Tài Liệu Khác

Phong Trào Thánh Linh

Phong Trào Thánh Linh cho đến nay đã vượt xa các phong trào khác quan trọng nhất và rộng lớn nhất bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Đây là phong trào phát triển nhanh nhất trên thế giới hiện nay. 
 
Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng phần nào đó có cội nguồn từ Phong Trào Ngũ Tuần (Hiện Xuống) theo dòng lịch sử, và đã bắt rễ trong hầu hết các giáo phái thuộc Phong Trào Ngũ Tuần, trong đạo Công Giáo và trong một số giáo hội Chính Thống Giáo. Hiện nay, ở thiên niên kỷ thứ ba, số lượng thành viên của các Phong Trào Ngũ Tuần và Đặc Sủng có lẽ đã vượt quá số thành viên của Tin Lành và Chính Thống Giáo hợp lại. Các số liệu thống kê của Phong Trào Ngũ Tuần cho thấy có khoảng 200 triệu thành viên được chọn là thành viên theo đúng chỉ định của Phong Trào Ngũ Tuần. Thêm vào đó, đã có khoảng 200 triệu thành viên thuộc Phong Trào Đặc Sủng trong các Hội Thánh Tin Lành và Công Giáo vào năm 1993. Một con số tổng cộng vào khoảng hơn 400 triệu thành viên. Như vậy tổng cộng là hơn 400 triệu. 
 
Tại Hoa Kỳ, Hội Thánh “God in Christ” (Thiên Chúa trong Đức Kitô) và “United Pentecostal Church” (Hội Thánh Tin Lành Hiệp Nhất), cả hai Hội Thánh này là giáo đoàn phần lớn của người da đen, với 7 triệu thành viên. Giáo đoàn “Assembly of God” các nhóm (Tín đồ của Thượng Đế) là giáo đoàn lớn nhất mà phần lớn là người da trắng, với 3 triệu thành viên. Tổng số các Giáo Đoàn địa phương tại Hoa Kỳ là 41.165. 
 
Ở Nước Ba Tây (Nam Mỹ) đã có hai hội đoàn Thánh Linh vào năm 1920, sau đó phát triển thành 200 hội đoàn trong năm 1930; và bây giờ con số là trên 25,000 hội đoàn. 
 
Năm 1950, có 10% những người Tin Lành Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha theo phong trào Thánh Linh, tới năm 2000 đã trên 50%. 
 
Trong niên thiên kỷ thứ 3, hiện nay đã có trên 80 triệu người (20 triệu tại Mỹ) theo Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, trong những tổ chức chính thức tại 120 quốc gia. Ở thành phố Nữu Ước ngày nay đã có 500 nhóm Thánh Linh Công Giáo có nguồn gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. 
LỊCH SỬ : 
Những người theo phong trào Thánh Linh tiên khởi đã xuất hiện vào năm 1901 tại thành phố Topeka, thuộc tiểu bang Kansas, với một nhóm sinh viên dưới sự cai quản của ông Charles Fox Parham, là một nhà giáo thánh thiện, và là cựu Mục Sư Methodist (Giám Lý Hội). Ông đã nhấn mạnh về Phép Rửa của đạo Tin Lành trong Thánh Thần và Nói Tiếng Lạ theo Cv 2. Người sinh viên đầu tiên nói ‘Tiếng Lạ’ là Agnes Ozman, vào ngày 01/01/1901, ngày đầu tiên của thế kỷ 20. Parham đã thành lập một phong trào của Hội Thánh mà ông gọi là Hội Thánh “Apostolic Faith” (Đức Tin Tông Truyền), và bắt đầu nhanh chóng thực hiện một chuyến đi để phục hưng niềm tin ấy một cách ào ạt cho miền Trung Tây của Hoa Kỳ, nhằm truyền bá cái cảm nghiệm đầy phấn khởi mới mẻ mà ông đã tìm ra. 
 
Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1906, phong trào Thánh Linh mới gây được sự chú ý trên khắp thế giới thông qua tờ ‘Azusa, con đường phục hưng’ (Azusa street revival) tại Los Angeles, thuộc tiểu bang California, qua vị Truyền Đạo người Mỹ gốc Phi : William Joseph Seymour. Ông học hỏi về nghi thức Rửa Tội có lời tuyên thệ theo Parham, và khai mạc hội nghị lịch sử vào tháng 04 năm 1906 tại một giáo đường của “Hội Thánh của Các Thần Thánh Người Da Đen” (Black Holiness Church), trước đây là giáo đường của “Methodist Episcopal” (Hội Thánh Giám Lý) Phi Châu, tại số 312 đường Azusa, khu trung tâm Los Angeles. 
 
Những gì diễn ra tại đường Azusa đã gây kinh ngạc cho các sử học gia của Hội Thánh: Trong hơn ba năm, ‘Sứ Mệnh Truyền Bá Đức Tin Tông Đồ’ tại đường Azusa đã triển khai 3 phụng vụ mỗi ngày, bẩy ngày một tuần, nơi hàng ngàn người tìm đến đây đã được “chịu phép rửa tội bằng lời nói”. Vào thời điểm Hoa Kỳ đang trong lúc kỳ thị màu da, thì hiện tượng những người da đen và da trắng cùng tham dự buổi thờ phượng với nhau dưới sự dẫn dắt của một mục sư da đen xem ra điều khó có thể tin được đối với nhiều người quan sát. Thực ra, vạch chia màu da đã được xóa nhòa bởi Máu Thánh Chúa Kitô tại Los Angeles, ‘Thành Giêrusalem của nước Mỹ’, như cách gọi của Frank Bartleman, nơi mà những người từ mọi chủng tộc thiểu số đều hiện diện tại phố Azusa. 
 
Bên cạnh nghi thức rửa tội có lời tuyên thệ, còn có sự thể hiện vui mừng và ngợi khen chúc tụng Chúa, phục vụ cho người anh em tại phố Azusa. Nghi thức thờ phượng và ngợi khen chúc tụng mang tính chất diễn cảm bao gồm việc hô vang lên và nhảy múa, là những việc thường thấy giữa những người da trắng thuộc miền Appalachia (cao nguyên Miền Đông Hoa Kỳ) và người da đen thuộc Miền Nam Hoa Kỳ. Sự phối hợp lời nói và các ơn đặc sủng khác cùng với âm nhạc của người da đen và các phong cách thờ phượng đã tạo ra một hình thức mới mẻ và mang tính chất bản địa cho Phong Trào Thánh Linh đã minh chứng cho sức cuốn hút cực độ những người không có quyền thừa kế và bị tước đọat của cải, ở cả trên đất Mỹ lẫn các nơi trên thế giới. 
 
Từ sự kiện Azusa, phong trào Thánh Linh lan truyền nhanh chóng khắp thế giới và bắt đầu tiến triển thành một lực lượng chính ở những nơi trong địa hạt Thiên Chúa Giáo. Cả hai Ông Seymour và Parham có thể gọi là những nhà đồng sáng lập Phong Trào Thánh Linh cho thế giới hiện đại. 
 
Giám Lý Hội (Methodist) của Wesley và phong trào “Thần Thánh” có thể được coi như những người đi trước mở đường cho Phong Trào Thánh Linh hiện nay, với nền thần học căn bản là thần bí và hoan lạc, nhưng lại không có nghi thức rửa tội có lời tuyên hứa. Một vị mục sư nổi tiếng của Giáo Hội Trưởng Lão tại thành phố Luân Đôn, là ông Edward Irving, đã giữ một vai trò lãnh đạo trong nỗ lực ban đầu gầy dựng “phong trào canh tân đặc sủng” tại Giáo Đường Trưởng Lão ở Công Trường Regents vào năm 1931, với việc “nói tiếng lạ” (glossolalia) như một dấu hiệu hiện hành của nghi thức rửa tội trong Chúa Thánh Linh. Ông đã không được thành công lắm, mà chỉ là người tiên phong cho Phong Trào Thánh Linh hiện đại. Tạp Chí “Đời Sống Cao Hơn” (“Higher Life”) xuất bản tại Keswich trong Vương Quốc Anh năm 1875 cũng đã dọn đường cho Phong Trào Thánh Linh. 
BỐN ĐỢT SÓNG CỦA PHONG TRÀO THÁNH LINH 
1. "Phong trào Thánh Linh cổ điền" được Parham và Seymour từng bước khởi xướng năm 1901, bây giờ đây đã có trên 11.000 nhóm Thánh Linh trên khắp thế giới. 
 
2. "Phong trào Tân Thánh Linh" do Dennis Bennett, mục sư của giáo đường Thánh Maccô thuộc Thánh Công Hội (Anh Giáo) khởi xướng năm 1960 tại Van Nuys, California. Trong 10 năm đã truyền bá phong trào này đến khắp các gia đình Tin Lành trên thế giới, đạt được tổng số 55 triệu người vào năm 1990. 
 
3. Phong trào Canh Tân Đặc Sủng của Công Giáo khởi đầu năm 1967 tại Pittsburgh, Pennsylvania, giữa các sinh viên và giới giảng viên của trường đại học Duquesne, và đến năm 1993, đã tác động đến đời sống của hơn 100 triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo trên 238 quốc gia. 
 
4. Những người theo phái Tin Mừng do John Winber khởi xướng vào năm 1981 tại Đại Chủng viện Thần Học Fuller. Đến năm 1990, 33 triệu người trên thế giới đều trở nên sôi động nơi các dấu chỉ, phép lạ, mặc dù họ không thèm biết đến các tên hiệu như là “Thánh Linh” và “đặc sủng”. 
HỌC THUYẾT, THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI: 
Nền tảng của Thánh Linh là Chúa Giêsu, cùng với sự nhấn mạnh quyền năng bừng tỏa của Chúa Thánh Thần, đặc biệt đã được trải nghiệm qua các môn đệ của Chúa Kitô trong ngày Đại Lễ Ngũ Tuần được diễn tả trong Cv 2, với phép rửa trong Chúa Thánh Thần theo Cv 1,4, việc Nói Tiếng Lạ… và việc thực hành hàng ngày các ơn huệ cùng các tác vụ của Chúa Thánh Linh được nói đến trong 1Cr 12 và 14. 
 
Hai nét đặc thù của phong trào Thánh Linh là “chúc tụng” và “phục vụ”. 
 
Đức Maria là người theo Thánh Linh đầu tiên trong Tân Ước như đã được trình bày trong Mt 1, và Lc 1: 
 
- Lễ Hiện Xuống đầu tiên trong Tân Ước: Một trong bảy đoạn văn bản nói về cuộc Lễ Hiện Xuống của Chúa Thánh Thần trong Thánh Kinh Tân Ước, đoạn văn bản đầu tiên là đoạn thứ nhất Phúc Âm theo Thánh Luca, khi Chúa Thánh Thần ngự đến với Đức Trinh Nữ Maria và làm đầy lòng Đức Mẹ bằng chính Chúa Giêsu. Sự ấy đã trở nên tinh túy cho bất kỳ cuộc ngự đến nào của Chúa Thánh Thần… và Người đem Chúa Giêsu đến làm đầy lòng mọi người. Đức Trinh Nữ Maria đã thực hiện hai điều mà bất cứ những người thuộc Thánh Linh phải làm: 
 
    1. Đức Mẹ đã đi viếng bà chị họ Elizabeth đang mang thai lúc tuổi già. (Lc 1,39-45) 
 
    2. Mẹ chúc tụng vinh quang Chúa với bài ngợi ca ‘Magnificat’ (Lc 1,46-56)  
 
- Lễ Hiện Xuống lần Thứ Hai: đã xảy ra khi bà Elizabeth và Gioan Tẩy Giả nhận lấy Chúa Thánh Thần qua sự viếng thăm của Đức Trinh Nữ Maria (Lc 1,41). 
 
- Lễ Hiện Xuống lần Thứ Ba: là Lễ Hiện Xuống lớn nhất, được diễn tả trong Cv 2, là lúc Chúa Thánh Thần ngự đến trên các Tông Đồ cùng với sự hiện diện của Đức Trinh Nữ Maria, và đó là ngày Giáo Hội chính thức được khai sanh trong thế giới này. 
 
Hội đoàn Thánh Linh: Có xu hướng là những nhóm nhỏ, những buổi họp nhóm có thể diễn ra ở mặt tiền của các cửa hàng, hoặc các tầng lầu trên được thuê lại. Nhưng những buổi họp nhóm cầu nguyện của họ thật sự bừng khởi : họ ca ngợi Thiên Chúa với những giai điệu Phúc Âm đầy sinh khí, đong đưa thân mình và tay chân, giữa những bài giảng gây dựng đức tin đầy phấn khởi, cùng với việc nói tiếng lạ, với những phép lạ và chữa lành cho một người nào đó về thể xác, về tinh thần, cũng như về phần hồn, các lời tiên tri, và các ngôn ngữ khác nữa; mọi đặc sủng đều được Chúa Thánh Thần tác động !... cùng với sự tham gia của mọi người trong buổi họp nhóm cầu nguyện. (theo 1Cr 12) 
 
"Chúa Kitô quang lâm lần Thứ Hai" là đề tài được các người theo Phong Trào Thánh Linh, những người theo Phái Tin Lành Báp-tít cũng như những người theo phái Tin Mừng rất ưa chuộng… họ không chờ đợi cho tới ngày Quang Lâm lần thứ hai để được cứu rỗi, “Hiện nay là thời thuận tiện; hiện nay là ngày cứu rỗi” (2Cr 6,2). Khi đến lần thứ hai, Chúa Giêsu không đến để ‘cứu rỗi’ nữa, mà là để ‘phán xét’. Những người lành thì về Thiên Đàng, kẻ dữ thì xuống hỏa ngục (Mt 25,31-46; Ga 5,29; Rm 2,5-10; 2Cr 5,10; 1Tx 4,15-18; Kh 20,11-15). 
 
Hiệp Nhất và Phê Bình: Các phong trào Thánh Linh và phong trào Đặc Sủng đã minh chứng một cách dứt khoát để tỏ ra một yếu tố hiệp nhất giửa các nhóm cơ đốc khác nhau. Tuy nhiên họ đã bị chỉ trích một cách khắc nghiệt, chủ yếu bởi các nhà lãnh đạo các giáo phái Tin Lành chính và các nhà lãnh đạo Công Giáo, phần lớn do sự hiểu lầm về ý nghĩa của việc Thanh Tẩy trong Thánh Thần, nói tiếng lạ, việc thực thi các ơn huệ của Chúa Thánh Thần, hoặc đôi khi chỉ vì ghen tỵ sự thành công giữa họ… Một kẻ ghen tỵ đã dám nói : “Phong trào Đặc Sủng” là chất xúc tác cho việc xây dựng toàn thế giới thành một giáo hội duy nhất của Phản Kitô.” Trong khi đó thì ngược lại, phong trào Đặc Sủng là chất kết dính việc xây dựng hiệp nhất trong Giáo Hội của Đức Kitô. 
 
Trong Phong Trào Ngũ Tuần, có các mục sư, các nhà truyền đạo, nhưng không có các Linh Mục, và Thánh Lễ. Đó là một phần trong sự tiến hóa của công cuộc Cải Cách Giáo Hội Tin Lành (Thệ Phản) : 
 
    - Không Giáo Hoàng: theo chủ trương của Martin Luther King (giáo hội vẫn còn các Giám Mục) 
 
    - Không Giám Mục: theo chủ trương của Calvin và những người theo Giáo Hội Trưởng Lão (gồm các tín đồ Trưởng Lão, linh mục, nhưng không có Giám Mục) 
 
    - Không linh mục, không có bàn thờ và không có sự tế lễ trong hầu hết các các giáo đường của Phong Trào Thánh Linh hiện đại, hầu như trong 41,000 giáo đường thuộc loại này. 
 
    - Không có lễ rửa tội cho các trẻ em, sau Zwingli và những người theo phái Anabaptism (Tái Thanh Tẩy). 
 
    - Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, dù đã được các nhà Cải Cách nguyên thủy ca ngợi hết sức, bây giờ đã là một nhân vật Thánh Kinh bị lãng quên trong nhiều giáo hội (Tin Lành) hiện đại đã được cải cách.  
 
“Tiểu Giáo Hoàng” : Đa số những người Tin Lành trong Phong trào Thánh Linh không chấp nhận thẩm quyền của người kế vị Thánh Phêrô, của Đức Giáo Hoàng… nhưng vì mỗi giáo đoàn đều có một sự độc lập riêng của họ, và trong mỗi một vị sáng lập hay lãnh đạo thường trở thành “Tiểu Giáo Hoàng”, không phải người nối dõi của Thánh Phêrô, nhưng thường là một người có yêu cầu nhiều hơn : Ông ta định ra những qui tắc, điều lệ - những quy tắc, điều lệ đôi khi nghiêm khắc, và nếu một thành viên trong hội đoàn vi phạm lề luật, họ sẽ bị trừng phạt cách nghiêm khắc ngay trước công hội, hoặc bị đuổi ra khỏi công hội. Nếu hút thuốc hoặc uống càfé, hoặc trang điểm hay dùng nữ trang, thì hãy coi chừng đấy!... và trong nhiều trường hợp, người lãnh đạo lạm dụng quyền hành và uy thế tối cao của mình trong những đường lối khác nhau đối với cánh đàn ông hoặc cánh phụ nữ, giống như các trường hợp đầy thương tâm của Jim Jones tại Jonestown, hay của David Koresh tại Chi Nhánh Davidians của Waco. 
 
“Tiền Bạc”: Phong trào Thánh Linh rất hào phóng trong chuyện tiền bạc, và bất kỳ nhà lãnh đạo phong trào đặc sủng nào cũng có một cám dỗ thành lập một giáo đường riêng cho mình (cả nam lẫn nữ), để chính mình “cai quản” tiền bạc đem lại từ mọi hình thức phục vụ, không có một hội thánh có thẩm quyền nào giám sát người ấy được. 
 
Có một lần duy nhất biểu lộ các kết quả sau cùng của phong trào này đã va chạm dữ dội với thế giới trong Thế Kỷ Hai Mươi… nhưng các nhà lãnh đạo của các giáo phái Tin Lành, Công Giáo và Chính Thống Giáo nên tìm hiểu một cách trung thực về các sự kiện bùng phát của các phong trào Thánh Linh và Đặc Sủng, nhận xét và hướng dẫn họ bất cứ khi nào cần thiết, và đặc biệt nhất, giúp đỡ họ và yêu thương họ bằng con đường duy nhất của lòng yêu thương, tôn trọng và hiểu biết của người Kitô Hữu… Là tội trọng nếu chống lại Thiên Chúa đối với các bậc chủ chăn hay các Linh Mục, Giám Mục tỏ ra khinh bỉ hay thậm chí không màng đến các phong trào Đặc Sủng trong giáo xứ hay giáo phận của mình. 
 
DH (Dịch theo tài liệu “The Pentecostal Movement”)