Vào ngày 2 tháng 9 vừa qua, hãng tin AP loan tin một người có tên là Elwood "Bunky" Bartlett đã may mắn trúng giải xổ số Mega Millions ($330 triệu) nhờ bỏ ra $5 để mua vé số tại nhà sách của nhóm giáo phái Thời Đại Mới (New Age). Chính Ông này đã thừa nhận rằng: "Ông đã thề với New Age rằng, nếu để cho Ông trúng, thì Ông sẽ giúp dạy để loan truyền nó." Ông và vợ của Ông là những người đang giảng dạy về cách chữa trị Wicca và Reiki, một thứ lạc giáo xuất thân từ New Age. Chúng ta có thể xem thêm bản tin Anh Ngữ tại địa chỉ: http://www.msnbc.msn.com/id/20543159//?GT1=10357
Để quay trở lại chủ đề thú vị này, người viết sẽ lần lượt giới thiệu một loạt bài viết mới nói về chủ đề lạc giáo, và khuynh hướng chính thống của Giáo Hội Công Giáo để chúng ta theo dõi và học hỏi thêm, cũng như biết cách đề phòng và cảnh tỉnh tất cả mọi người trong gia đình, trong cộng đồng, và trong Giáo Hội của chúng ta, để chúng ta biết cách xa lánh, cũng như cũng cố thêm đức tin Công Giáo mạnh mẽ của chúng ta vào Thiên Chúa và vào chính Giáo Hội của Ngài.
Bài 1: YOGA - Một Thứ Lạc Giáo Nguy Hiểm
Như chúng ta đều biết, gần đây Yoga đã trở nên khá thịnh hành tại các quốc gia Tây Phương, và dường như càng ngày nó càng trở nên thịnh hành và phổ biến hơn nữa ở khắp mọi nơi trên thế giới. Những lớp học về Hatha Yoga đang được đưa ra tại các phòng dạy nhảy, các bệnh viện, và các trường học. Một số trường học cũng đã cho vào chương trình giảng dạy của họ về khóa dạy Yoga. Và thậm chí, Yoga hiện cũng đang được dạy tại các giáo xứ Công Giáo. Đối với những người Hoa Kỳ, môn Yoga này có sứt hút rất mãnh liệt vì lẽ nó đưa ra các buổi tập về co giản, cũng như về thiền hay chiêm niệm để làm thư giản đầu óc.
Để hiểu rõ hơn về Yoga, xin trân trọng giới thiệu cùng Quý vị độc giả VietCatholic về những điều quan trọng cần biết về môn này, đặc biệt là những ảnh hưởng nguy hại của nó về đức tin Công Giáo, về sự hiểu biết của chúng ta trước những Giáo Huấn của Giáo Hội, mà môn này đang ngấm ngầm lôi kéo chúng ta vào con đường lạc giáo, hay vào nhóm Giáo Phái Thời Đại Mới (New Age).
1. Thế Yoga là gì?
Khi tra cứu từ điển Anh-Anh của Webster, để tìm hiểu thêm về ý nghĩa đích thực của Yoga, thì Webster có định nghĩa về Yoga rất rõ như sau:
"Yoga is a system of Hindu philosophy, strict spiritual discipline practiced to gain control over the forces of one's being to gain occult powers but chiefly to attain union with the Deity or Universal Spirit."
Tạm dịch sang tiếng Việt như sau:
"Yoga là một hệ thống triết lý của Hindu, một kiểu thực hành tâm linh nghiêm ngặt nhằm dành quyền kiểm soát về toàn bộ sức mạnh của chính người đó hòng đạt được những quyền lực huyền bí, nhưng chủ yếu là để đạt được sự hòa hợp với Thượng Đế hay Thần Linh Hoàn Vũ."
Hay nói tóm lại, sự thật biết được về Yoga chính là: Yoga chính là một phần của đạo Hindu (hay Ấn Giáo - Đây là thứ đạo có bên Ấn Độ mà chúng ta thấy rất rõ nơi những người đàn ông Ấn Độ có quấn một chùm khăn đỏ, hay đen gì gì đó trên đầu - NV). Nó có nghĩa là "hòa hợp với vị chúa tể hay lồng vào vị chúa tể."
Mục đích của đạo Hindu là để khám phá ra Bản Chất Thật Sự (True Self) của chính mình, vốn là vị chúa tể hay Braham.
Thế làm thế nào mà những người theo đạo Hindu này lại có thể khám phá ra Bản Chất Thật Sự của chính họ, hay của chính vị chúa tể?
Thưa là bằng cách qua Yoga.
Họ xem Yoga như là con đường để tới được sự khám phá về Bản Chất Thật Sự của chính họ hay của chính vị chúa tể, và họ dùng cách tập thể dục này, cùng với những cách thiền hay chiêm niệm (meditations), và những câu thần chú cầu thần (mantras) của Ấn Giáo, để đạt được điều đó.
Văn chương Hindu nêu rằng: "Cùng đích cốt lõi của Yoga là để đạt được Sự Tuyệt Đối (braham)" [Trích từ The Shambhala Guide to Yoga do Georg Feuerstein viết ở trang vii - Bhagavad-Gita V.6]
2. Liệu Những Kiểu Tư Tưởng Như Thế Này Có Trái Ngược Với Niềm Tin Kitô Giáo Không?
Thưa, Có.
Chúng hoàn toàn trái ngược với niềm tin Kitô Giáo, và đức tin Công Giáo của chúng ta.
Những người Hindu tin vào việc đầu thai (reincarnation) tức tin vào một sự tái sinh trong một thể xác mới; và tin vào nghiệp chướng (karma). Qua việc thực hành Yoga, người Hindu cố tự giải thoát chính bản thân họ ra khỏi những trói buộc của nghiệp chướng, vốn cũng chính là luật nhân-quả nhằm làm cho tâm hồn có thêm nhiều gánh nặng vì những hệ quả của tội lỗi và giữ cho nó bị trói trặt lại khỏi chu kỳ của việc đào thai.
Trong tư cách là những người Kitô Giáo, chúng ta biết rất rõ rằng Chúa Kitô đã cứu rỗi chúng ta bằng chính cái chết đớn đau của Ngài trên thập giá, và chúng ta chỉ chết có một lần duy nhất trong đời mà thôi như Thánh Kinh đã nói rõ trong Thư Do Thái 9:27 rằng: "Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét." Chúng ta cũng biết được rằng khi chết thì chúng ta sẽ phải chịu sự phán xét của Thiên Chúa. Chúng ta biết được Thiên Chúa, chính là Đấng đã tạo dựng ra chúng ta, Đấng đã và sẽ còn yêu thương và tha thứ cho chúng ta mãi mãi. Ngài là Đấng duy nhất lắng nghe tất cả những lời cầu nguyện của chúng ta, và đáp trả lại những lời nguyện cầu đó theo đúng với thời gian và chương trình hoạch định của Ngài.
Còn người Hindu thì tin rằng chính bản thân của họ rốt cục rồi cũng sẽ trở thành vị chúa hay Braham mà thôi, rất dễ dàng giống y hệt như một giọt nước rơi vào bể đại dương vậy...
3. Đâu Là Những Kiểu Yoga Khác Nhau?
Johnnette Benkovic, chuyên gia phụ trách chương trình "Sống Đời Sống của Ngài Một Cách Dồi Dào" (Live His Life Abundantly) trên truyền hình EWTN, mô tả về bốn dạng phổ thông nhất của Yoga trong cuốn sách của Bà có nhan đề "Sự Giả Mạo của Giáo Phái Thời Đại Mới" (The New Age Counterfeit) ở trang 11 như sau:
Đây chính là kiểu đạt được sự cứu rỗi qua việc tập thể dục. Tức là sự vận dụng thể xác trên một thân thể của chính người đó để tạo ra một trạng thái ý thức biến đổi lên trên hệ thống thần kinh trung ương, vốn xảy ra như là một hệ quả của việc tập thể dục.
Đây chính là con đường "máy móc hóa" (mechanical path) nhằm để đạt được sự cứu rỗi. Bằng việc lập đi lập lại những câu thần chú cầu thần (hay những câu thần chú kêu ma, gọi hồn, đánh thức ma quỷ), thường trên danh nghĩa của một vị chúa Hindu hay một vong thần quỷ ma nào đó. Điều này tạo ra một trạng thái mà tâm trí, tuy là vẫn còn có ý thức, thế nhưng lại chẳng hay biết gì cả về bất cứ điều gì hay bất cứ kiểu suy nghĩ nào. Tình trạng này được gọi là ý thức thuần khiết (pure consciousness) hay ý thức huyền ảo, mơ hồ (transcendental consciousness).
Đây là cách đạt được sự cứu rỗi thông qua con rắn (serpent).
Đạo Hindu dạy rằng: ở ngay trụ cột của xương sống chính là một hình tam giác, vốn là nơi tiềm ẩn về Sức Mạnh của Con Rắn hay "Kundalini Shakti." Nó thường nằm ngủ yên, thế nhưng khi nó được đánh thức thì nó di chuyển đến xương sống, rồi từ đó lên tới đỉnh của đầu, rồi băng qua sáu trung tâm siêu linh huyền bí, vốn cũng được gọi là "chakras." Ngay khi nó băng qua một chakra, thì người đó sẽ nhận được sức mạnh và quyền lực siêu linh bí huyền. Khi nó đến tới đỉnh của chakra, thì sức mạnh để làm ra được các phép lạ và đạt được sự giải phóng trọn vẹn là điều mà người đó có được ngay tức thời.
Đây là kiểu đạt được sự cứu rỗi qua tình dục. Tantra chính là cách của sự khoái lạc tình dục và việc xá tội.
Nói tóm lại, Hatha Yoga chính là kiểu Yoga thông dụng nhất đang được thịnh hành ở Hoa Kỳ ngày nay.
Theo "Shambhala Guide to Yoga" của Georg Feuerstein, ở trang 26 [vốn có thể được tra khảo tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ trong phần có liên quan đến Đạo Hindu - NV] thì:
"Trọng tâm của Hatha-Yoga chính là việc kiểm tra hơi thở một cách tài tình không thể nào chối cãi được hay còn gọi là pranayama, và có rất nhiều bí quyết khác nhau được đưa ra để khống chế lấy năng lực của cơ thể (vốn được gọi là prana) thông qua việc hít thở."
Người Hindu tin rằng prana chính là lực của sức sống hoàn vũ, là lực của vị chúa tể hay là sức mạnh của năng lượng.
4. Thế Giáo Hội Đã Dạy Cho Chúng Ta Biết Được Điều Gì về Yoga?
Tòa Thánh Vatican đã cho xuất bản ra một văn kiện dài 62-trang có nhan đề: "Chúa Giêsu Kitô, Đấng Mang Đến Nước của Sự Sống: Một Suy Niệm Kitô Giáo về Giáo Phái Thời Đại Mới" (Jesus Christ, the Bearer of the Water of Life: A Chrisitian Reflection on the New Age).
Trong văn kiện này, Yoga được liệt kê như là một trong những truyền thống vốn xuất phát từ giáo phái Thời Đại Mới [mà chính người viết trong quá khứ đã viết/dịch rất nhiều bài về giáo phái này, tức nói nôm na là một thứ lạc giáo] (Xem Mục 2.1 của Văn Kiện của Tòa Thánh).
Văn kiện của Tòa Thánh cũng nêu ra rằng: "Những người theo giáo phái Thời Đại Mới cho rằng: 'Yoga, Zen, TM và những kiểu thể dục lạ kỳ này dẫn người tập đến một cảm nghiệm về sự hoàn thành ước nguyện của chính mình hay sự khai sáng về chính bản thân mình.' Họ tin rằng bất cứ điều gì vốn có thể kích động lên một sự thay đổi về tình trạng của ý thức thì được những người trong giáo phái tin rằng: đó chính là cách để dẫn đến sự hiệp nhất và khai sáng." (Mục 2.3.4.1)
Văn kiện cũng nói tiếp như thế này: "Do đó, điều cần thiết chính là phải chính xác nhận ra những nhân tố vốn thuộc vào Phong Trào của giáo phái Thời Đại Mới, và đó cũng chính là những điều khó có thể nào được chấp nhận bởi những ai trung tín với Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài." (Mục 4).
Cha Amorth, chuyên gia trừ ma quỷ của Tòa Thánh, nói rằng: "Yoga, Zen và TM chính là những kiểu tập thể dục không thể nào chấp nhận được đối với những người Kitô Giáo. Thường thì những kiểu tập thể dục trông có vẽ như là ngây thơ như thế này lại chính là những cách mang đến những thứ ảo giác (hallucinations) và những kiểu thể trạng thuộc dạng tâm thần phân liệt (schizophrenic)."
5. Thế Liệu Yoga Có Thể Nào Được Kitô Hóa (Christianized) Không?
Theo Clare Merkle - một cựu thành viên của giáo phái Thời Đại Mới, và cũng là một cựu tập môn Yoga - thì cho rằng: chẳng bao giờ lại có kiểu Yoga Kitô Hóa ngược đời ấy cả.
Merkle tuyên bố rằng: "Những kiểu Yoga được gọi là đã được 'Kitô Giáo Hóa,' thì đó chính là những kiểu phối hợp giả tạo, mang tính lọc lừa, nhằm cố phối hợp tín ngưỡng Kitô Giáo với những kiểu thực tập bí huyền, hư ảo nhằm cố ý hủy hoại một cách bạo tàn và nguy hiểm đến đời sống tâm linh của chính những người thực tập đó. Dạng thông thường đáng ghê tởm nhất của nó chính là dần dần làm thay đổi đi bản chất (metamorphosis) từ một niềm tin vào Chúa Kitô và Giáo Hội, trở thành một kiểu niềm tin vào sự hoàn thiện tâm linh thông qua việc tự phát triển lấy năng khiếu của bản thân (self-realization), dẫu chỉ là qua cách hiện thực hóa về thể lý mà thôi, vốn suy cho cùng chính là dẫn đến sức khỏe tâm linh trọn vẹn."
Thêm vào đó, thuật ngữ "Yoga Kitô Giáo" (Christian Yoga), theo Merkle, thường hay được đưa ra nhằm tạo cho người ta, nhất là những người Kitô Giáo như chúng ta, có một ấn tượng là môn Yoga này thì chẳng có gì là nguy hiểm cả, vốn thật sự đúng là một sự trá hình và dối lừa trầm trọng.
6. Thế Liệu Có Sự Nguy Hại Nào Không Nếu Như Chỉ Làm Một Số Động Tác của Môn Yoga Này Mà Thôi?
Theo Cô Merkle thì:
"Những động tác hay dáng điệu thể lý của môn Yoga này đều có những ý nghĩa quan trọng về việc huyền bí, kêu ma gọi hồn, và có thể khởi tạo ra những phản ứng của thần linh huyền bí, mặc dầu chỉ cần làm những động tác như thở ra, thở vô mà thôi. Thực chất chúng chính là những phần thêm vào nhằm làm gia tăng lên tính hiệu quả của các dáng điệu, hay động tác của môn Yoga này, vốn không chỉ đơn thuần là việc co giản, khởi động tầm thường mà thôi. Chúng ta có các chức năng về thần kinh, về nội tiết, về các cơ quan trong cơ thể, về xương bộ và về sự nhận thức vốn rất nhạy bén và nối liền với nhau.
Bằng việc dùng kiểu dạng thần bí này, hay thứ sức mạnh vô hình không biết đến nào đó thông qua việc sử dụng của ý chí hay của tri thức, hay chỉ đơn giản là sự kích thích thông qua kiểu tập thể dục có dụng ý nào đó, thì điều này có thể, và đã từng tạo ra rất nhiều sự khủng hoảng trầm trọng nơi những người tập."
Khi được hỏi tại sao mà có hiện tượng là rất nhiều người nhận được rất nhiều năng lực, mà không hề cảm thấy mệt mỏi gì cả khi họ tập Yoga, thì Cô Merkle cho biết như sau:
"Yoga có thể mang đến cho người đó thứ năng lượng, chỉ đơn thuần qua một vài động tác co giản nào đó mà thôi, vốn giúp làm gia tăng lên sự tuần hoàn và sự co giản của các cơ bắp. Thế nhưng, nó cũng có tác dụng lên trên cả hệ thống nội tiết (endocrine) nữa.
Tôi đã từng biết được một người phụ nữ, đã dùng 'sức mạnh của Yoga' ngay tại công sở của bà, để tránh bị buồn ngủ. Khi tôi hỏi bà ta đang làm điều gì vậy, thì bà ta mô tả cho tôi biết về một kiểu dáng điệu, được thiết kế ra để khai mào cho tuyến yên (pituitary gland) thông qua dáng điệu và cách thở pranayamic vốn là cách để mang sức mạnh huyền bí vào trong tuyến yên [Tuyến yên là một tuyến quan trọng, người ta ví nó như một “nhạc trưởng” có tác dụng điều chỉnh sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác - NV].
Có vô số trường hợp của những người tập Yoga đã có được cái cảm nghiệm mà những người Đông Phương gọi là một cách làm thức tỉnh theo kiểu kundalini - tức giống kiểu một vòi nước cực mạnh dùng để cứu hỏa - được tuôn đổ xuống vào xương sống, và dĩ nhiên cũng sẽ tạo ra những kiểu tác dụng phụ rất nguy hiểm như là: sự thao thức vì mất ngủ; sự cách ly; việc nhìn thấy thần linh, cùng ma quái; sức mạnh phi thường; sự suy sập tinh thần, và sự suy sập về thể xác, trong nhiều năm trời.
Tôi cũng vừa mới được một người tiếp xúc, vốn cho rằng bà ta đã bị kiểu khủng hoảng kundalini như vừa được mô tả ở trên. Người này cho biết rằng bà biết là hiện đang có một con quỷ sống động nào đó ngay bên trong cơ thể của bà, vốn cứ đẩy đưa cơ thể của bà đi khắp chung quanh, và kết quả là bà ta phải nghĩ việc, và dọn vào sống với một người nào đó. Và bà này không thể nào "thoát khỏi ra được thứ ma quỷ sọ đầu nào đó đang hiện diện ngay bên trong cơ thể của bà" như bà mô tả cho tôi biết như vậy. Thì dĩ nhiên, tôi chỉ bà đến một vị linh mục - một chuyên gia trừ quỷ - ở nơi Tổng Giáo Phận mà tôi đang ở.
Cũng giống loại trò chơi xếp chữ Ouija [mà người viết có dịp đề cập tới trong bài viết về Harry Potter vừa mới đây], vốn thoạt đầu được xem như là một kiểu trò chơi mang tính giải trí riêng ở nhà hay tại quán trọ, thế nhưng nó lại là một sự trá hình, một sự ngụy tạo tài tình, vốn có rất nhiều chi nhánh rộng lớn khác, để đưa người chơi vào sự phù phép, huyền ảo, hay thần bí. Thì môn Yoga cũng vậy, đó chính là cửa trực tiếp đưa người tập vào sự bí huyền, hư ảo, và phù phép. Và cho dẫu người đó càng thánh thiện hay nhạy cảm đến cở nào đi chăng nữa, thì một khi đã bị dính vào, thì người đó càng ngày càng có thật nhiều khả năng để cảm nghiệm được tất cả mọi thứ một cách rõ ràng và mạnh bạo hơn nữa. Và ngược lại, nếu một ai đó đang có sự suy yếu ngấm ngầm (latent) về mặt tâm lý, thì khi dính vào Yoga, nó sẽ làm cho đời sống tâm lý của người đó ngày càng trở nên suy yếu và trầm trọng dần đi, để rồi đẩy người đó tìm về cái chết một cách rất tức tưởi, và oan ức.
Thì chính những kiểu khủng khoảng hay những chứng rối loạn về thần kinh như vậy không phải là chuyện dị biệt tí nào cả, đối với một người nào đó, khi đã dính vào môn Yoga này."
Cũng theo Cha Amorth: "Những ai đã từng dính vào giáo phái Thời Đại Mới hay các thuật bí truyền, mơ ảo, phù phép,.... thì đôi lúc họ phải cần đến sự giải thoát hay sự cứu nguy từ các quỷ thần, hay các thần quyền ẩn bí nào đó."
7. Thế Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị Có Đưa Ra Những Lời Cảnh Cáo Nào Cho Những Ai Cố Đèo Bồng Vào Những Kiểu Tôn Giáo Đông Phương Này Không?
Thưa, Có - Rất nhiều nữa là đằng khác.
Vào ngày 16 tháng 11 năm 2003 trong bài báo có nhan đề "Phải Chăng Quá Nhiều Cho Một Sự Co Giãn?" (Is It Too Much of a Stretch?) của nữ tác giả Marianna Bartholomew trên tờ Người Thăm Viếng Chủ Nhật (Our Sunday Visitor), nữ tác giả này đã trích dẫn ra những lời cảnh cáo của Tòa Thánh về môn Yoga này như sau:
"Giáo Hội đang và liên lũy kêu gọi tất cả những người Công Giáo hãy cũng cố thêm cho thật vững chắc về đức tin Công Giáo của chúng ta, và nên tự xem xét là liệu những ảnh hưởng của giáo phái Thời Đại Mới, vốn được ẩn mình núp bóng dưới dạng của Yoga, hay của Harry Potter, có thật sự đang làm sói mòn đi mối dây liên kết mật thiết của chúng ta với Thiên Chúa không?"
Nữ tác giả này cũng trích dẫn ra luôn lời của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong chính cuốn sách của Ngài có nhan đề "Vượt Qua Ngưỡng Cửa của Hy Vọng" (Crossing the Threshold of Hope), khi Ngài trực tiếp liên tiếng cảnh cáo rằng:
"Những người Kitô Giáo nào hết sức hồ hỡi đón nhận một vài ý tưởng, vốn xuất thân từ những truyền thống tôn giáo xưa cổ của Trung Đông, thì phải hết sức cẩn trọng để đừng bị lôi cuốn vào cách lập luận bí huyền của lạc giáo."
8. Việc Thực Tập Yoga Có Sự Lan Rộng Như Thế Nào Trong Giáo Hội Công Giáo Của Chúng Ta?
Đề cập đến những người Kitô Giáo, Cô Merkle nói rằng:
"Có rất nhiều người Kitô Giáo tham gia vào một trong những đại tập thể rộng lớn của những người thực tập môn Yoga này.
Để đổ thêm dầu vào lửa, hay nói cách khác, để tạo ra thêm sự mơ hồ không đáng có, cũng như để cố tạo ra tính hợp pháp của môn Yoga này, thì đã có một số chỉ dẫn được đưa ra cho những người Kitô Giáo đến từ chính các vị giáo sĩ Công Giáo, những thầy/cô giáo và những người cố vấn về tâm linh - những người thực tập, viết và mạnh dạn cổ võ về những kiểu thực hành Đông Phương huyền bí này, đặc biệt là về môn Yoga, vốn vẫn thường đem và phối trộn nó với cái gọi là 'thuyết thần bí Công Giáo' (Catholic mysticism) [vốn không hề có trong Giáo Hội Công Giáo và được bịa đặt bởi những loại người vừa kể trên - NV]."
Do đó, nói tóm lại, chúng ta cần phải ý thức và biết rất rõ về những sự thật sau:
(a) Văn kiện của chính Tòa Thánh Vatican đã xem Yoga như là một chi nhánh của giáo phái Thời Đại Mới, như đã được đề cập chi tiết ở trên.
(b) Yoga chính là cửa trực tiếp đến sự huyền bí, hư ảo, phù phép của các loại quỷ thần, ma sọ.
(c) Văn kiện của chính Tòa Thánh Vaticăn nói rằng: "Người Công Giáo không thể nào chấp nhận được thứ giáo phái Thời Đại Mới."
Nếu chúng ta muốn tập thể dục, muốn cho cơ thể tráng kiện và có sức khỏe minh mẫn, thế tại sao chúng ta không tập thể dục nhịp điệu (aerobics), những kiểu nhảy theo kiểu đi bộ (walking dancing), hay bơi lội, và việc tham dự Thánh Lễ mỗi ngày, sau khi tập thể dục, hoặc đến với Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, và Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể,..... ?
Thì bằng chính những cách này, thân thể của chúng ta vừa được hưởng lợi từ những hoạt động về thể lý, lẫn về tâm lình, để cho đời sống tinh thần của chúng ta không bị trói chặt bởi những thứ tín ngưỡng hay những kiểu thực tập lạ lùng vốn hoàn toàn trái ngược với niềm tin Kitô Giáo, và đức tin Công Giáo đích thực của chúng ta.
Cầu mong cho tất cả mọi người chúng ta hãy luôn tỉnh thức về mặt thể xác lẫn tâm linh, dẫu nghịch cảnh có đẩy đưa hoặc cố tình chôn vùi chúng ta đến đâu đi chăng nữa, vì rằng chỉ có tín thác vào mỗi mình Thiên Chúa, chúng ta mới luôn có được một thân thể tráng kiện và một tâm linh trong sáng mà thôi!
P.S.: Các tài liệu được tham khảo dùng cho bài viết được lấy từ:
Shambhala Guide to Yoga" By Georg Feuerstein
The New Age Counterfeit By Johnnette Benkovic at http://www.johnnettebenkovic.com
Yoga: Health or Stealth? By Clare Merkle
Our Sunday Visitor - Issue of November 16, 2003
Crossing the Threshold of Hope - Late Pope John Paul II
Cô Clare Merkle đã từng xuất hiện trên đài truyền hình Công Giáo của Mẹ Angelica là EWTN trong Chương Trình của Johnnette Benkovic, "Sống Đời Sống của Ngài Một Cách Dồi Dào" (Live His Life Abundantly). Cô hiện là chuyên gia về giáo phái Thời Đại Mới. Độc giả có thể gởi Email giao tiếp tới Cô qua địa chỉ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. - Để biết thêm nhiều chi tiết về Yoga, Quý vị độc giả có thể đọc bài viết của Cô có nhan đề "Yoga: Sức Khỏe hay Sự Ru Ngủ?" (Yoga: Health or Stealth?) trên trang Web của Cô tại địa chỉ: crossveil.org).
Anthony Lê
Nguồn: VietCatholic