm liên tục các lluật cơ bản về khoa học và hiểu biết đơn thuần. 

Có bao giờ bạn đã nhận thấy rằng các sự vật tự mình cải thiện khi bạn bỏ rơi chúng không? Riêng tôi thì không! 

Đây là chứng từ can đảm của một nhà bác học vô thần đương thời: Jean Rostand. Với tư cách là nhà sinh học và tiến-hoá-học, ông đã kết luận: "Người ta chỉ có thể tin vào tiến hoá, người ta không thể bao giờ cũng tin và tất cả sự khác biệt là giữa những người khôn ngoan biết mình tin và những kẻ liều lĩnh tin rằng mình biết." 

1. MÂU THUẪN CĂN BẢN CỦA CHỦ NGHĨA VÔ THẦN. 

Chúng ta xem xét hai tiên quyết. 

1.1. ĐIỀU TIÊN QUYẾT SỐ 1. 

Moị nhà khoa học khởi đi từ tiên niệm rằng vũ trụ và thiên nhiên có liên quan chặt chẽ với nhau và được điều khiển bởi những luật mà người ta có thể khám phá. Hơn thế nữa,họ biết rằng sự khám phá một luật, sẽ dẫn họ một cách không thể sai lầm tới sự khám phá những luật khác. Nếu tất cả đã đều hổn loạn, thì một cuộc tìm kiếm như thế sẽ chẳng thể có tồn tại và điều đó bởi 2 lý do: 

- bởi vì con người - tự nó không có lý trí,không mạch lạc và vô tổ chức – sẽ chẳng khi nào tự đặt câu hỏi nào và sẽ chẳng đòi hỏi một giải thích nào : trong một tình huống như thế, thì sự nghiên cứu khoa học không thể hiện hữu. 

- Bởi vì,dù sao đi nữa, cũng chẳng có gì để khám phá (nếu không phải là sự thiếu vắng các luật và sự nhận định của sự quá khích, của trò may rủi và của sự hỗn loạn). 

Thế nhưng các luật lệ hiện hữu và mọi luật đều hàm ý một người làm ra luật, một việc thực hiện kỳ diệu đến độ thế giới đòi hỏi một trí khôn và một ý hướng; một sự gắn kết tri thức muốn rằng những ai tìm cách khám phá các luật, cũng phải sẵn sàng tìm kiếm Đấng đã thiết lập các luật đó. 


1.2. ĐIỀU TIÊN QUYẾT SỐ 2. 

Những người vô thần – như tên của họ chỉ cho thấy – khởi đi từ điều tiên quyết vô lý trí rằng Thiên Chúa không hiện hữu. 

Những kẻ khác, ít cả quyết tuyệt đối hơn, nói họ giới hạn những nghiên cứu của họ trong phạm vi vật lý, không muốn đi sâu vào “siêu hình” (= điều theo sau các câu hỏi vật lý). 

Jean Rostand (đã nêu tên) giải thích niềm tin của ông vào sự tiến hoá bằng sự kiện là ông đã nói “không với Thiên Chúa” và ông xưng thú ngay sau đó sự bối rối nội tâm đối diện với sự ném bỏ nầy: "Tôi là một người bị ám ảnh, ta hãy nói từ nầy, BỊ ÁM ẢNH, nếu không bởi Thiên Chúa, chí ít cũng bởi kẻ-Không-Chúa. Vâng, đúng vậy!”. 

Một sự ngay thẳng dường ấy thật hiếm có và cần thiết phải nhấn mạnh. Từ chối ngay cả giả thuyết về một năng lực tạo dựng, nằm ở ngoài và cao hơn con người, những vĩ nhân khoa học vô thần lớn nhất bị hạn chế đến mức dọ dẫm bằng cách đề nghị những lý thuyết thường làm cho họ vẫn đói khát. Một trong họ diễn tả như sau: "Chủ nghĩa duy vật đáng buồn, cái chủ nghĩa duy vật chỉ biết đổ lỗi cho sự tình cờ, không thể tiên liệu trước đó, không thể bào chữa sau đó, cách thức lịch sử thế giới diễn ra” (Giáo sư Kahane, nhà duy vật và duy lý chủ nghĩa). 

Hai lời xưng thú chân thành nầy cho thấy rằng chủ nghĩa vô thần không phải là tự nhiên. Nó là một sự lựa chọn cố tình; hơn thế nữa, nó là một sự bác bỏ cố tình, là một sự đối nghịch với tư suy có sẵn một cách tự nhiên trong mọi con người: tư duy về vĩnh cửu, tư duy về một Thiên Chúa Đấng Tạo Hoá. 

Hãy đem một em bé đi thăm phòng trưng bày tranh: em sẽ hỏi bạn một cách tự nhiên: Ai đã vẽ bức tranh nầy? Và bạn sẽ trả lời : đó là một hoạ sĩ. Hãy đem nó đi thăm một phòng trưng bày xe hơi và đứa trẻ sẽ hỏi bạn “nhãn mác” của chiếc xe nầy hoặc chiéc xe kia.Bạn sẽ trả lời cho nó rằng đó là chiếc Ferrari (hiểu ngầm: chiếc xe được các kỹ sư nghiên cứu của hãng Ferrari hình thành). Hãy đem nó đi thăm một bảo tàng lịch sử tự nhiên và đứa trẻ sẽ hỏi bạn cũng cách ấy:”Ai đã làm tất cả những điều đó?”. Bạn sẽ trả lời :” Điều đó tự làm ra một mình,theo giòng thời gian”… 

Một ai đó đã nói:”chủ nghĩa vô thần là sự xuyên tạc lý trí”; Kinh Thánh nói:”tự cho mình là khôn ngoan,họ trở thành điên rồ”. Theo lời tiên tri của Daniel,cách nay đã 26 thế kỷ – sự hiểu biết phải tăng thêm ở ngày tận thế” (Dnl 12,4)… 

Nhưng nhiều nhà bác học thật sự làm cho chúng ta nghĩ đến những người bị mù quáng đang leo lên một cầu thang phía ngược: họ trèo từng bậc một với một tính ưa gây gỗ khiến phải kính trọng,nhưng không vì thế mà đến gần đích được: "Càng khám phá ra các sự vật, họ càng khám phá ra những sự vật phải khám phá”. Ốc đảo xa vời không chỉ là một ảo giác: nó rời xa cũng mau chóng như người ta đến gần nó”. 

Đã 3.000 năm, vị vua khôn ngoan Salomon nói về loại nghiên cứu nầy: “Tôi đã đem hết tâm hồn để tìm kiếm và thăm dò bằng sự khôn ngoan tất cả những gì xảy ra dưới bầu trời: đó là một sự chiếm ngự vô ơn mà Thiên Chúa đã ban cho con cái loài người,để chúng vất vả ở đó”(Kn 1,13). 

Rất nhiều người lương thiện đã vất vả mệt nhọc ở đó. Vậy tại sao họ đã không muốn, với tư cách là những nhà khoa học thực thụ, xem xét mọi giả thuyết để khám phá ra Chân Lý? Sự nghiên cứu của họ sẽ đã chẳng phải chịu điều ấy, trái lại là khác; Lại nữa điều có ý nghĩa là qua các thế kỷ, các khám phá lớn lao nhất đều do những kẻ có niềm tin thực hiện. 

Kinh Thánh nói: ”Kẻ mất trí nói trong tâm hồn mình,không hề có Thiên Chúa” (Tv 14,1). Và như thế sự khẳng định nhưng không về sự không hiện hữu của Thiên Chúa tỏ ra như một sự thất bại của con người chối bỏ nguồn gốc của mình, ngay nếu trong những địa hạt khác thường tỏ ra một trí thông minh sáng chói, chứng từ gián tiếp nhưng thú vị về những khả năng mà Thiên Chúa đã ban cho con người đưộc “dựng nên giống như Người”.

2. NHỮNG GIỚI HẠN CỦA CON NGƯỜI. 

Gạt bỏ ý tưởng ngay cả về Thiên Chúa,con người không thể biết và hiểu lịch sử thế giới và lịch sử của chính nó; sự liều lĩnh sẽ trở thành lớn lao khi kể về những câu chuyện, có lô-gic, hay ho nhưng giả dối. 

Không muốn đụng chạm tới sự nổi tiếng hoặc giá trị của các tác giả nỗi danh thế giới, tôi chỉ muốn có vài nhận xét về cuốn sách có tựa đề “Lịch sử thế giới đẹp nhất. Các bí mật của nguồn gốc chúng ta”(Nhà xuất bản Seuil 1995). 

Đây là những gì người ta có thể đọc ở bìa 4 :” Chúng ta đến từ đâu? Chúng ta là gì? Tại sao chúng ta lại ở đó? Đó là những câu hỏi duy nhất đáng được đặt ra. Cho tới nay, chỉ có tôn giáo và triết học trả lời những câu hỏi ấy. Ngày nay, khoa học, cả nó nữa, cũng đưa ra ý kiến: nó tái dựng lịch sử thế giới. Đó là chính sự tiến hoá từ 15 tỷ năm thúc đẩy vật chất tự tổ chức, từ Vụ Nổ Big Bang tới trí khôn. Chúng ta xuống từ những con khỉ, những vi khuẩn, những dãy ngân hà. Và cơ thể chúng ta gồm những phần tử nhỏ xuất phát từ đêm đen thời gian. Đây là trình thuật đầu tiên đầy đủ về cội nguồn của chúng ta, dưới ánh sáng những hiểu biết hiện đại nhất: vũ trụ, sự sống, con người… Ba hành vi của cùng một thiên sử thi được kể lại trong một cuộc đối thoại không có thuật ngữ chuyên môn. Đã có những gì trước đó? Làm thế nào sự sống sinh ra từ cái vô tri vô giác? Sự tiến hoá nầy sẽ còn tiếp diễn chăng? Nó có tương hợp với đức tin không” Đó chắc chắn là câu chuyện hay nhất được dâng tặng cho ta ở đây. Bởi vì đó chính là câu chuyện của chúng ta”. 

( Tôi rất thích câu hai nghĩa cuối cùng nầy. Người ta cũng có thể hiểu nó theo cách nầy:”đây hẳn là câu chuyện đẹp nhất dâng tặng cho ta ở đây, bởi vì CHÍNH CHÚNG TA Đà CHẾ RA NÓ…”). 

- Hubert Reeves, nhà thiên văn học, giảng dạy vũ-trụ-học ở Montreal và Paris. 

- Joel de Rosney,nguyên giám đốc Viện Pasteur,hiện là giám đốc Thành Phố Khoa Học. 

- Yves Coppens,giáo sư Trường Collège de France,đồng khám phá Lucy… 

- Dominique Simonnet,phó tổng biên tập tờ Express… 

Những giới hạn của các các nhà khoa học vĩ đại nhất hiện ra một cách hiển nhiên trong chính các tuyên bố của họ. 

2.1. TẠO GIẢ THIẾT MÀ KHÔNG CHỨNG MINH. 

Mặc dầu cái tựa đề thông báo một cách thiếu chính xác “những bằng chứng của Vụ Nổ Big bang”, bản văn trình bày nó như một lý thuyết khoa học (trg 31 và 39), vì vậy như là một giả thuyết làm việc đơn thuần. Hãy ghi nhận rằng khái niệm “bắt đầu” vốn bị loại bỏ từ lâu, ngày nay lại được chấp nhận một cách tổng thể bởi cộng đoàn khoa học. Như vậy, sau nhiều ngàn năm quanh co thoái thác, các nhà khoa học quay lại điều mà Kinh Thánh tuyên bố đơn sơ cách nay 3.500 năm trong quyển đầu tiên của Kinh Thánh, trong chương đầu tiên, trong hàng chữ đầu tiên và trong từ đầu tiên BÉRÉCHIT = “Từ khởi thủy”Thiên Chúa đã tạo dựng trời và đất”. 

2.2. TIN MÀ KHÔNG THẤY. 

Cuốn sách được giới thiệu, một cách khá sư phạm, dưới hình thức hỏi-đáp. Phóng viên đặt câu hỏi và các nhà khoa học trả lời: 

H : Làm sao người ta có thể mô tả vụ Big Bang nếu người ta không thể nhìn thấy nó? 

T : Người ta nhìn thấy rất nhiều các biểu hiện của vụ nổ…(trg 31). 

Điều ấy làm tôi đặt 2 câu hỏi: 

Tại sao có nhiều người bác bỏ ý tưởng về Thiên Chúa như vậy khi nói “tôi chỉ tin điều tôi nhìn thấy”, trong khi những nhà khoa học vĩ đại nhất của cuối thế kỷ XX lại tin những điều họ không nhìn thấy, nhưng họ có thể kiểm chứng các biểu hiện của chúng? 

Tại sao những kẻ tin vào Thiên Chúa lại phải chấp nhận trong lãnh vực khoa học, điều mà một số nhà khoa học nói rằng họ không thể chấp nhận trong lãnh vực đức tin? Đức tin trong lãnh vực đức tin là lô-gíc; đức tin trong lãnh vực khoa học là phi lô-gic. 

2.3 NHẬN ĐỊNH MÀ KHÔNG GIẢI THÍCH. 

H. Tại sao vũ trụ đã không ở tình trạng nhão? (Hãy nhớ rằng Kinh Thánh nói về sự hổn mang). Điều gì đã kích thích vũ trụ tự tổ chức? (trg 39) 

T. Đó là 4 lực vật lý: 
- Lực nguyên tử 
- Lực từ tính 
- Trọng lực 
- Lực yếu 

Điều thú vị là các nhà khoa học tìm cách “thống nhất các lực nầy” (trg 44), hiện tại chúng được gom lại trong một “tam thể”đáng ngạc nhiên: 

- Lực nguyên tử 
- Trọng lực 
- Lực từ tính yếu (gồm những lực yếu và từ tính) 

H. Nhưng các LỰC nỗi tiếng nầy, chúng đến từ đâu vậy? (trg 40) 
T. Câu hỏi quá rộng, giới hạn của siêu hình… 

Tại sao có các lực ? 

Tại sao các lực lại có hình thức toán học mà chúng ta biết về chúng? Chúng ta biết rằng các lực nầy ở đâu cũng như thế, nơi đây hoặc ở tận cùng vũ trụ, và chúng không thay đổi một chấm phẩy nào kể từ vụ nổ Big Bang… 

H. Làm sao có thể giải thích rằng các lực bất biến ở mức nầy? (trg 41). 
T. Trên những bia đá nào, như những bia đá của Môisen, hiện hữu các luật nầy? 

Chúng có xếp “bên trên” vũ trụ, trong thế giới của các ý tưởng mà những môn đệ Platon ưa thích? 

Các câu hỏi nầy không mới mẻ; người ta bàn cãi về chúng từ 2.500 năm nay. Các tiến bộ của môn vật lý học thiên thể đã đặt lại cuộc tranh luận triết học nầy mà chẳng goúp ta giải quyết được gì hơn. Tất cả những gì chúng ta có thể nói, đó là, trái ngược với vũ trụ không ngừng đổi thay, các luật vậy lý nầy, phần chúng, không thay đổi, trong không gian và trong thời gian. 

Trong khuôn khổ lý thuyết Vụ Nổ Big Bang, các luật vật lý nầy đã chỉ huy sự khởi thảo phức tạp. Hơn nữa, những đặc tính của các luật nầy còn gây ngạc nhiên hơn : các hình thức đại số và các giá trị con số của chúng dường như được điều chỉnh đặc biệt chính xác. 

H. Chúng được "điểu chỉnh” bằng cách nào” (trg 42)? 

T. Những mô phỏng toán học của chúng ta chứng minh điều đó: nếu chúng đã khác biệt rất nhẹ nhàng mà thôi, thì vũ trụ đã chẳng bao giờ thoát khỏi sự hổn mang thuở ban đầu. Không một cấu trúc phức tạp nào có thể hiện ra. Ngay cả một phân tử đường cũng không nốt. 

Một nhà vật lý thiên thể khác, NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT, GS TRỊNH XUÂN THUẬN, thuộc Đại Học Virginia, được cả thế giới công nhận là nhà vật lý “nguyên giòng”, ngay giữa một công-trình khoa học (GIAI ĐIỆU BÍ MẬT) đã dành cho mình một chương để biện hộ về…SỰ HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA. Và nói rằng vũ trụ có một chương trình, một chương trình được đặt ra và được chính Thiên Chúa điều hành, bằng nhận định rằng “sự điều hành ban đầu quả thật với một trình độ điêu luyện đến nghẹt thở: người ta có thể so sánh nó với sự khéo léo của một cung thủ thành công trong việc bắn mũi tên trúng vào tâm bia mỗi cạnh 1 centimét,đứng cách 15 tỷ năm ánh sáng..” (một năm ánh sáng #10.000 tỷ cây số. TLL) 

KẾT LUẬN. 

Ở vào điểm những hiểu biết hiện nay, chúng tôi chỉ muốn ghi nhận rằng rất nhiều nhà khoa học có niềm tin hoặc không tin đều nhất trí với điều mà Kinh Thánh đã nói từ nhiều thiên niên kỷ đã qua, biết rằng: 

- có một khởi thủy 

- có thể chấp nhận tin những điều người ta không nhìn thấy trong mức độ chúng ta nhìn thấy những biểu hiện của chúng. 

- Con người bị hạn chế và không thể giải thích moị sự. 

- Có một “tam thể các lực” nằm ngoài con người khác biệt, ở bên kia con người và tạo vật,hiện diện khắp nơi, hoàn chỉnh, bất biến. 

Nhận biết “Lực”nầy đã chủ trì ngay từ nguồn gốc thế giới, phải chăng - đây không hề là trò chơi chữ- là công nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và quyền năng của người trong việc tạo dựng? 

Phải, hãy ngẫm những lời tiên tri: 
"Hãy ngước mắt lên cao và hãy nhìn xem! 
Ai đã tạo dựng nên những điều nầy, làm cho ra hằng hà sa số? 
Vị ấy đã goị tất cả chúng bằng tên. Bằng sự cao cả của quyền năng Người và bằng sức mạnh quyền uy của Người, không thiếu sót bất cứ vật gì. 

"Không ai giống như Người, hỡi Đấng Vĩnh Hằng! Ngài cao cả và Ngài uy dũng… Chính Người đã dựng nên trái đất bằng quyền năng Người, đã thiết lập thế giới bằng sự khôn ngoan và bằng thượng trí, đã trải rộng bầu trời” (Gr 10,6 – 12) 

PIERRE ODON.