Công Giáo Khắp Nơi

Giáng Sinh ... Đầy Những Ngỡ Ngàng

Xin chào Anh Chị Em thân mến!

Trong vòng 6 ngày nữa là đến Giáng Sinh. Các thứ cây, các thứ trưng bày và các thứ ánh sáng khắp nơi nhắc nhở rằng cả năm nay nữa cũng cử hành mừng Giáng Sinh. Việc quảng cáo mời gọi chúng ta cứ trao đổi cho nhau các quà tặng mới mẻ hơn nữa, để mang lại cho nhau cảm giác ngỡ ngàng. Tuy nhiên, đó có phải là việc cử hành đẹp lòng Thiên Chúa hay chăng? Ngài muốn Giáng Sinh ra sao, đâu là các thứ quà tặng và những sự ngỡ ngàng?

Chúng ta hãy nhìn vào ngày Giáng Sinh đầu tiên của lịch sử để khám phá ra những thú vị của Thiên Chúa.Ngày Giáng Sinh đó toàn là những gì ngỡ ngàngthôi. Bắt đầu là Mẹ Maria, người là vị hôn thê đính hôn của Thánh Giuse: Thiên Thần đã đến thay đổi cuộc đời của Mẹ. Từ tình trạng là trinh nữ Mẹ sẽ trở thành một người mẹ. Tiếp theo là Thánh Giuse, được kêu gọi làm cha của một người con trai mà thánh nhân không truyền sinh. Một người con trai - ở vào một khúc quanh thê thảm trong các biến cố - xuất hiện vào một giây phút không ngờ nhất, tức là khi Mẹ Maria và Thánh Giuse đã đính hôn với nhau, và theo luật thì chưa được chung sống với nhau. Đối diện với những gì là tồi bại ấy, cái cảm quan tốt đẹp về thời điểm đã gợi lên nơi Thánh Giuse ý nghĩ từ bỏ Mẹ Maria để giữ danh thơm tiếng tốt của ngài, thế nhưng, mặc dù có quyền làm như vậy, ngài đã làm cho chúng ta ngỡ ngàng, đó là ngài không gây tổn thương cho Mẹ Maria bằng ý nghĩ âm thầm bỏ Mẹ mà đi, bằng cái giá phải trả là bị mất đi tiếng tăm của ngài. Sau đó xẩy ra một sự ngỡ ngàng khác, đó là trong một giấc chiêm bao, Thiên Chúa đã xoay chuyển dự định của thánh nhân và muốn thánh nhân nhận lấy Mẹ Maria. Khi Chúa Giêsu được hạ sinh thì Thánh Giuse đã có dự tính của mình về gia đình, thì ngài lại được báo chỗi dậy sang Ai Cập. Tóm lại, Giáng Sinh gây ra những thay đổi không ngờ về cuộc sống. Và nếu chúng ta muốn sống Giáng Sinh, chúng ta cần phải mở lòng mình ra và cởi mở trước những bàng hoàng ngỡ ngàng, tức là với những gì thay đổi không ngờ của cuộc sống.

Tuy nhiên, chính vào Ngày Áp Giáng Sinh mới xẩy ra một sự ngỡ ngàng cả thể nhất, đó là Đấng Tối Cao là một em bé nhỏ mọn. Lời thần linh là một đứa bé, theo nghĩa đen nghĩa là "không biết nói năng". Lời thần linh hóa ra "không biết nói năng". Các vị Thẩm Quyền vào thời đó, hay của nơi đó, hoặc các vị khâm sứ không có đó để đón nhận Đấng Cứu Thế: không, chỉ là những mục tử quê mùa, thành phần, ngỡ ngàng trước các vị Thiên Thần trong lúc họ đang làm việc về đêm, liền chạy đi ngay. Ai ngờ được như thế? Giáng Sinh là để cử hành mừng Vị Thiên Chúa chưa hề nghe thấy, là cử hành mừng Vị Thiên Chúa chưa từng thấy, Đấng đã lật ngược các lý lẽ lập luận của chúng ta và các niềm trông mong của chúng ta.

Vậy thì để cử hành Giáng Sinh đó là trên trái đất này hãy đón nhận các ngỡ ngàng của Trời Cao. Người ta không thể nào sống "dưới thế này" khi mà Trời Cao đã mang những thứ mới mẻ của mình vào trần gian. Giáng Sinh khai mào cho một tân kỷ nguyên, thời điểm sự sống không phải là những gì được dự tính mà là được cống hiến; một thời điểm người ta không còn sống cho bản thân mình nữa, chiều theo xu hướng của mình, mà là cho Thiên Chúa; và với Thiên Chúa, vì từ Giáng Sinh đầu tiên, Thiên Chúa đã trở thành Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, Đấng sống với chúng ta, Đấng bước đi với chúng ta. Sống Giáng Sinh là để cho bản thân mình được rung động trước cái mới mẻ lạ lùng của nó. Cuộc Sinh Hạ của Chúa Giêsu không cống hiến thứ nồng ấm bảo đảm của một cái lò sưởi, mà là cái rộn ràng thần linh làm rung chuyển lịch sử. Giáng Sinh là chuyện lòng khiêm tốn rửa hận đối với những gì là ngạo mạn, chuyện của tính chất giản dị bù lại những gì là dồi dào, chuyện tình trạng thinh lặng thay cho những gì là náo động, chuyện việc cầu nguyện vượt trên những gì là "thời giờ của tôi", chuyện Thiên Chúa ở bên trên những gì là "cái tôi" của mình.

Việc cử hành Giáng Sinh là làm như Chúa Giêsu đã thực hiện, Đấng đã đến cho thành phần thiếu thốn chúng ta, và đến với những ai cần đến chúng ta. Là làm như Mẹ Maria đã làm, đó là ký thác bản thân của chúng ta, là tỏ ra dễ dạy đối với Thiên Chúa, cho dù không hiểu được những gì Ngài sẽ làm. Việc cử hành Giáng Sinh là làm như Thánh Giuse đã làm, đó là chỗi dậy thực hiện những gì Thiên Chúa muốn, cho dù không hợp với dự tính của chúng ta. Thánh Giuse là người gây ngỡ ngàng: ngài chẳng hề nói năng gì trong Phúc Âm: không có một lời nào của Thánh Giuse trong Phúc Âm; và Chúa nói với thánh nhân trong thầm lặng, Ngài thực sự là nói với thánh nhân trong giấc ngủ của thánh nhân. Giáng Sinh yêu thích tiếng thầm lặng của Thiên Chúa hơn là những thứ ồn ào của chủ nghĩa hưởng thụ. Nếu chúng ta có thể thầm lặng trước Máng cỏ thì Giáng Sinh sẽ trở thành một ngỡ ngàng cho cả chúng ta nữa, chứ không phải là một cái gì đó đã được thấyHãy thầm lặng trước Máng cỏ: đó là một lời mời gọi sống Giáng Sinh. Cứ giành ra một chút thời gian, đến trước Máng cỏ và giữ thinh lặng. Rồi anh chị em sẽ cảm thấy, sẽ thấy được cái ngỡ ngàng.

Tuy nhiên, tiếc thay, việc cử hành này đã bị lệch lạc mất rồi, và chúng ta có thể ưa thích những gì là tầm thường trên trái đất này hơn là những gì là mới mẻ của Trời Cao. Nếu Giáng Sinh chỉ là một ngày lễ truyền thống đẹp đẽ, thời điểm mà chúng ta, chứ không phải là Người, là chính yếu thì Giáng Sinh sẽ là một cơ hội bị mất mát đi. Chúng ta đừng làm cho Giáng Sinh thành trần thế! Chúng ta đừng loại trừ Đấng được mừng như đã xẩy ra lúc ấy, khi mà "Người đến giữa dân của mình mà dân của Người lại không đón nhận Người" (Gioan 1:11). Từ bài Phúc Âm đầu tiên của Mùa Vọng, Chúa đã bảo chúng ta hãy tỉnh thức, xin chúng ta đừng buông thả theo "phóng đãng" và "lo toan sự đời" (Luca 21:34). Trong những ngày này người ta chạy, có lẽ chạy hơn bao giờ hết trong năm. Bởi vậy, ngược lại, đó là thực hiện những gì Chúa Giêsu muốn. Chúng ta than trách nhiều điều khiến ngày sống của chúng ta bận bịu, thế giới này đi quá nhanh. Tuy nhiên, Chúa Giêsu lại không than trách thế giới này. Người xin chúng ta đừng để cho mình bị lôi kéo, hãy luôn tỉnh thức cầu nguyện (cf. câu 36).

Vậy thì Giáng Sinh là ở chỗ như Thánh Giuse chúng ta biết giành chỗ cho sự thinh lặng; ở chỗ, như Mẹ Maria, chúng ta thưa cùng Thiên Chúa rằng "này con đây"; ở chỗ, như Chúa Giêsu, chúng ta sống cận kề với Đấng lẻ loi cô độc một mình; ở chỗ, như mục đồng, chúng ta ra khỏi cái vòng bủa vây chúng ta để ở cùng Chúa Giêsu. Giáng Sinh là ở chỗ chúng ta thấy được ánh sáng nơi hang Belem nghèo hèn. Không còn là Giáng Sinh nữanếu chúng ta tìm kiếm thứ hào quang lờ mờ của thế giới này, nếu chúng ta ôm đầy những quà tặng, bữa trưa và bữa tối, trong khi đó chúng ta lại không giúp đáp cho ít là một người nghèo, thành phần giống như Thiên Chúa, vì Thiên Chúa đã trở nên nghèo khổ vào lúc Giáng Sinh.

Anh chị em thân mến, tôi xin chúc cho anh chị em có được một Giáng Sinh hạnh phúc, một Giáng Sinh đầy những gì là ngỡ ngàng của Chúa Giêsu! Chúng có thể là những thứ ngỡ ngàng khó chịu, thế nhưng chúng lại là thú vị của Thiên Chúa. Nếu chúng ta ôm ấp lấy chúng, chúng ta sẽ cảm thấy được một thứ ngỡ ngàng rạng ngời cho bản thân mình. Mỗi người chúng ta trong tận đáy lòng có khả năng cảm thấy ngỡ ngàng. Chúng ta hãy để cho Chúa Giêsu làm cho chúng ta ngỡ ngàng Giáng Sinh này nhé.

"Chúng ta hãy nhìn vào ngày Giáng Sinh đầu tiên của lịch sử để khám phá ra những thú vị của Thiên Chúa.

Ngày Giáng Sinh đó toàn là những gì ngỡ ngàng thôi"

"Chính vào Ngày Áp Giáng Sinh mới xẩy ra một sự ngỡ ngàng cả thể nhất, đó là Đấng Tối Cao là một em bé nhỏ mọn.

Lời thần linh là một đứa bé, theo nghĩa đen nghĩa là 'không biết nói năng'. Lời thần linh hóa ra 'không biết nói năng'"

Pope Francis at the General Audience, which took place in the Paul VI Hall

"Giáng Sinh là để cử hành mừng Vị Thiên Chúa chưa hề nghe thấy, là cử hành mừng Vị Thiên Chúa chưa từng thấy,

Đấng đã lật ngược các lý lẽ lập luận của chúng ta và các niềm trông mong của chúng ta".

 

Tác giả: 
 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch