Tài Liệu Khác

 

Làm Cách Nào Để Cầu Cho Kẻ Chết Được Sống Lại 

Quyền năng  ca  ngợi và Cảm tạ !

Có bằng chứng về quyền năng  ca ngợi của Chúa Giêsu làm cho Lazarô sống lại. Chúa Giêsu  đã biết  Lazarô đau nặng rồi  mà Ngài còn  không đến ngay,  lại còn đợi  cho tới khi  Lazarô chết rồi,

“Rồi sau đó, Người nói với các môn đệ: "Nào chúng ta cùng trở lại miền Giu-đê!", “(Ga 11:7).

Các môn đệ thì chẳng muốn đi chút nào, vì lần trước khi họ ở đó, những người Giuđê đã tìm cách giết Chúa Giêsu. Vậy làm sao lại phải liều mạng, để đi dự một đám tang! “(Ga,11:14, 15):

Lúc dó, có một điều lạ  đang xảy ra là:

11:14 Bấy giờ Người mới nói rõ: "La-da-rô đã chết.

11:15 Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin. Thôi, nào chúng ta đến với anh ấy."

Chúa Giêsu vui vì  Lazarô chết, mọi người coi đó là một bi kịch nhưng Chúa Giêsu có cái nhìn khác hơn về sự việc ấy và Ngài vui.
Khi họ đến làng Bêtania  là nơi Lazarô cư ngụ, gia đình, bè bạn và nhiều nhà lãnh đạo Do Thái đang tụ tập để  khóc than người chết. Nhiều tiếng than vạn, khóc lóc nhưng chẳng có một lời ca ngợi và cảm tạ nào cả.

Khi thấy Chúa Giêsu đến,thì :

“Có vài người trong nhóm họ nói: "Ông ta đã mở mắt cho người mù, lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết ư?"   ( Ga11:37 )

Chúa Giê-xu thất vọng trước phản ứng của họ và :

Người hỏi: "Các người để xác anh ấy ở đâu?" ( Ga,11:34 )

“họ chỉ cho Ngài,

Đức Giê-su nói: "Đem phiến đá này đi." Ga,11:39 
Cho đến lúc nầy thì bạn hoặc tôi có thể làm được những gì  như Chúa Giêsu đã làm. Chúng ta có thể dự tang lễ, an ủi tang quyến và nếu chúng ta tin điều Kinh Thánh nói,

mọi sự đều nên tốt cho những  kẻ yêu mến Ngài”,

thì chúng ta có thể cố gắng nói với tang quyến rằng điều đó xảy ra là có ích lợi. Nhưng có lẽ bạn và tôi chỉ làm đến đó thôi, ngay cả khi chúng ta bị gia đình người quá cố thách thức:

“Anh nói anh là một  kitô hữu, và

Chúa của anh có thể làm được mọi sự,

sao anh không xin Ngài làm một điều gì ngay bây giờ đi?”

Còn Chúa Giêsu thì  làm gì?

Ngài có xin Thiên Chúa giúp đỡ không?

Ngài có nài xin rằng :

“Lạy Cha, xin hãy nghe con vì con đang có

một việc rất quan trọng  Cha có giúp đỡ con không nè ”?

Không, Ngài chỉ đứng đó và nói:

“Thưa Cha, con cảm tạ Cha vì Cha đã nhậm lời con”.

Chúa Giê-xu không xin Thiên Chúa làm điều gì cả,

Ngài chỉ cảm tạ Thiên Chúa mà thôi  vì điều đó đã được thực hiện rồi,

Ngài đang nói:

Cám ơn Cha vì vấn đề không còn là vấn đề nữa”.

Một đám đông khá lớn đang vây quanh mộ than van khóc lóc. Các môn đệ  đứng sau lưng họ đang lo sợ bị bắt và bị giết. Chúa Giê-xu là người duy nhất đứng đó mà không có vấn đề gì, Ngàichẳng có điều gì phải cầu xin Thiên Chúa . Ngài chỉ :

11:41,Đức Giê-su ngước mắt lên và nói:

"Lạy Cha, con cảm tạ Cha vì Cha đã nhậm lời con.,

11:42 Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con."

11:43 Nói xong, Người kêu lớn tiếng: "Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ`!"

Tại sao bạn và tôi lại không thể làm điều nầy? Chúa Giê-xu đã bảo các môn đệ sau đó:

14:12 Thật, Thầy bảo thật anh em ,

ai tin vào Thầy, thì người đó cũng

sẽ làm được những việc Thầy làm.

Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa,

bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.

14:13 Và bất cứ điều 

anh em nhân danh Thầy mà xin,

thì Thầy sẽ làm,

để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con (Ga, 14:12, 13).

Đó là một trong những câu Kinh Thánh khiến chúng ta không được thoải mái. Tôi chưa gọi người chết nào sống lại  cả và có lẽ bạn cũng chưa luôn phải không?

. Ngay cả những vấn đề nhỏ phải đối diện mà chúng ta còn giải quyết chưa xong nổi nữa là. Nhưng Chúa Giêsu nói rằng :

chúng ta có thể và Ngài cũng đã chứng minh cách làm cho ta thấy đây nè :

Ngài chỉ nói đơn giản: “cảm tạ Cha vì Cha đã nhậm lời con”.

Đó là điều khiến tôi tin chắc rằng ca ngợi và cảm tạ được coi là sự biểu lộ chính yếu của lòng phó thác và đức tin nơi Thiên Chúa - và

vào  một lúc nào đó  học cách cảm tạ Chúa về mọi điều, thì quyền năng của Ngài sẽ  được thực hiện trong đời sống mỗi người chúng ta.

Tôi cũng biết bí quyết đó không ở trong  lời nói của Chúa Giêsu đâu. Tôi có thể đứng trước một quan tài mở nắp và nói đi nói lại nhiều lần với những giọng điệu khác nhau:

“Con cám ơn Cha vì Cha đã nhậm lời con”,

nhưng điều nầy không làm cho xác chết đứng dậy được đâu nha.

Vậy thì không phải ở cách nói mà là một điều gì đó có sẳn trong lòng Chúa Giêsu đã tuôn tràn thẳng vào lòng Thiên Chúa . Nếu chính điều đó cũng có thể tuôn thẳng vào  lòng chúng ta thì tình yêu của Chúa sẽ tràn vào đời sống chúng ta và hoàn cảnh chung quanh chúng ta .

Chắc chắn sẽ như ánh sáng mặt trời tràn qua cánh cửa mở rộng để căn phòng ngập tràn ánh sáng và ấm áp được .
Làm cách nào chúng ta có thể cảm tạ Thiên Chúa  theo cách của Chúa Giêsu ?

Tôi chắc chắn rằng có nhiều cách để bắt đầu, nếu bạn cứ  bắt đầu ở một điểm nào đó, còn tôi thì bắt đầu cảm ơn Chúa về những điều nhỏ nhất như:

chiếc xe hơi cũ không chịu chạy nè .

Mới đầu mình thầy điều nầy có vẻ ngớ ngẩn, nhưng Kinh Thánh dạy chúng ta phải làm mà:

Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha. (Eph Ep 5:20).

Mọi sự bao gồm cả :

xe cũ,

bánh mì bị cháy,

dụng cụ bị hư hỏng...

Một người lãnh đạo khó tính, gây cản trở cho công tác tông đồ của nhóm

Một đứa con làm thất vọng hay gây đau khổ cho gia đình.

Một người Cha hay chồng hay vợ bỏ bê gia đình…

Lúc đầu tôi cũng chẳng thật sự có ý cảm tạ, nhưng cảm tạ là một hành động biểu lộ sự vâng phục đối với điều Chúa muốn tôi làm. Đó là bước đầu của tôi, và phải trải qua một thời gian khá lâu trước khi tôi thấy được nhiều kết quả.

Sự thay đổi đến từ từdần dần tôi bắt đầu thật sự cảm tạ khi nói

Cám ơn Chúa”, và cứ thế , cứ thế ,

tôi thấy mình thật sự sung sướng về một số điều trước kia

vẫn làm tôi lo buồn. tức giận muốn khùng luôn !

Cũng vậy, càng ngày tôi càng tin tưởng hơn rằng :

Thiên Chúa  chịu trách nhiệm về tất cả mọi sự xảy đến cho tôi và cũng không khó khăn lắm để tin rằng Ngài đã đưa tôi vào những hoàn cảnh đó để tỏ cho tôi biết Ngài yêu tôi.
Khi tôi bắt đầu chia xẻ với mọi người về cách cảm tạ Chúa về những hoàn cảnh khó khăn của họ, bằng chứng lại rõ ràng hơn đấy .

Cảm tạ như một biểu lộ của đức tin đem đến

nhiều kết quả kỳ lạ hơn là cứ van nài,  cầu xin với Chúa.

Tôi thấy không phải chỉ thỉnh thoảng mới cảm tạ.

Mà  Kinh Thánh cứ nói đi nói lại rằng:

Ccảm tạ là cách biểu lộ chính xác sự thờ phượng và tình yêu

đối với Thiên Chúa .

Nhưng trước khi hiểu được nhiều như vậy,

tôi đã phải đối diện với một số vấn đề.

Nhiều lúc cảm tạ Chúa chẳng đưa tôi đến đâu cả,

sự việc dường như còn rắc rối hơn trước khi tôi bắt đầu nữa kìa.

Thất vọng xâm chiếm tôi, những lời cảm tạ của tôi –

khi tôi có thể nói - trống rỗng và vô nghĩa.

Có điều gì sai trật chăng ?

Tôi thử nhiều cách cảm tạ mới. Tôi sử dụng ý chí để làm điều nầy dù đôi khi tôi muốn bỏ cuộc. Vẫn không lối thoát. Cuối cùng tôi cảm tạ Chúa về việc thiếu niềm vui và thiếu đức tin của tôi và xin Ngài chỉ cho tôi biết điều gì sai trật.

Ngài tỏ ra rằng đến một lúc nào đó dù tôi có ý chí đến đâu, dù có lặp đi lặp lại bao nhiêu lần những lời cảm tạ, cũng không đem tôi đến gần một giải pháp nào. Vấn đề không phải ở những điều tôi nói hay làm, mà chính tôi mới là vấn đề! đó chứ .
Khi Chúa Giêsu nói những lời đơn sơ:

“Cảm tạ Cha vì Cha đã nhậm lời con”.

Quyền năng của Thiên Chúa đã truyền ra ngay qua Chúa Giêsu,

Vì giữa Chúa Giêsu với  Chúa Cha không có vấn đề gì hết.

Không có điều gì trong lòng Thiên Chúa Giêsu ngăn trở mối tương giao giữa Ngài với Thiên  Chúa Cha cả .

Mà  hai  Ngài chỉ  là một. Chúng ta cũng biết là Chúa Giêsu cầu nguyện cho tất cả những ai sẽ tin Ngài mà:

17:22 Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một:

17:23 Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con. (Ga 17:22, 23).

Cảm tạ Chúa như một hành động bày tỏ ra bên ngoài , lòng vâng phục là điều tốt , nhưng đó chỉ là bước khởi đầu. Sớm muộn gì cũng đến một lúc những lời cảm tạ của chúng ta dường như mòn mỏi. Điều đó thường có nghĩa là chúng ta cần có điều gì khác nữa kìa.

Giá thì cao và việc trả giá thường đau đớn đó;

Trước tiên phải từ bỏ điều nào đó trong lòng mình đi,

Nó đã ngăn trở mối tương giao giữa chúng ta với Thiên Chúa .

Mặc dù phần thưởng là sự nên một với Chúa Giêsu Kitô,

nhưng chúng ta luôn luôn không muốn từ bỏ một chút nào.

Một viên quan Do Thái hỏi Chúa Giê-xu điều gì ông phải làm để được sự sống đời đời :

18:18 Có một thủ lãnh hỏi Đức Giê-su:

"Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?"…

18:22  Nghe vậy, Đức Giê-su bảo ông:

"Ông chỉ còn thiếu có một điều,

là hãy bán tất cả những gì ông có

mà phân phát cho người nghèo, và

ông sẽ được một kho tàng trên trời.

Rồi hãy đến theo tôi"…

18:23 Nghe vậy, ông ta buồn lắm, vì ông rất giàu.

18:24 Đức Giê-su nhìn ông ta và nói:

"Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!

(Lc 18:18, 22-24).

Vấn đề không phải ở chỗ giàu sang của người

mà là lòng yêu mến sự giàu sang đó.

Chúa Giêsu biết điều nầy trong lòng người ấy và

đã chỉ đúng điều đã gây ngăn trở cho mối tương giao mật thiết

giữa người đó với Đức Chúa. Bất cứ điều gì

chúng ta không từ bỏ vì Chúa Giêsu, đó chính là

điều chúng ta thấy quan trọng hơn mối quan hệ giữa chúng ta với Ngài.

Chúng ta hãy tự hỏi mình câu hỏi sau đây:

“Có điều gì hay người nào trong đời sống tôi khiến

tôi  không thể vì Chúa mà từ bỏ được, hay

không cảm tạ được  đối với Chúa không?”.

Nếu câu trả lời là , đó chính là

điều gì hay người nào đã xen vào giữa ta với  Chúa  mất rồi !

Có lần một phụ nữ  kể cho tôi nghe những

vấn đề của bà về tiền bạc, sức khỏe và gia đình,

“tôi muốn dâng hết cái mớ rắc rối nầy lên cho Chúa

- Tôi cũng đã cố cảm tạ Ngài nhưng mọi sự cứ tệ hại hơn,

xin cho biết tôi phải làm gì?”

Tôi hỏi: “Có điều gì bà biết Chúa muốn bà làm

mà bà không muốn làm không?”

Bà ta đỏ mặt và nói:

“Chỉ có một điều là tôi không thể tha thứ,

tôi cũng không thể nói ra điều đó”.

Tôi bảo: “Đó chính là điều Thiên  Chúa  muốn bà làm

trước khi bất cứ điều gì khác có thể xảy ra”.

Bà ta khóc nhưng nét mặt rất cương quyết,

“thế thì tôi tiếp tục chịu đau khổ thôi,

tôi không thể nào tha thứ được”.
Hầu hết chúng ta cứ cố che đậy hay

chối bỏ những vấn đề đích thực.

Giêrêmia  tỏ ra hiểu biết  bản chất con người khi ông viết:

9 Không gì nham hiểm và bất trị như lòng người, ai dò thấu được?

10 Ta là ĐỨC CHÚA, Ta dò xét lòng người, thử thách mọi tâm can.
Ta sẽ thưởng phạt ai nấy tuỳ theo cách nó sống và việc nó làm.

( Gr 17:9, 10).

Đa-vít đã tỏ ra thành thật khi nói:

23 Lạy Chúa, xin dò xét để biết rõ lòng con,
xin thử con cho biết những điều con cảm nghĩ.

24 Xin Ngài xem con có lạc vào đường gian ác
thì dẫn con theo chính lộ ngàn đời.

(Tv 139:23, 24).

Nếu bạn cầu nguyện như vậy, Chúa sẽ trả lời.

Ngài sẽ nhắc bạn những gì bạn đang cố che giấu.

Thường thì những đầu mối được tìm ra

trong những hoàn cảnh đau đớn mà

chúng ta cảm thấy quá nặng nề.

Chúng ta có thể cảm ơn Ngài về những

hoàn cảnh nầy vì Ngài không dùng chúng

để  phạt nhưng để đem chúng ta đến gần Ngài hơn.


Khi biết sự thật, chúng ta phải làm một điều gì đó:

18 Điều gian ác, nếu lòng này ấp ủ,
chắc hẳn là Chúa chẳng nghe đâu.(TV, 66:18).

Bất cứ điều gì chúng ta giấu Chúa, đó là tội lỗi.

Khi chúng ta cứ còn bám chặt điều đó,

Chúa không thể nghe chúng ta.

Phương thuốc duy nhất cho tội lỗi

là sự tha thứ của Thiên Chúa , và

điều này mang chúng ta trở lại nền tảng ban đầu

của mối quan hệ giữa chúng ta với Đấng Tạo Hóa;

chúng ta thú nhận tội lỗi của mình,

dâng nó cho Ngài và Ngài tha thứ.

Còn sống bao lâu ta sẽ còn tùy thuộc dựa dẫm vào sự tha thứ của Chúa bấy lâu. Hơn bao giờ hết, ta phải  ý thức rõ điều nầy và hy vọng trong tương lai ta  lại  càng phải dựa vào điều nầy hơn không ?. Bạn có sợ hay xấu hổ vì phải xin Ngài tha thứ thật nhiều lần hơn nữa không?

Bạn có nghĩ làm thế là bạn đang đùa với Chúa và Ngài sẽ giận dữ, chán nản hết muốn tha thứ cho bạn không? Đó không phải là sự khiêm tốn đâu mà chính là lòng kiêu ngạo khiến bạn không thể thấy được bạn phải dựa vào sự tha thứ của Chúa.

Có một ngày kia ,lúc  tôi đứng ở bờ biển, thì thấy một cậu bé chạy xuống và múc nước đầy cái xô đồ chơi. Rồi nó chạy lên bờ, đổ nước trong xô vào cái lỗ đào trên cát. Nó cứ chạy lên, chạy xuống, rồi bỗng chốc  tôi mới  nhận ra được sự tha thứ của Thiên Chúa  cũng bao la như đại dương lòng thương xót  Chúa.

Chúng ta cứ múc hết xô nọ đến xô kia và ngay lập tức nước lại tràn vào để thay thế số lượng nước nhỏ nhoi mà chúng ta vừa múc. Dù chúng ta có múc bao nhiêu nước thì đại dương Lòng thương xót  Chúa vẫn tràn đầy nước như khi chúng ta bắt đầu múc.

Và dù chúng ta có đổ bao nhiêu xô nước vào cái lỗ nhỏ trên cát thì nước cũng biến mất ngay và chẳng bao lâu chúng ta lại cần một xô nước khác.
Lòng Đức Chúa vui mừng khi con cái Ngài đến nhận sự tha thứ, Ngài không tha thứ cách miễn cưỡng và bảo:

“Nữa! Lại xin nữa rồi! Đến khi nào con mới nên người!”.

Cứ mỗi lần Ngài thấy chúng ta trở lại, Ngài lại nói: “Ta rất vui mừng vì con đã trở lại, ta tha thứ cho con và ta yêu con,

Những lần trở lại với Chúa để Ngài tha thứ và

quên đi là con đường huyết mạch trong

quan hệ giữa chúng ta với Chúa.

Mỗi lần chúng ta thú nhận tội lỗi mình và đầu hàng Ngài,

Đức Kitô lại có thêm quyền kiểm soát

trên lãnh vực đời sống của chúng ta.

Sự thay đổi trong chúng ta có thể từ từ hay lập tức,

nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng

sự thay đổi đang xảy ra.

Chúng ta không thể tự mình thay đổi được đâu,

đó là lý do vì sao Phao-lô nói với tín hữu Ê-phê-sô:

”...hãy thấm nhuần Thần Khí….(Eph Ep 5:18).

Khi Thánh Linh kiểm soát đời sống chúng ta, sẽ có hoa qủa của Thánh Linh trong chúng ta:

5:22 Còn hoa quả của Thần Khí là:

bác ái, hoan lạc,

bình an, nhẫn nhục,

nhân hậu, từ tâm, trung tín,

5:23 hiền hoà, tiết độ.

Không có luật nào chống lại những điều như thế.

(GaGl 5:22, 23).

Những hoa trái nầy chúng ta không thể nào tự mình có được.

Đầy tràn Chúa  Thánh Thần có nghĩa gì?

Điều nầy sẽ dễ hiểu  hơn nếu chúng ta nghĩ đến sự tràn đầy  Thánh Linh như một quá trình hơn là một sự kiện xảy ra tức khắc.

Khi Phao-lô nói:

”...hãy thấm nhuần … “hay hãy đầy tràn …Ngài dùng hình ảnh sống động để chỉ một ống dẫn  nước đang  chảy  ào ào vào  . Nếu ta khóa vòi lại hay ống bị ngẹt nước thì  đường  ống sẽ trống trơn hoặc vòi sẽ chảy nhỏ giọt sẽ  đọng lại nước .
Bạn cũng như tôi, cũng y chang  như vậy  đó, chúng ta được truyền lệnh phải đầy tràn Chúa  Thánh Linh mà.

Chúa Thánh Linh không đóng kín cái vòi lại đâu  đó, nhưng tuôn chảy ào ạt vào chúng ta. Mở vòi nước là thái độ đầu hàng Đức Giêsu Kitô liên lỉ, vì vậy ta không để cho bất cứ điều gì bít kínống nước cả,

như  là

đam mê, nghiện ngập

thù oán , o/ tha thứ

giận dữ , lo lắng

buồn phiền,  mưu mô,

tính toán, so bì,

qủy quyệt  , sợ hải….

Vì thế phải giữ cho sự liên lạc giữa chúng ta với  Chúa  luôn được gần gủi bên nhau, nên một với nhau , thì ta mới thấy  nó  quan trọng như thế nào chưa ? Có nghĩa la` chúng ta cần được  Chúa  tha thứ cho ta liên tục chưa nào ?

Tôi biết tôi không giống tôi cách đây năm năm, và

mối quan hệ giữa tôi với Chúa bây giờ cũng không như hồi đó.

Hy vọng tôi đã lớn lên, đã trưởng thành đôi chút và

đã đầu phục Chúa nhiều hơn trong mọi lãnh vực khác

trong đời sống, để ngày càng đầy tràn Thánh Linh của Ngài hơn.

Ngài chỉ có thể đầy tràn khi tôi sẵn sàng để lòng không dạ trống và

sẵn sàng mở rộng tấm lòng ao ước, học hỏi

để tiến bước, lớn lên về mọi mặt !

Giống như những đường ống luôn đầy, luôn dẫn nước,

các bạn và tôi có thể chứa Chúa Thánh Linh

mỗi ngày mỗi  nhiều hơn,

khi sự thân mật với Chúa mỗi lúc một gần gủi hơn.

Một ống dẫn nước có thể bị tắc nghẽn,

và chúng ta cũng vậy,

bạn có thể đầy dẫy Chúa Thánh Linh và

rồi bạn nổi nóng, hay Chúa chỉ cho bạn một điều nào đó ,

cần phải từ bỏ, nhưng bạn từ chối.

Lúc đó bạn có còn đầy Chúa Thánh Linh không nào ?

Hay bạn đã bị  nghẹt ống rồi?

Có người kể một người nào đó : đầy tràn  Chúa Thánh Linh

khi nói đến kinh nghiệm đầu phục Đức Thánh Linh cách đặc biệt.

Từ đó trở đi, họ trông đợi “người đầy Thánh Linh” này sẽ là một người gần như toàn hảo. Xin lỗi à, không phải vậy đâu !

Điều nầy hoàn toàn trái ngược với thực tế.

Người đã mở lòng ra để được đầy tràn  Thánh Linh rồi sau đó lại bị tắc nghẽn là một người khó có thể chung sống và khó cảm thông. Khi đã nếm trải sự tương giao mật thiết với Thiên  Chúa mà lại quay về đường xưa lối cũ thì lẽ tự nhiên chúng ta trở nên dễ nổi nóng và luôn đau khổ là cái chắc .

Chúa Thánh Linh đã đem đến sự bình an  tâm hồn và khi sự bình an đó mất đi, chúng ta có thể phản ứng một cách nóng nảy  với mọi sự việc xảy ra và  với mọi người chung quanh.
Nếu chúng ta nói:

“Hiện giờ tôi đang được đầy tràn Đức Thánh Linh”, thay vì nói:

“Tôi được đầy tràn Chúa Thánh Thần”, thì chúng ta mới diễn tả cách chính xác hơn cách Chúa Thánh Linh làm việc.

Phao-lô đã được chính Chúa Thánh Linh dẫn dắt cẩn thận. Điều nầy nhấn mạnh cho các tín hữu  đầu tiên tìm thấy nhu cầu cần được Thánh Linh đầy tràn liên tục. Đây không phải là kinh nghiệm trong một lúc nhưng là một quá trình tương giao mật thiết  với  Chúa phải  không  ?

. Chúng ta có luôn sẵn sàng thú nhận những thất bại của mình và

xin Ngài tha thứ không?

Nếu được như vậy có nghĩa, là chúng ta đang dứt bỏ những gì đang ràng buộc 

điều này giúp chúng ta ngày càng đầy tràn chính Ngài hơn đó !.
Chúa Giê-xu liên tục đầy tràn Thánh Linh.

Ngài, Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần  là một.

Hình ảnh Ngài dùng để diễn  tả liên hệ giữa chúng ta với Ngài rất là sống động:

“  15:5 Thầy là cây nho, anh em là cành....” (Ga 15:5).

Cành  không thể tự lớn lên hay sinh ra trái khi bị cắt lìa khỏi cây. Chúng ta cần nhựa sống chảy qua liên tục, đây là hình ảnh của sự cậy dựa hoàn toàn vào Chúa  , nhựa sống chính là Chúa Thánh Linh.

Chúng ta càng tận hiến đời sống và chính mình cho Ngài,

lúc đó chúng ta mới càng kinh nghiệm sự nên  một mà chúng ta hưởng được trong Đức Chúa Giêsu Kitô.

Sự ca ngợi thật hết lòng phát sinh từ sự nên một với Đức Kitô và như một cái máy lọc vậy : ca ngợi thật lòng sẽ biến mọi việc trong đời sống chúng ta thành niềm vui mừng và cảm tạ. Bạn có thể tưởng tượng bạn đang có một máy lọc chính là sự ngợi khen trong lòng không?

Bạn sẽ không còn thấy đau khổ, vấn đề hay bị kịch nào nữa, mà

chỉ thấy đó chính là những cơ hội tuyệt vời Chúa dùng để chứng minh tình yêu của Ngài đối với bạn.

Chúa Giê-xu là như vậy đó.

Không chỉ môi miệng mà từng thớ thịt của Ngài đã  tuôn tràn sự ngợi khen, vì vậy Ngài có thể nói tại đám tang ở Bê-tha-ni:

Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin. ”.

Phải chăng có một phần  đời của bạn đang chết và bị chôn vùi không nè ? Vậy nó có bị hủy hoại và phí phạm không đây ?

Có thể đó là hôn nhân,

công việc hay tài năng của bạn. Bạn bảo:

“Truyền cho những điều nầy dù nó có sống lại, cũng chẳng ích lợi gì đâu !”,

bạn nghĩ vậy mà được à, là sai qúa đi chứ !

Hãy tốp lại dùm đi, đừng than van, cay đắng,  khóc lóc chi nữa. mà thay vào đó, hãy nói to lên rằng :

“Tôi rất sung sướng vì điều nầy xảy ra để vinh  quang  Danh Chúa được tỏ rạng!”, đã đến thời, đến lúc của sự sống lại rồi đây –

"Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ!"

Cảm tạ ,ca ngợi là ngôn ngữ của đức tin làm cho Thiên Chúa 
vui lòng và từ đó làm cho phép lạ tỏ lộ ra rõ ràng trong đời sống ở mỗi người chúng ta !.amen ! cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa chúng ta , bây giờ và mãi mãi, amen , alleluia !

Bbt sưu tầm.