Lược trích bài phỏng vấn với Ông Matteo Calisi thuộc “Hội Huynh Đệ Công Giáo”
BARI, Italy, OCT. 27, 2004 (Zenit.org).- Một trong những cách biểu hiện của Hội Cầu Nguyện Thánh Linh (Charismatic Renewal) trong Hội Thánh chính là Hội Huynh Đệ Công Giáo trực thuộc các Đoàn Thể có Tính Cách Thần Ân (Charismatic Covenant Communities and Fellowships).
Thì đây chính là một tổ chức quốc tế trực thuộc phủ giáo hoàng, hội này quy tụ hơn 50 nhóm hội đoàn trên khắp cả thế giới, gồm cả Cộng Đoàn của Các Chân Phước và Cộng Đoàn Chúa Giêsu tại Bari.
Vào buổi chiều hội nghị của Hội vốn được kéo dài từ ngày 29 tháng 10 đến 1 tháng 11 vừa qua tại Fiuggi, chủ tịch của Hội là Ông Matteo Calisi, một cộng tác viên cho Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Giáo Dân, đã giải thích qua bài phỏng vấn với hảng tin Zenit về sự mới lạ mà tính đặc sủng (charismatics) đã hiện diện nơi Giáo Hội và khắp cả thế giới.
Hỏi (H): Thưa Ông, Hội Huynh Đệ Công Giáo (Catholic Fraternity) chính là Hội gì và đâu là sứ vụ của Hội trong Hội Thánh?
Ông Calisi (T): Thưa, Hội Huynh Đệ Công Giáo chính là một tổ chức quốc tế đầu tiên có trụ sở tại Bari và đã được thiết lập nên bởi Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Giáo Dân, vốn được tổ chức thành những cộng đoàn chính có tính chất lịch sử của Hội Cầu Nguyện Thánh Linh Công Giáo.
Với sự nhìn nhận của Đức Giáo Hoàng vào ngày 30 tháng 11 năm 1990, Hội Huynh Đệ Công Giáo được thành lập theo giáo luật như là một tổ chức tư quốc tế thuộc về quyền giáo hoàng của mọi tín hữu trong Giáo Hội Công Giáo, với tư cách pháp lý dựa theo giáo luật.
Trong sắc lệnh nhìn nhận của Hội, Tòa Thánh biểu lộ niềm hy vọng rằng Hội Huynh Đệ Công Giáo sẽ đóng phần của mình vào việc củng cố việc biểu hiện tính chất Công Giáo của Phong Trào Đặc Sủng. Chính vì thề, mà Hội Huynh Đệ Công Giáo không có chức năng để cai quản hay chịu trách nhiệm về ph1p lý đối với các cộng đoàn thành viên. Hội chỉ có nghĩa vụ về luân lý và tâm linh mà thôi, cụ thể đó là ủng hộ và khuyến khích sự phát triển của các cộng đoàn thành viên trong những chiều kích của giáo luật và Công Giáo.
Chính vì thế, mỗi một cộng đoàn phải giữ gìn một bản thể riêng, có cách điều hành riêng, và được thành lập ra trong nội bộ của Giáo Hội, nhưng cũng đồng thời cộng đoàn đó còn có thể là thành viên của một liên đoàn quốc tế thuộc về quyền giáo hoàng của mọi tín hữu.
Khi diễn đạt tại rất nhiều cuộc họp quốc tế của Hội Huynh Đệ Kitô Giáo, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị luôn nhấn mạnh đến vai trò nền tảng của Hội Huynh Đệ Kitô Giáo trong Hội Cầu Nguyện Thánh Linh Công Giáo rằng: “Bên trong Hội Cầu Nguyện Thánh Linh, Hội Huynh Đệ Công Giáo có một sứ vụ cụ thể, được nhìn nhận bởi Tòa Thánh. Thì một trong những mục tiêu đã được đề ra trong Luật chính là bảo vệ bản thể Công Giáo (Catholic identity) trong các cộng đoàn đặc sủng và khuyến khích các cộng đoàn ấy duy trì mối quan hệ mật thiết, gắn bó với các Đức Giám Mục và với vị Giám Mục của Rôma... để giúp mọi người biết ý thức được mình là một thành viên trong Hội Thánh.”
(H): Thưa Ông, Hội Cầu Nguyện Thánh Linh đã được lan rộng ra khắp cả thế giới, bao gồm khoản hơn 120 triệu người Công Giáo. Thì cảm nghiệm về Chúa Thánh Thần lúc này là như thế nào, thưa Ông?
(T): Thưa, Hội Cầu Nguyện Thánh Linh không phải ngụ trú trong những ngôi đền bằng đá tảng, mà trên tất cả, chính là từ trong con tim của mọi tín hữu, để qua đó, các tín hữu biết đổ tràn thần khí của Chúa Thánh Thần cùng với tất cả những món quà ân sủng mà họ đã lãnh nhận được ra cho tất cả mọi người, qua sự biểu hiện của tình yêu, vì vốn dĩ, đó là một trong những món quà quan trọng nhất, như là Thánh Phaolô đã từng nói.
Đối với thế giới tân kỳ ngày nay, một thế giới vốn coi Thiên Chúa đã chết mất rồi và đang phải kinh qua một tiến trình bị thối rữa hóa, mà chúng ta gọi là “chủ nghĩa hóa trần tục,” thì Hội Đặc Sủng muốn tuyên bố rằng Thiên Chúa đã và đang còn sống, và những tín hữu của Ngài vẫn còn đang sống, vẫn còn trú ẩn và vẫn còn được Ngài tác động một cách diệu kỳ thông qua Chúa Thánh Linh. Để qua mỗi ngày, chúng tôi đều nhận được một sự cảm nghiệm mới được canh tân bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, tác động qua mỗi người tín hữu, mà chúng ta thường gọi là “Được Thanh Tẩy bởi Chúa Thánh Thần” và qua lời nguyện cầu thánh ân.
Hội Cầu Nguyện Thánh Linh chính là một lời chứng hùng hồn, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng xác nhận trong rất nhiều trường hợp, về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong mỗi trái tim của mọi người tín hữu, vì họ chính là thánh thất của Chúa Thánh Thần.
Cầu nguyện thánh ân không mang lại “những chi tiết tiểu thuyết,” mà tự bản thân nó chính là những sự mới lạ bởi vì chúng giúp cho Giáo Hội tái khám phá lại, qua việc cảm nhận một cách rõ ràng hơn về hành động quyền năng của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của mỗi một người tín hữu và của Giáo Hội, sự diệu kỳ của hồng ân và đoàn sủng được trao ban cho mỗi người và cho tất cả mọi người để cùng nhau dựng xây nên một cộng đồng của những người có niềm tin để Giáo Hội, như là vị Hiền Thê của Chúa Kitô, sẽ luôn trở nên tươi đẹp hơn và xứng đang hơn, với vị Hiền Huynh, là chính Thiên Chúa, Chúa của Hội Thánh.
Chính là qua những ơn huệ, và nhờ những ân huệ đó, vốn có sự ảnh hưởng tại tất cả những ngôi giáo đường Kitô giáo trong lịch sử-người Công Giáo, Tin Lành Giáo và Chính Thống Giáo, vốn gồm có khoảng hơn 600 triệu người Kitô giáo trên khắp cả thế giới, và khoảng 120 triệu người trong số đó là những người Công Giáo. Thì đây chính là một phong trào phổ quát trong lịch sử của Kitô giáo, nhưng rũi thay, lại có rất ít các nhà chuyên môn nghiên cứu về lãnh vực này!
Hội Cầu Nguyện Thánh Ân được lan rộng ra tới tất cả mọi địa hạt trong Giáo Hội và thế giới, với nhiều cách biểu hiện và hình thức khác nhau theo tính cách tông đồ như những nhóm cầu nguyện, những cộng đoàn giao ước (covenant), những cộng đoàn sống gồm những giáo dân hay giới tu sĩ triều cũng như dòng, các cộng đoàn và hiệp hội phúc âm, các cộng đoàn dòng tu và tu viện, các trường đại học, vân vân. Thì sự biểu hiện đa dạng của Hội Cầu Nguyện Thánh Ân lại chính là sự phong phú cho Giáo Hội Công Giáo. Chính vì thế, Hội không tồn tại giống như một cấu trúc quyền bính, như đã có nhiều người nghĩ, mà mỗi một cộng đoàn đặc sủng có cách đóng góp riêng và duy nhất để cùng dựng xây về một Giáo Hội của Chúa Kitô. Mỗi một cộng đoàn đặc sủng đều sẽ chia trong chính cộng đoàn của mình những hồng ân cụ thể của Hội Cầu Nguyện Thánh Ân, chẳng hạn như qua việc được thanh tẩy trong Chúa Thánh Thần và qua cách trao ban lại những hồng ân đã lãnh nhận, để cùng duy trì sự gắn bó bằng hữu và đôi khi cùng cộng tác với những người người.
Mỗi một cộng đoàn đặc sủng trong Hội Cầu Nguyện Thánh Ân đều hoạt động dựa theo quyền và sự tự do của hội đó như đã được quy định rõ bởi nhà lập pháp của Giáo Hội, và trực thuộc dưới quyền của vị Giám Mục điạ phương hay Tòa Thánh theo như luật định.
(H): Thưa Ông, đâu chính là những mục tiêu của các hội nghị quốc tế mà Hội Huynh Đệ Công Giáo đã giúp cổ võ? Thì ai tham gia vào những hoạt động này?
(T): Thưa, mục đích của Hội Nghị Quốc Tế lần thứ 11 của Hội Huynh Đệ Công Giáo là sẽ trở thành chứng nhân qua việc “Hiệp Thông cùng với Sứ Vụ Trong Thiên Niên Kỷ Thứ 3” trong tinh thần giáo huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị và để củng cố những mối liên kết về mục vụ cũng như thiêng liêng với Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Về Giáo Dân, vì lẽ, Hội Đồng ấy chịu trách nhiệm về vấn đề tông đồ giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo.
Hơn 1,000 đại diện và những người điều phối chính của các cộng đoàn thành viên thuộc Hội Huynh Đệ Công Giáo từ khắp các lục địa đến tham dự hội nghị, cùng với các Đức Giám Mục và những vị Hồng Y đến từ nước Ba Tây, Pháp Quốc, Mêhicô, Ý Quốc, thành phố Vaticăn và nước Albany.
(H): Thưa Ông, ngày hôm nay, người giáo dân có thể đóng góp được điều gì qua việc “Hiệp Thông cùng với Sứ Vụ Trong Thiên Niên Kỷ Thứ 3” (Communion and Mission In The Third Millennium)?
(T): Thưa, chính nhờ vào sự lan rộng quốc tế của Hội Huynh Đệ Công Giáo, mà rất nhiều cộng đoàn đặc sủng khác nhau đã đến để trao đổi thông tin với những cộng đoàn thuộc các nền văn hóa và vị trí địa lý khác nhau, để cùng nhau giúp cổ võ và gìn giữ những bản thể riêng. Họ đều lãnh nhận những thách đố chung trong thiên niên kỷ thứ 3, như là việc Tái Rao Giảng Phúc Âm, sự hiệp nhất, việc đào tạo tâm linh và học thuyết, việc đào tạo đời sống tu trì và đời sống mục vụ linh mục, vân vân.
Thì điều này đã được sự ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện dễ dàng bởi sự nhìn nhận theo pháp định được phê chuẩn của Tòa Thánh, để qua đó chính Giáo Hội cũng đã thúc đẩy sự trao đổi giữa các cá nhân và các cộng đoàn của nhiều nền văn hóa khác nhau. Bản chất quốc tế của Hội Huynh Đệ Công Giáo nhắc nhở đến một sự cấp bách mà mỗi cộng đoàn đặc sủng, thông qua việc cam kết với các giáo hội địa phương như các giáo xứ và giáo phận-để hoàn toàn vâng phục và hiệp thông với các Đức Giám Mục địa phương, cũng như sống hiệp kết với sứ vụ hoàn vũ của Giáo Hội Công Giáo thông qua sự hiệp thông với Người Kế Vị Thánh Phêrô.
Và hơn thế, không chỉ có ít cộng đoàn đặc sủng thuộc Hội Huynh Đệ Công Giáo đã có những chương trình rao giảng phúc âm và việc đào tạo các nhà thừa sai, không thôi đâu.
BARI, Italy, OCT. 28, 2004 (Zenit.org).- Việc hiệp thông với Giáo Hội sẽ giúp làm hài hòa tính ân sủng của các phong trào mới trong Giáo Hội, đó là lời nhận xét của nhân vật cao cấp thuộc Hội Cầu Nguyện Thánh Linh
(Chú Thích: Hội Cầu Nguyện Thánh Linh hay còn gọi là phong trào linh ân, tức một loại hình cùng nhau cầu nguyện xuất phát từ Mỹ vào thế kỷ thứ 20. Hội xin ơn rửa tội bằng Thánh Linh, hoặc ngay cả việc nói ra những ngôn ngữ lạ - Người Dịch).
Ông Matteo Calisi, chủ tịch của Hội Huynh Đệ Công Giáo (Catholic Fraternity) đã chia sẽ rất chi tiết với hãng tin Zenit về hiện tượng đặc sủng này.
Hỏi (H): Thưa Ông, phong trào hiệp thông với Giáo Hội chính là một nhu cầu hay là một thực tiễn? Từ kinh nghiệm của riêng Ông, làm cách nào mà việc thông hiệp thiêng liêng được phổ biến và thi hành giữa các phong trào và những cộng đoàn mới trong Giáo Hội?
Ông Calisi (T): Thưa, Hội Cầu Nguyện Thánh Linh Công Giáo (Catholic Charismatic Renewal) đã cộng tác trong rất nhiều năm dài với những phong trào khác về hiệp thông giáo hội (ecclesial movements) và những cộng đoàn mới. Kể từ lúc bắt đầu vào những năm của thập niên 80, Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Về Giáo Dân đã tổ chức ra những cuộc hội thảo chuyên đề cùng với các phong trào khác về hiệp thông giáo hội và những cộng đoàn mới.
Rồi sau đó, kể từ năm 1966, định kỳ hội có triệu tập một nhóm đặc biệt (ad hoc) gồm sáu hay bảy sáng lập viên và những lãnh đạo của các phong trào hiệp thông thực tiển với giáo hội. Riêng cá nhân tôi, tôi rất lấy làm vui mừng và vinh dự được đại diện cho Hội Cầu Nguyện Thánh Linh Quốc Tế trong những năm trước và cho đến mãi bây giờ, trước tiên với tư cách là phó chủ tịch của Hội Cầu Nguyện Thánh Linh Quốc Tế, và giờ đây với tư cách là chủ tịch của Hội Huynh Đệ Công Giáo.
Vào lúc khởi đầu những cuộc họp được tổ chức ra dựa trên khuôn khổ của kiến thức và sự kính trọng, thế nhưng liền ngay sau đó, chúng tôi cùng hợp tác với nhau. Một trong những diễn biến đầu tiên cho thấy sự hợp tác và thông hiệp của chúng tôi chính là việc tổ chức ra cuộc thắp nến nhân Ngày Lễ Ngũ Tuần vào năm 1998, khi hơn 500,000 thành viên và những người có cảm tình với các cộng đoàn và phong trào mới được triệu tập về quảng trường Thánh Phaolô bên cạnh Đức Thánh Cha, Gioan Phaolô Đệ Nhị. Vào dịp đó, Đức Thánh Cha đã bày tỏ với những người hiện diện những lời nhắn an ủi, khuyến khích, hổ trợ, động viên và sự ghi ơn của Ngài. Rồi sau đó, cũng đã có rất nhiều dịp khác để tất cả cùng nhau thông hiệp, đặc biệt là suốt Năm Toàn Xá 2000. Và dĩ nhiên, việc thông hiệp đó vẫn còn đang được tiếp diễn cho mãi tới hôm nay, và bằng chứng cho sự hiệp thông đó chính là một vài vị trong số những sáng lập viên của các phong trào chính hiệp thông với giáo hội sẽ cùng tham dự Hội Nghị Quốc Tế lần thứ 11 tại Fiuggi, chủ yếu là để cùng nhấn mạnh đến ý chí và sự quyết tâm trong việc hiệp thông với sứ vụ của Hội Thánh.
(H): Thưa Ông, làm thế nào mà Hội Cầu Nguyện Thánh Ân hợp tác với những hội thực tiển khác của Giáo Hội Công Giáo?
(T): Thưa, chính là có một sự quan hệ về hiệp thông theo lẽ tự nhiên, vì suy cho cùng, Chúa Thánh Linh đang hoạt động trong mỗi một ân sủng, cũng giống với những gì mà Ngài đã tác động trong các giáo xứ và những phong trào khác. Rất nhiều hồng ân đặc sủng được lãnh nhận là để trợ giúp Giáo Hội về mặt thiêng liêng nói một cách tổng quát trong những nhiệm vụ rao giảng canh tân của Giáo Hội và để trở thành một chứng nhân Kitô giáo cho tất cả mọi người. Liên quan đến sự thông hiệp và sứ vụ, thánh ân sống động trong từng người và mong muốn người ấy phải sống trong tinh thần phục vụ với giáo hội. Chính sự hiệp thông với giáo hội, đã giúp làm hài hòa những ân sủng ấy và hướng những ân sủng đó để phục vụ cho Giáo Hội và Dân Của Thiên Chúa..
(H): Thưa Ông, vào đầu thiên niên kỷ thứ ba, liệu các phong trào có xuất hiện giống như lực lượng rao giảng tin mừng trong bối cảnh về sứ vụ của Giáo Hội chăng?
(T): Thưa, sự trần tục hóa đang có khuynh hướng loại bỏ ơn gọi siêu nhiên của nhân loại con người và làm cho con người bị bó buộc vào trong cuộc sống hiện tại mà thôi. Tuy nhiên, những phong trào hiệp thông với giáo hội và những cộng đoàn mới, với kinh nghiệm vững chắc về một cuộc sống được dẫn soi bởi thần khí của Chúa Thánh Thần, đã làm chứng về Thiên Chúa qua cuộc sống của họ, để mời gọi con người hãy cùng biết sẽ chia với bản tính rất siêu việt của Thiên Chúa. Hơn thế nữa, đôi lúc cũng phải có sự củng cố và nhấn mạnh về đức tin Kitô Giáo để thực hiện việc Rao Giảng Phúc Âm Mới và một cuộc sống mới thánh thiên, vốn chỉ đến từ một cảm nghiệm duy nhất về Chúa Thánh Linh trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, như đã từng xảy ra với Hội Thánh vào thời sơ khai, khi các tông đồ đầu tiên của Chúa Kitô phải diện đối với một xã hội lắm đầy ngoại giáo thời ấy.
(H): Thưa Ông, có phải những phong trào và những cộng đoàn mới được mời gọi để giúp đạt được sự hiệp nhất Kitô giáo?
(T): Thưa, các thành viên của Chúa Kitô không được phép phân phát lung tung, bừa bãi trong Thân Thể của Ngài, chính là Hội Thánh, nhưng mà theo những đáp trả huyền nhiệm (mysterious correspondences). Vì luật lệ này, mà hôm nay, những người được thánh ân của Công Giáo, Tin Lành và Chính Thống Giáo cùng gặp nhau một cách dễ dàng để ngợi ca Thiên Chúa, vì lẽ Chúa Thánh Thần đã đoàn kết họ lại bằng chính sự đáp trả vốn hiện hữu bởi Thánh Linh qua ơn rữa tội, để họ đón nhận ơn thiêng ấy để mà ca tụng Thiên Chúa với những lưỡi và những lời nói tiên tri, thông qua cung cách thờ phượng Thiên Chúa.
Thì đó chỉ là một ví dụ về sự đoàn kết giữa những người Kitô giáo bằng “sự hiệp thông về thánh linh.” Còn có rất nhiều thí dụ khác mà tôi có thể đề cập ra, mà hầu hết chúng tôi đã từng cảm nghiệm đến. Hiện tượng mới nhất về sự kết đoàn trong thánh linh của những người Kitô giáo, cùng nhau quy tụ bởi thần khí, chính là cuộc họp tại Stuttgart của 175 phong trào, cộng đoàn và các nhóm của rất nhiều các giáo hội khác nhau ở Âu Châu. Trong số đó, có khoảng 80 hội đoàn chính là Công Giáo, và 80 hội đoàn còn lại chính là hội đoàn về phúc âm đến từ Đức Quốc và phần còn lại là Chính Thống Giáo, Anh Giáo và giữa các nhà thờ với nhau (interconfessional). Những người Kitô giáo của 163 thành phố ở Âu Châu cùng tụ tập lại qua vệ tinh trong suốt những ngày diễn ra cuộc họp tại Stuttgart, trong khi đó, tại các lục địa còn lại, thì 45 cuộc họp tưng tự như vậy cũng đã cùng đồng thời được diễn ra. Người ta ước tính khoảng 100,000 người đã tham dự. Nó cũng giống như tiếng kêu của tiên tri Ezekiel trong sa mạc của những “khúc xương khô cháy.” Thì những “khúc xương” ngày nay chính là những người Kitô giáo, những người đang được tái dựng nên trong cùng một thân thể.
Vào lúc này trong Giáo Hội, chúng ta đang phải chứng kiến rất nhiều phương cách mới lạ để cỗ võ tình hiệp thông, đại kết giữa những người Kitô giáo với nhau, dẫu rằng, vẫn còn đó sự chia rẽ tại các nhà thờ, vốn cần phải được hiệp nhất trở lại, và đây chính là khuynh hướng chú trọng chung của giáo hội, mà mỗi một người giữ vai trò chính trong các phong trào hiệp thông với giáo hội và các cộng đoàn mới của Giáo Hội ngày nay, cần phải ý thức rõ hơn về trách nhiệm đó. Những thực tiễn mới này đã được phấn khích bởi Chúa Thánh Linh trong việc tái dựng xây lại những người Kitô giáo, để tất cả đều trong cùng một Giáo Hội, và chỉ một mà thôi.
Thì viễn ảnh này có liên quan tới việc lãnh nhận phép rữa tội của tất cả chúng ta. Chúng ta tất cả đều là những thành viên trong một Thân Thể của Đức Kitô vì tất cả chúng ta đã được rữa tội trong một Thần Khí của Chúa Kitô. Chính vì thế, chúng ta phải nên sống đúng với thần khí đã lãnh nhận được từ Thánh Linh, như Thánh Phaolô đã từng nói đến. Sự kết hiệp Kitô giáo sẽ không thể nào có thể xảy ra trừ khi cuộc sống ấy được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, trong tất cả mọi thành viên của một Thân Thể Chúa Kitô. Thì cuộc sống tràn đầy ơn Thánh Linh này không phải cùng tồn tại trong bất kỳ một ai đó để người ấy có thể làm ra những phép lạ hay những việc chữa lành, mà là vì tất cả đều được tác động, đều được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần thông qua ơn sủng, và sự bác ái mà Thánh Phaolô đã đề cập tới trong Chương 13 của Lá Thư Thứ Nhất Gởi Cho Các Tín Hữu Corintô. (Hết)
Anthony Lê
11/12/2004