Hộ Giáo

Bài viết của Joel Peters - Phạm Bảo chuyển ngữ

Phần I

Duy Kinh Thánh là gì ? 
 
 “Chúng ta chỉ tin vào Kinh Thánh mà thôi và trong Kinh Thánh là toàn bộ quy luật đức tin duy nhất đối với Kitô hữu !” 
 
Có thể Quý Vị đã nghe nói những lời lẽ này hoặc lời lẽ nào đó rất tương tự, phát xuất từ một người Tin Lành Bảo Thủ hay Tin Lành Truyền Đạo. Những lời lẽ này thực chất là ý nghĩa của giáo thuyết Sola Sriptura, còn gọi là “Duy Kinh Thánh” có luận cứ là Kinh Thánh – theo hiểu biết của cá nhân người tín hữu – là cội nguồn duy nhất của quyền bính tôn giáo và là quy luật đức tin duy nhất, hoặc là tiêu chuẩn liên quan đến điều được tin. Với giáo thuyết này, là một trong những niềm tin cơ bản của Đạo Tin Lành, người Tin Lành phủ nhận có bất kỳ cội nguồn nào khác của quyền bính tôn giáo hay sự Mạc Khải thiêng liêng nào cho con người. 
 
Mặt khác, Giáo Hội Công Giáo lại tuân giữ quy luật đức tin trực tiếp và sát sườn này là huấn giáo của Giáo Hội; Giáo Hội tuần tự đón nhận huấn quyền của mình từ sự Mạc Khải thiêng liêng – bao gồm trong cả hai phương diện : Lời Chúa được viết ra, còn được gọi là Thánh Kinh; và bằng lời nói, hay Lời Chúa chưa được viết, được người ta biết đến như là “Thánh Truyền”. Huấn quyền hoặc “Magisterium” của Giáo Hội Công Giáo (do Đức Giáo Hoàng lãnh đạo), cho dù tự nó không phải là cội nguồn Mạc Khải thiêng liêng, thế mà lại có một sứ mạng được Thiên Chúa trao phó cho để giải thích và giảng dạy Kinh Thánh cũng như Thánh Truyền. Kinh Thánh và Thánh Truyền đều là nguồn mạch của học thuyết Công Giáo, là quy luật đức tin gián tiếp và từ xa của tín hữu Công Giáo. 
 
Rõ ràng là hai quan điểm này dựa trên các điều cấu thành quy luật đức tin của người Kitô Hữu đã chống đối lẫn nhau, và người nào chân thành tìm đường theo Chúa Kitô phải chắc chắn rằng mình đang theo một con đường là sự thật. 
 
Giáo thuyết Duy Kinh Thánh bắt nguồn từ Martin Luther, một Mục Sư người Đức sống trong thế kỷ thứ 16 đã ly khai Giáo Hội Công Giáo La Mã và khởi xướng Giáo Hội Tin Lành “Cải Cách” (1) nhằm đáp trả lại một số lạm dụng xuất hiện trong lòng Giáo Hội Công Giáo, Luther đã trở thành một đối thủ lớn tiếng về nhiều việc kiên quyết thực hành đức tin. Cho đến khi các lạm dụng đã được đề cập này trở thành thực tại và Luther được thanh minh cho các phản ứng của mình. Tuy nhiên, vì một loạt các sự đối đầu giữa ông và hàng Giáo Phẩm nảy nở rộng ra, nên các vấn đề tranh cãi đã trở thành trọng tâm hơn trong vấn nạn về quyền bính của Giáo Hội và – theo viễn cảnh của Luther – huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo có là quy luật đức tin hợp lệ hay không đối với người Kitô hữu. 
 
Khi sự đương đầu giữa Luther và hàng Giáo Phẩm của Giáo Hội đã phát sinh và gia tăng sự căng thẳng, Luther kết tội Giáo Hội Công Giáo về việc đã sửa đổi sai lạc giáo thuyết Kitô Giáo cũng như đã bóp méo các chân lý Kinh Thánh, sau đó ông ngày càng trở nên tin tưởng rằng Kinh Thánh, theo hiểu biết của cá nhân người tín hữu, sẽ là thẩm quyền tôn giáo duy nhất đối với Kitô Hữu. Dần dần, ông loại bỏ Thánh Truyền cũng như huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo (với Đức Giáo Hoàng là thủ lãnh của Giáo Hội) cũng như việc Giáo Hội Công Giáo có thẩm quyền chính đáng. 
 
Một người nào đó làm công việc thẩm xét một cách trung thực phải đặt câu hỏi : sau này, liệu giáo thuyết “Duy Kinh Thánh” của Luther có chân thực khôi phục chân lý đức tin, hay đúng hơn chỉ là phổ biến các quan điểm riêng lẻ của cá nhân về quyền bính của Giáo Hội Công Giáo. Rõ ràng là Luther tha thiết với niềm tin của mình, và ông đã thành công trong việc quảng bá các niềm tin ấy, nhưng ngay tự bản thân các sự việc này không bảo đảm cho những điều ông giáo huấn là đúng đắn. Bởi lẽ, khi tình trạng lành mạnh tinh thần của một con người, kể cả vận mệnh vĩnh cửu của một con người đang lâm nguy, thì người có niềm tin Kitô lại cần được chắc chắn tuyệt đối trong vấn đề này. 
 
Dưới đây là hai mươi mốt luận đề giúp cho đọc giả xem xét kỹ lưỡng giáo thuyết Duy Kinh Thánh của Luther từ các nền tảng lý luận, lịch sử và tính chất Kinh Thánh, và cũng nhằm cho thấy thực sự giáo thuyết này không phải là chân lý Kinh Thánh xác thực, nhưng đúng hơn, đó là giáo thuyết do con người tạo ra. 
 
1. Trong Kinh Thánh, Giáo thuyết Duy Kinh Thánh không được dạy dỗ ở bất cứ nơi nào cả. 
 
Có lẽ lý do nổi bật nhất để bác bỏ giáo thuyết này là không có một câu nào trong Kinh Thánh dạy dỗ về giáo thuyết này, và vì thế, tự nó đã trở thành một giáo thuyết tự bác lại mình. 
 
Các tín hữu Tin Lành vẫn thường đưa ra các câu như trong Thư thứ 2 của Thánh Phaolô gửi tín hữu Ti-mô-thê, đoạn 3, từ câu 16 đến câu 17 – hoặc Sách Khải Huyền (Mạc Khải Lục), đoạn 22, từ câu 18 đến câu 19 để bênh vực cho giáo thuyết Duy Kinh Thánh, nhưng khi xem xét kỹ lưỡng hai đoạn văn này người ta dễ dàng minh chứng rằng các đoạn văn ấy không hỗ trợ một chút nào cho cái giáo thuyết ấy cả. 
 
Trong Thư thứ 2 của Thánh Phaolô gửi tín hữu Ti-mô-thê, đoạn 3, từ câu 16 đến câu 17, chúng ta đọc thấy : “Tất cả những gì viết trong Kinh Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính. Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành.” Có 5 luận đề xói mòn sự giải thích của Duy Kinh Thánh trong đoạn văn này : 
 
1/ Từ ngữ Hy Lạp ophelimos (“có ích”) được dùng trong câu 16 có nghĩa là “thuận lợi, hữu ích” chứ không có nghĩa là “đủ”. Một thí dụ cho hai sự khác nhau này là : khi nói nước có ích cho đời sống chúng ta – thậm chí còn cần thiết nữa là đàng khác – nhưng chưa hẳn là đủ, tức là : nó không phải là thứ duy nhất mà chúng ta cần để tiếp tục tồn tại. Chúng ta cũng còn cần đến lương thực, quần áo, nơi nương náu v.v… Nói cách khác, Kinh Thánh hữu ích trong đời sống của tín hữu, nhưng Kinh Thánh không bao giờ là phương tiện để trở thành nguồn giáo huấn duy nhất cho người Kitô Hữu, là điều duy nhất mà người có niềm tin cần đến. 
 
2/ Từ ngữ Hy Lạp pasa, vẫn thường được diễn tả như là “tất cả”, có ý nghĩa thực tế là “mọi”, nó có ý nghĩa đề cập đến mỗi một và tất cả từng cấp bậc được biểu hiện bởi danh từ nối liền với nó (2). Nói cách khác, đọc chữ Hy Lạp (pasa) này theo cách nó chỉ định cho từng và cho mọi “câu Kinh Thánh” mới là hữu ích. Nếu như học thuyết Duy Kinh Thánh là sự thật, rồi căn cứ vào câu 16 theo tiếng Hy Lạp, thì mỗi một và mọi quyển Kinh Thánh đã có thể tự đứng vững như là quy luật đức tin duy nhất, một vị thế rõ ràng là vô lý. 
 
3/ “Kinh Thánh” mà Thánh Phaolô đang đề cập ở đây chính là Cựu Ước, một sự kiện được Thánh Phaolô làm cho dễ hiểu khi đề cập đến nhân vật trong Kinh Thánh (hiểu là Sách Thánh) mà ông Ti-mô-thê đã biết từ “thời thơ ấu” (câu 15). Tân Ước như chúng ta biết lúc đó chưa có, hay tốt nhất hãy hiểu là chưa hoàn chỉnh, vì thế Tân Ước không thể đơn giản được bao gồm trong sự hiểu biết của Thánh Phaolô về thuật ngữ “Kinh Thánh” có ý nghĩa gì. Nếu chúng ta đón nhận lời của Thánh Phaolô theo giá trị bề mặt, vậy thì theo giáo thuyết Duy Kinh Thánh, Cựu Ước sẽ có nghĩa là quy luật đức tin duy nhất của người Kitô hữu. Đây là một tiền đề mà tất cả mọi Kitô hữu sẽ loại bỏ. 
 
Người  Tin Lành có thể đáp trả lại đề tài tranh luận này bằng việc biện luận rằng ở đây Thánh Phaolô không bàn bạc đến thư bộ Kinh Thánh (là danh sách các quyển sách có căn cứ đích xác được bao gồm trong bộ Thánh Kinh), mà đúng hơn là Thánh Phaolô đề cập đến bản chất của Kinh Thánh. Trong khi lời quyết đoán này có một số giá trị nào đó, thì vấn đề thư bộ (quy điển) ở đây cũng có liên quan, vì những lý do như sau : trước khi chúng ta có thể nói về bản chất của Kinh Thánh như là một hiện thể theopneustos hay “được linh hứng” (theo nghĩa đen là “được Thiên Chúa nói thầm”), khi chúng ta nói đến “Kinh Thánh” thì điều bắt buộc chúng ta phải khẳng định chắc chắn là những quyển sách mà chúng ta muốn nói đến, đều được Thiên Chúa linh hứng; nói cách khác, những bài viết không đúng đắn có thể được gắn cho nhãn hiệu “được linh hứng”. Ở đây, những lời của Thánh Phaolô đảm nhận một chiều kích mới khi Tân Ước đã được trọn vẹn, khi rốt cuộc các Kitô hữu cũng đã đề cập đến lời của Thánh Phaolô, trở thành câu “Kinh Thánh”. Rồi người ta cũng có thể cãi là thư bộ Kinh Thánh cũng là vấn đề tranh cãi ở đây, khi Thánh Phaolô – viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần – nhấn mạnh đến sự kiện tất cả (chứ không phải chỉ là một số) sách Kinh Thánh được linh hứng. Tuy nhiên, câu hỏi được nêu ra ở đây là : “Làm sao chúng ta có thể chắc chắn là chúng ta có tất cả mọi bản văn chính xác ?” Rõ ràng là chúng ta chỉ có thể biết câu trả lời một khi chúng ta hiểu thư bộ Thánh Kinh là gì. Một câu hỏi như thế đặt ra một vấn đề cho các tín hữu Tin Lành chứ không cho các tín hữu Công Giáo, như sau này có một thẩm quyền không thể sai lạc (thẩm quyền vô ngộ) trả lời cho câu hỏi này. 
 
4/ Chữ Hy Lạp artios, ở đây được dịch là “thập toàn”, có lẽ trong cái nhìn thoáng qua đầu tiên khiến sự thể dường như các Sách Kinh Thánh quả thật là tất cả những điều cần thiết. Người ta sẽ có thể hỏi “Sau cùng, nếu các Sách Kinh Thánh khiến cho người của Thiên Chúa được thập toàn, vậy còn cần đến điều gì khác nữa ? Chẳng phải chính từ ngữ “thập toàn” có ngụ ý là không thiếu điều gì hay sao ?” 
 
Được rồi. Sự khó khăn với một cách giải thích như thế là ở chỗ bản văn này không nói rằng chỉ duy nhất bằng phương tiện các Sách Kinh Thánh mà người của Thiên Chúa mới trở nên “thập toàn”. Bản văn – nếu có bất kỳ điều gì – tỏ ra một cách chính xác là sự đối nghịch sẽ thành sự thật, tức là, phải vận dụng các Sách Kinh Thánh phối hợp với các thứ khác. Hãy lưu ý là không phải bất cứ ai cũng đều được trở nên thập toàn, mà đúng ra là “người của Thiên Chúa” mới được trở nên thập toàn – điều ấy có nghĩa là một thừa tác viên của Đức Kitô (x. 1 Tm 6,11), là một giáo sĩ. Thật ra, cá nhân này là người thừa tác của Đức Kitô, là người đã được huấn luyện và giáo huấn nhằm chuẩn bị để đảm nhận lấy nhiệm vụ của mình. Ở vào trường hợp này, các Sách Kinh Thánh sẽ đơn thuần là một mục trong một loạt các khoản mục làm cho người của Thiên Chúa này được “thập toàn”. Các Sách Kinh Thánh sẽ kiện toàn danh sách các mục cần thiết hay sẽ là một mục nổi trội trên các khoản mục, nhưng chắc chắn là các Sách Kinh Thánh không là mục duy nhất trong danh sách các khoản mục cũng như không có ý định trở nên tất cả những điều cần thiết. 
 
Bằng phương pháp loại suy, hãy liên tưởng đến một vị bác sĩ. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể nói sự việc tương tự như : “quyển Sách Tham Khảo trên bàn làm việc của Y Sĩ (sách tham khảo tiêu chuẩn y tế) khiến cho vị Bác Sĩ Đa Khoa trở nên thập toàn, để vị bác sĩ ấy có thể chữa trị bất kỳ tình trạng y tế nào.” Điều rõ ràng là khi phát biểu như thế không có nghĩa là tất cả mọi bác sĩ đều cần đến quyển sách Tham Khảo này. Nó cũng chẳng phải là mục cuối cùng trong danh sách hoặc nó chỉ là một mục nổi trội mà thôi. Bác sĩ cũng còn phải cần đến ống nghe, dụng cụ đo huyết áp, những kiến thức đã huấn luyện mình v.v…nữa chứ. Các mục khác này đã được lường trước bằng sự việc chúng ta nói về một vị bác sĩ hơn là nói về một người không phải là bác sĩ. Như thế, sẽ là điều sai lạc khi cho rằng một khi sách tham khảo làm cho vị bác sĩ trở nên thập toàn hay cho  rằng nó là vật duy nhất làm cho bác sỹ được như vậy. 
 
Cũng vậy, coi như chữ “thập toàn” này như có nghĩa là “khoản mục thiết yếu duy nhất” đem lại kết quả mâu thuẫn trong Kinh Thánh. Bởi trong Thư của Thánh Gia-cô-bê, đoạn 1, câu 4, chúng ta đọc thấy lòng kiên nhẫn – hơn là đọc thấy tính chất Thánh Kinh – tiếp tục làm cho thập toàn : “Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo (thập toàn), để anh em nên hoàn hảo (thập toàn), không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì.” Lúc này, thật sự có một chữ Hy Lạp khác (teleios) được dùng ở đây cho ý nghĩa “thập toàn”, nhưng sự việc vẫn cơ bản còn có một ý nghĩa tương tự. Bây giờ, nếu có người thừa nhận một cách đúng đắn rằng lòng kiên nhẫn rõ ràng không phải là điều duy nhất mà người Kitô Hữu cần đến để trở nên thập toàn, thì một phương pháp giải thích nhất quán sẽ buộc người ta cũng phải thừa nhận rằng Kinh Thánh không phải là tư tưởng duy nhất mà “người của Thiên Chúa” cần đến để trở nên thập toàn. 
 
5/ Từ ngữ Hy Lạp exartizo trong câu 17, ở đây được dịch là “được trang bị” (các phiên bản Thánh Kinh khác đọc tương tự như “được trang bị đầy đủ” hay “được trang bị triệt để”) được những tín hữu Tin Lành đề cập đến như là “chứng tích” của Duy Kinh Thánh, vì chữ này – một lần nữa – có thể được đón nhận như là không có điều gì khác cần thiết đối với “người của Thiên Chúa”. Tuy nhiên, cho dù người của Thiên Chúa có thể “được trang bị” hay “được trang bị triệt để”, thì sự kiện này tự thân nó trong nội tại không phải là một bảo đảm cho mình biết được cách thức giải thích đúng đắn và cách thức áp dụng bất cứ đoạn văn Kinh Thánh nào được ban hành. Giáo Sỹ cũng phải được giáo huấn cách thức sử dụng đúng đắn các câu Kinh Thánh, cho dù mình đã “được trang bị” các câu Kinh Thánh này rồi. 
 
Hãy một lần nữa liên tưởng đến phương pháp loại suy y khoa. Hình ảnh là một sinh viên y khoa trong công việc bắt đầu làm bác sỹ tập sự. Người ấy có thể có tất cả những dụng cụ trang bị cần thiết để tùy nghi sử dụng trong việc thực hiện một cuộc phẫu thuật (tức là người ấy “được trang bị triệt để” hay “được trang bị” cho một thủ tục giải phẫu), nếu người ấy không dành ra thời gian cùng với các vị bác sỹ khác là những bác sỹ nội trú có thẩm quyền, quan sát theo dõi các kỹ thuật của họ, học hỏi các kỹ năng của họ, và thực hành một số các thủ tục về công việc của mình, thì các dụng cụ phẫu thuật cho người ấy tùy nghi sử dụng đều cơ bản là vô dụng. Thật ra, một khi người ấy không học hỏi cách thức sử dụng các dụng cụ ấy một cách đúng đắn, thì các dụng cụ ấy có thể thực sự trở thành các vật gây họa trong tay người bác sỹ thực tập ấy. 
 
Sự việc cũng thế với “người của Thiên Chúa” và Kinh Thánh. Kinh Thánh, cũng giống như các dụng cụ phẫu thuật, chỉ đem lại sự sống khi được sử dụng đúng. Khi được sử dụng không thích hợp, thì các kết quả chính xác là điều trái ngược có thể thể xảy ra. Có lần trước đây, Kinh Thánh có thể đã đem lại sự đổ vỡ về thể chất hay thậm chí còn đem lại cái chết; trong trường hợp khác, Kinh Thánh có thể đã đem lại sự đổ vỡ tâm linh hay còn đem lại cái chết tâm linh nữa. Bởi vì Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta vận dụng cho đúng hay ngắt ra cho đúng lời chân lý (tham khảo 2 Tm 2,15), Tuy nhiên, chính vì có thể vận dụng không đúng hay ngắt đoạn không đúng Kinh Thánh – thì đa phần giống như một người sinh viên y khoa không được huấn luyện sẽ sử dụng không đúng các dụng cụ phẫu thuật của mình. 
 
Về đoạn 22, từ câu 18 đến câu 19 trong Sách Khải Huyền (Mạc Khải Lục), có hai luận đề làm trốc gốc sự giải thích theo Duy Kinh Thánh về các câu văn này. Đoạn văn – gần là đoạn cuối cùng trong Kinh Thánh – viết rằng : “Với bất cứ ai nghe sấm ngôn trong sách này, tôi xin chứng thực: Ai mà thêm điều gì vào đó, thì Thiên Chúa sẽ thêm cho người ấy những tai ương mô tả trong sách này ! Ai mà bớt điều gì trong các lời của sách sấm ngôn này, thì Thiên Chúa sẽ bớt phần người ấy được hưởng nơi cây Sự Sống và Thánh  Thánh, là cây và thành mô tả trong sách này !”

Phạm Bảo chuyển ngữ 
Còn tiếp

==================================================
1- Một khi những câu văn này nói rằng không được thêm bớt điều gì từ “các lời sấm ngôn của sách này”, những câu văn ấy không đề cập đến Thánh Truyền được “thêm vào” Kinh Thánh. Theo ngữ cảnh, điều thật hiển nhiên là “sách” được đề cập đến ở đây chính là Mạc Khải Lục hay Sách Khải Huyền chứ không phải là toàn bộ Kinh Thánh. Chúng ta được biết điều này bởi Thánh Gioan nói rằng người nào phạm tội thêm vào “sách này” sẽ phải khổ sở vì các tai ương “mô tả trong sách này”, tức là, các tai ương mà Thánh Gioan đã diễn giải trước đây trong sách của Ngài là Sách Khải Huyền. Khẳng định theo cách thức khác, tức là vi phạm văn bản và bóp méo ý nghĩa trọn vẹn của nó, nhất là một khi Kinh Thánh như chúng ta đã biết, chưa xuất hiện khi đoạn văn này được viết ra và vì thế chưa có thể có ý nghĩa (3) 
 
      Nhằm bảo vệ cho lời giải thích những câu văn ày, các tín hữu Tin Lành vẫn thường đoan chắc rằng Thiên Chúa đã biết trước thư bộ Kinh Khánh sẽ là gì, với Sách Khải Huyền là cuốn sách cuối cùng của bộ Kinh Thánh, và vì thế, Người “đóng ấn” (niêm phong) thư bộ này bằng các câu 18 và 19. Nhưng cách giải thích này kéo theo việc suy đoán ý nghĩa vào bản văn. Xa hơn nữa, nếu lời khẳng định này là sự thật, thì làm sao mà người Kitô hữu biết một cách hiển nhiên đoạn 22, câu 18 và 19 của Sách Khải Huyền là “niêm ấn” (đánh dấu chấm hết) thư bộ Kinh Thánh, trừ phi một huấn quyền vô ngộ (không thể lầm lẫn) đảm bảo với Kitô hữu rằng đây chính là cách giải thích đúng đắn đoạn văn này. Còn một khi có một đấng thẩm quyền vô ngộ ấy hiện hữu, bấy giờ giáo thuyết Duy Kinh Thánh (Sola Scriptura) sẽ trở nên ipso facto (đương nhiên) vô hiệu và rỗng tuếch. 
 
2- Lời cảnh cáo tương tự không được thêm bớt lời nào cũng được dùng trong đoạn 4, câu 2 của Sách Đệ Nhị Luật viết rằng: “Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt gì, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, mà tôi truyền cho anh em.” Nếu chúng ta đem áp dụng lời giải thích tương tự cho câu văn này, thì bất cứ điều gì ngoài các điều luật của Cựu Ước sẽ được coi là không thuộc về thư bộ Kinh Thánh hay Ngụy Thư – kể cả Tân Ước nữa ! Một lần nữa, tất cả mọi Kitô hữu sẽ kiên quyết phủ nhận lời kết luận này. Lệnh cấm trong đoạn 22, câu 18 và 19 của Sách Khải Huyền chống lại “việc thêm vào”, tuy nhiên, không thể có ý nghĩa là người Kitô hữu bị cấm đoán nhìn đến các điều bên ngoài Kinh Thánh để được hướng dẫn.