Người Chủ Chăn

Chuyển dịch từ Le berger de mon troupeau, La trousse du berger của Maryse Dumas và Roger Groleau, Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo tại địa phận Sherbrooke, Québec

Phần 9. Người Công Giáo Đối Với Thời Đại Mới (nouvel âge)

Chúng ta gặp thường xuyên những người tự nhận rằng là những Kitô hữu ngoan đạo, nhưng lại tán thành với những triết lý và giáo thuyết của Thời Đại Mới này. Những người này hành động như vậy vì thường là do sự vô ý hay bởi thiếu hiểu biết. Trách nhiệm của chúng ta là phải giúp họ nhìn thấy ánh sáng chân lý, ánh sáng mà chính Đức Kitô đã đem đến cho thế gian này.


Mặc dù những tư tưởng căn bản của Thời Đại Mới này có phần tương hợp với đức tin Công Giáo ( thí dụ, hãy chăm sóc thân thể bằng những chế độ ăn uống tốt, hãy chú ý đến môi sinh, hãy thư giãn, v.v…), tuy nhiên những điều này không hơn không kém là những ý niệm của Thời Đại Mớituyên bố rằng mỗi một người chúng ta là mỗi một vị chúa, một phần của một vị thần. Thêm vào đó niềm tin vào sự luân hồi hay những phương cách để thư giãn, để thiền không phù hợp chút nào với đời sống lý tưởng của người Kitô Giáo.


Chúng ta có thể so sánh Thời Đại Mới này như bữa ăn “buffet”. Mỗi một người đều được mời gọi tự phục vụ lấy, mời gọi hãy thử tất cả, hãy nếm mỗi thứ một chút; không có một ai để giới thiệu các món ăn, mỗi người tham dự buổi ăn buffet sẽ dựa trên bản năng phán đoán của mình mà chọn. Thời Đại Mới của chúng ta cũng thế, mỗi người được mời gọi thử hết tất cả, thử mọi phương pháp điều trị, mọi phong trào cho tới khi nào họ cảm thấy phù hợp với sở thích của họ mà hoàn toàn không lo ngại nếu điều này có phù hợp với địa vị của họ là con cái của Thiên Chúa không.


Thời Đại Mới
 là một thách thức cho Giáo Hội Công Giáo hôm nay vì những lý do sau đây:


* Hắn truyền bá rất nhanh chóng, ở khắp mọi nơi và khắp mọi từng lớp của xã hội.


* Hắn buộc tội rõ ràng những người Kitô Hữu.


* Hắn tự thiết lập như một tôn giáo mới với tầm cỡ toàn cầu và toàn vũ. Vậy mà, trong b ản Kinh Tin Kính chúng ta nói rằng Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Làm sao Thời Đại Mới này có thể thay thế được Giáo Hội mà chính Chúa Giêsu đã thiết lập?


* Hắn tự giới thiệu mình như là một TÔN GIÁO tiếp nối theo những tôn giáo khác trước đó và dẫn đưa con người tới con đường Hòa hợp toàn thể.

Đối diện trước sự phát triển rộng lớn của hiện tượng này, chúng ta không nên hoảng hốt nhưng hãy có những thái độ như sau:


Không nên sợ hãi: Sự lo lắng làm tê liệt và là một điều không đáng khuyến khích. Chúng ta đã chẳng nhận Quyền Năng từ Chúa Thánh Thần sao?


Không bước vào chiến tranh: Thái độ tấn công là điều không nên làm; ngược lại chúng ta phải chứng minh làm sao Thời Đại Mới này không phù hợp với đức tin Công Giáo, phải chỉ dẫn cho mọi người biết.


Hãy trở nên nhân chứng đích thực: đời sống thánh thiện của chúng ta sẽ tạo nên một dấu hỏi lớn cho những người thời nay. Những người trong xã hội hôm nay đang tìm kiếm những dấu chỉ xác thực; chúng ta, những người Kitô Hữu, phải có bổn phận cho họ biết rằng Thiên Chúa đang sống và Ngài đang hoạt động hôm nay.


Bản liệt kê sau đây sẽ nêu rõ những điểm khác biệt giữa những điều của Thời Đại Mới này và những điều mà người Công Giáo phải tin. Chúng ta đừng nên do dự dùng những điểm sắp liệt kê đây hay những Lời Chúa mà chỉ dạy cho những ai còn đang lẫn lộn về vấn đề này.

Những điều của Thời Đại Mới …Những gì mà người Công Giáo tin…
1. Về Thượng Đế  
Người ta không nói đến Thiên Chúa nhưng về thần thánh. 

Thần thánh là một tín ngưỡng vũ trụ, là một năng lượng, một quyền lực cao siêu.


Tất cả là MỘT, tất cả là những năng lượng, tất cả là Thượng Đế. Có sự PHỐI HỢP tất cả thành một vũ trụ không thể phân ra. Thượng Đế sẽ ăn khớp với loài người và đồng hóa với vũ trụ.

Thiên Chúa là Ba Ngôi khác biệt. 

Thượng Đế không phải là một năng lượng nào đó. Ngài hiện diện, và Ngài là Thiên Chúa.


Giữa Thượng Đế và loài người, không có sự phối hợp hay sự lẫn lộn, nhưng có sự HÒA HỢP, THỐNG NHẤT.

2. Về Chúa Giêsu Kitô  
Đức Kitô không phải là Thiên Chúa. 

Đức Kitô chỉ là một tư tưởng.


Kết luận:người ta hạ phẩm cách của Đức Giêsu và xếp Ngài vào một cương vị như các ngôn sứ khác.

« Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có » (Ga 1,10), được sai đến bởi Thiên Chúa Cha, Người là Thiên Chúa thật, là con người thật (kinh Tin Kính). 

« Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời » (Ga 3,16)

3. Về con người  
Con người là một bản thể không tự do và không có trách nhiệm. 

Không thể nào có sự kết hợp giữa Thượng Đế và loài người.

Con người là một bản thể tự do, có trách nhiệm và được yêu thương bởi Thượng Đế. 

« Thiên Chúa tạo nên con người giống hình ảnh Ngài, cả nam lẫn nữ đều do Ngài tạo dựng. »

4. Về Sự Cứu Độ  
Tự con người là đủ rồi, không cần đến những quyền lực khác trợ giúp. 

Theo luật Luân Hồi, loài người có thể tự đền bù tội lỗi của họ trong kiếp sống mới

« Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ, đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa » (Ep 2,8), chúng ta được trở nên xứng đáng qua Chúa Giêsu Kitô. 

Để được cứu độ, chúng ta phải có Đức Tin trong Chúa Giêsu.


« Ngoài Người ra không ai đem lại ơn cứu độ, vì dưới gầm trời này không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ. (Cv 4,12) 

« Quả thế, có tin thật trong lòng mới được nên công chính, có tuyên xưng ra ngoài miệng mới được ơn cứu độ. » (Rm 10,9)

5. Về Chân Lý  
Chân lý là những gì bạn tin, là những gì bạn nghĩ là tốt cho bạn. 

Có thể hiểu ngầm rằng : Chân lý là làm im đi tiếng nói lương tâm

« Đừng để cho đủ thứ học thuyết xa lạ mê hoặc anh em. Điều tốt là củng cố tâm hồn bằng ân sủng, chứ không phải bằng đồ ăn thức uống. » (Dt 13,9) 

« Tôi đã sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này : làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi. » (Ga 18,37)

6. Về Đức Tin  
Đức tin là một hình thức của kinh nghiệm bản thân. 

Không cần biết điều chúng ta tin là gì, quan trọng là điều đó làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái.


Đức tin là một ngộ đạo, là một hiểu biết, là một tia sáng.


Kết luận : Đức tin là một con đường rất dễ dàng vì chúng ta có thể tin bất cứ điều gì. Chúng ta đi như một đàn chiên không người dẫn dắt.

« Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ. » (Mc 16,16) 

« Mà không có đức tin thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa » (Dt 11,6)


« Tuy nhiên vì biết rằng con người được nêm công chính… là nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô. »
 (Gl 2,16)


Đối với người Công Giáo, không có sự tương đương với những tôn giáo khác. Phải chọn lựa giữa những tôn giáo khác và Đức Tin

7. Về việc cầu nguyện  
Không cần phải nhờ tới ai khác ngoài trừ chính mình. 

Chúng ta không cần cầu nguyện, chúng ta chỉ cần tập trung, chúng ta phải ý thức nhiều qua những sự hiểu biết của chúng ta.


Kết luận : Con người sẽ tự trở nên người chỉ đạo cho chính mình trước những nguy nan bị lạc đường trong đời sống tâm linh.

Cầu nguyện là gặp gỡ Thiên Chúa để khám phá và thi hành Thánh Ý của Ngài thay vì làm theo ý chúng ta. 

Thiên Chúa ở trong tôi, nhưng tôi không phải là Thiên Chúa. Lời cầu nguyện của tôi quy hướng về Thiên Chúa Cha, qua Chúa Giêsu, trong Chúa Thánh Thần.

8. Về tội lỗi  
Con người không thể nào phạm tội. 

Con người là hoàn hảo và như thế là đủ.


Không có chi là xấu hoặc tốt cả. Không có gì là tội lỗi cả, chúng ta có thể làm những gì mà chúng ta cảm thấy đúng.

Con người là tốt, nhưng đã bị tổn thương từ nguyên thủy do những dấu vết của tội lỗi. 

« Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta. » (1Ga 1,8)

9. Về nỗi đau khổ và sự chết  
Đau khổ là một chuyện phi lý và vô ích. 

Trước những bất hạnh và sự chết, chúng ta phải bám vào sự sống.


Qua sự luân hồi, chúng ta luôn tìm được sự thỏa mãn cho sở thích sống của chúng ta.


Kết luận : Vì không có trời, không có cứu độ, con người tìm cách ẩn náu trong bất cứ loại lý thuyết về sự sống lại nào và trong lý thuyết luân hồi để tránh sự hư vô.

Chúa Giêsu đã cứu nhân loại qua cuộc khổ nạn và Thánh Giá của Ngài. Người Kitô Giáo chiến đấu trước những đau khổ và cùng vác thập giá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh. (x. 1Cor 2,2-5) 

Cùng với Chúa Giêsu, sự chết sẽ dẫn tới phục sinh. Sự chết không dẫn tới việc luân hồi :


« Phận con người là phải chết một lần, và sau đó chịu phán xét . »
 (Dt 9,27)

10. Về Tương lai  
Thời Đại Mới đã tới. Hãy loại bỏ tất cả những gì còn lại của đạo Công Giáo để có thể thiết lập một loại tôn giáo siêu đẳng toàn cầu và loài người có thể sống trong sự thăng bằng. 

Kỷ nguyên Kitô Giáo là một kỷ nguyên đầy tối tăm, đầy bạo lực.


Kỷ nguyên của Thời Đại Mới sắp đến sẽ là một kỷ nguyên của tình yêu và ánh sáng

Hơn bao giờ hết, chúng ta phải nghe tiếng nói của Thiên Chúa qua Giáo Hội, qua các ngôn sứ và qua những hoạt động của Chúa Thánh Thần. 

Tương lai là…Loan báo Tin Mừng.


Con Thiên Chúa sẽ trở lại một ngày nào đó như lời Ngài đã hứa. Chúng ta phải chuẩn bị lòng chúng ta ngay từ bây giờ vì không ai có thể biết trước được ngày nào Ngài sẽ đến ; tuy nhiên chúng ta chắc chắn rằng Ngài sẽ đến.