Người Chủ Chăn

Chuyển dịch từ Le berger de mon troupeau, La trousse du berger của Maryse Dumas và Roger Groleau, Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo tại địa phận Sherbrooke, Québec

Phần 1. Canh Tân Đặc Sủng

1.1 Nguồn gốc của Canh Tân Đặc Sủng

Để tìm hiểu hơn về các đặc sủng trong Phong trào CTĐS, xin mời các bạn hãy đọc trong Công Vụ Tông Đồ từ chương 1 đến chương 4.

Để tóm lược một cách tổng quát về lịch sử của phong trào, sau đây là các sự kiện chính dẫn tới sự tái khám phá những hoạt động của Chúa Thánh Linh trong Giáo Hội Công Giáo:


* Tháng 1 năm 1901, nữ sinh viên người mỹ, một tín đồ Tin lành, sau khi chiêm niệm về những hoạt động của Chúa Thánh Linh trong sách Công Vụ Tông Đồ, cô đã nhờ một người đặt tay cầu nguyện xin Ơn Chúa Thánh Linh cho cô và bỗng nhiên, cô nói được tiếng lạ. Một vài ngày sau, các bạn trong nhóm cầu nguyện của cô cũng đã trải qua những kinh nghiệm trong Thánh Thần như thế. Thế rồi, kinh nghiệm sống động vế quyền năng Chúa Thánh Thần này đã lan rộng ra với tất cả những tín hữu Tin Lành.


* Đầu thập niên 60, văn bản của hội nghi Giám Mục đã đánh dấu một bước tiến trọng đại trong ân hụê sẵn có của Chúa Thánh thần. Thật vậy, Đức Thánh Cha Jean XIII đã chẳng nói trong lời nguyện mở đấu của Ngài sao: Một Lễ hiện xuống mới cho Giáo Hội Công Giáo...Thật ra, Chúa Thánh Thần đã hoạt động từ rất lâu nay rồi.


* Tháng 1 năm 1967, hai Giáo sư đại học Duquesne ở Mỹ, đã tham gia một cuộc hội nghị về đức tin tại Flo Dodge, ở Pittsburgh. Sau buổi cầu nguyện, họ đã được đặt tay để lãnh nhận ơn dìm trong Chúa Thánh Thần. Một tháng sau, ngày 17,18 và 19 tháng 2, họ đã kêu gọi một số sinh viên trong trường Duquesne làm thành một nhóm cầu nguyện. Để chuẩn bị đón nhận ân hụê của Chúa Thánh Thần, họ đã đọc 4 chương đầu của sách Công Vụ Tông Đô và quyển La croix et le poignard (Thánh Giá và lưỡi gươm) của David Wilkerson. Trong cuối tuần này, đã có rất nhiều người nhận lãnh được ơn dìm trong Chúa Thánh Thần và đã sống lại những giây phút của ngày Lễ Ngũ Tuần. Và phong trào Canh Tân Đạc Sủng được khởi đầu từ đây cho tới hôm nay.


Thế kỷ 20 là một thế kỷ mà Thiên Chúa muốn dùng đặc biệt để đổi mới lại kinh nghiệm của ngày Lễ Ngũ Tuần trong Giáo Hội Công Giáo hôm nay, để tất cả mọi người có thể tin vào quyền năng của Thiên Chúa, và để tất cả đều có thể canh tân đời sống của mình qua kinh nghiệm Chúa Thánh Thần của các tông đồ khi xưa.

Phong trào Canh Tân Đặc Sủng không phải là một trào lưu mới trong Giáo Hội mà là một hiện tượng canh tân, đổi mới.

1.2 Canh Tân Đặc Sủng là gì ?

1) Là một giòng nước ân sủng thiêng liêng mà Chúa Thánh Thần muốn khơi dậy lên từ nơi thâm sâu nhất trái tim chúng ta.

2) Là một ân huệ mà Thiên Chúa muốn ban cho Giáo Hội của Ngài, là một sự may mắn cho Giáo Hội và cho thế giới (Đức Thánh Cha Paul VI và Jean Paul II).

3) Là một kinh nghiệm sống động của ngày Lễ ngũ Tuần in sâu vào trong bản thể chúng ta.

4) Là một kinh nghiệm đổi mới của con người chúng ta.


Sự canh tân này là một kinh nghiệm sống động và mở rộng cho mọi người cùng tham gia. Không có một sự lựa chọn đặc biệt nào cho các thành viên của nhóm. Những người nào đang khao khát Chúa và muốn sống một kinh nghiệm đổi mới sâu thẳm đều được mời gọi sống trong ân sủng này.

1.3 Hoa quả của Canh Tân Đặc Sủng trong đời sống Kitô Hữu

Canh Tân Đặc Sủng giúp chúng ta khai thác những điều thiết yếu của đức tin:

1) khám phá về hoạt động của Chúa Thánh Linh luôn thể hiện,

2) khám phá về Chúa Giêsu đang sống đích thực hôm nay và mãi mãi

3) khám phá về Lời Chúa. Hơn thế nữa, phong trào này giúp chúng ta thiết lập hoặc đổi mới mối giây thân ái giữa chúng ta và Giáo Hội.


Việc sống trong Canh Tân Đặc Sủng giúp cho Giáo Hội biết khai thác triệt để món quà mà Thiên Chúa ban cho chúng ta nhân ngày chịu phép Bí Tích Thêm Sức và biết tận dụng những đặc sủng mà Ngài ban.

Ba ơn quan trọng nhất trong Canh Tân Đặc Sủng:

1) Ơn đổi mới: chúng ta sẽ được tái sinh trong Chúa thánh Thần, được sống một Lễ Hiện Xuống mới, và hiến dâng một cách trọn vẹn đời sống mình cho Chúa Kitô. Đổi mới là chấp nhận và lãnh nhận Chúa Giêsu trong đời sống, là chấp nhận sống với Chúa Kitô và cho Chúa Kitô.


2) Ơn hiệp nhất: chúng ta sẽ trở nên một với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa Cha qua sự tác động của chúa Thánh Thần. Một khi đã nên một với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ nên một với Giáo Hội và nên một với anh em xung quanh. Sự hiệp nhất này sẽ được thể hiện qua sự cầu nguyện, lắng nghe và mở lòng của trái tim chúng ta.


3) Ơn phục vụ: Chúa Giêsu đã nói đầy tớ không thể hơn chủ được và Đức Kitô chính là Thiên Chúa đã đến thế gian không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ; vậy chúng ta cũng được mời gọi ra đi phục vụ cho anh em, chúng ta hãy nghĩ đến tha nhân trước khi nghĩ đến mình. Phục vụ là quên đi chính mình để có thể phục vụ tốt đẹp hơn cho Chúa Kitô trong tha nhân.