Tôi thấy hình ảnh những lỗ đen, những vì sao vỡ rất hay. Sự việc trong thực-tế cũng có thể giống như vậy. Hiển-nhiên, trong giai-đoạn lịch-sử như đã mô-tả hiện nay sẽ không có cảnh hàng đoàn-lũ người quay về với Chúa. Rõ-ràng chưa tới giờ tinh-cầu kia dầy đặc trở lại và lấy lại được kích-thước và lực sáng cũ của nó. Quả là thiếu thực-tế khi nghĩ rằng rồi đây lịch-sử sẽ sang trang và đức tin sẽ trở lại như một hiện-tượng tập-thể.

Read more ...

Dĩ-nhiên khởi đầu tôi băn-khoăn không biết mình có nên và có được phép nhận hay không. Tôi không có kinh-nghiệm mục-vụ bao nhiêu. Ngay từ đầu tôi vẫn tin là mình có ơn-gọi dạy học và tin là thời-điểm đó – lúc đó tôi 50 tuổi – là lúc tôi đã nhận ra được cái nhìn thần-học của riêng mình và nghĩ rằng mình sẽ hoàn-thành được một công-trình khả-dĩ đóng-góp vào nền thần-học chung. Tôi cũng biết tôi thiếu sức khoẻ và rằng nhiệm-vụ kia sẽ đòi-hỏi rất nhiều dẻo-dai thể-xác.

Read more ...

Hẳn nhiên là mình phải tự hỏi như thế. Nhưng cám ơn Chúa là cũng đã có những người khác có thể nói cách khác, có thể làm những gì chính tôi không làm được. Mình trở nên khiêm-tốn hơn, mình học biết được đâu là biên-giới của khả-năng mình. Mình phải thấy việc làm của mình cũng chỉ là một đóng-góp bên cạnh các nỗ-lực khác. Ngoài những người ngồi nặn óc, những người giữ chức-vụ, cần có những người có ân-sủng đặc-biệt để châm ngòi cuộc sống.

Read more ...

Chủng-viện của chúng tôi lúc đó ở Freising mang một bầu-khí rất sống-động. Anh em về từ chiến-trường, có người đã kinh qua 6 năm chiến-tranh, ai nấy đều khao-khát tri-thức và văn-học, đầu-óc chất đầy những thắc-mắc khởi đi từ những gì mình đã thấy, đã trải qua. Anh em đọc Gertrud von le Fort, Ernst Wiechert và Dostojewski, Elisabeth Langgässer, nghĩa là tất-cả những tác giả nào thời ấy có. Ai học ở München đều làm quen với nhà thần-học luân-lí thời đó là Steinbüchel, với Heidegger, với Jaspers. Mọi người như bị cuốn hút vào một cuộc vui tinh-thần lớn.

Read more ...

Những ai phải tiếp-xúc với chúng tôi đều thấy rằng chúng tôi không bất-nhân, nhưng luôn cố-gắng để có được một lối giải-quyết thoả-đáng. Giáo-hội cũng không khác với xã-hội, luôn phải tìm ra một cân-bằng giữa quyền cá-nhân và lợi-ích tập-thể. Lợi-ich tập-thể ở đây là đức tin, nguồn sức mạnh tạo nên và nối-kết Giáo-hội.

Read more ...

Tôn-giáo trong Cựu và Tân-ước nói nhiều về hình-ảnh một dân Chúa đang lữ hành, đúng thế Is-ra-en (Do-thái) quả thực là một dân-tộc lữ-hành. Đây là hình-ảnh về chính sự hiện-hữu của con người. Hình-ảnh này nói lên con người là một một kẻ đang trên đường và đây không phải là con đường giả-tưởng, nhưng trên đường đóthực sự sẽ có chuyện xẩy ra lien-quan đến nó và nó có thể truy-tìm, phát-hiện ra và cũng có thể không nhận ra.

Read more ...

More Articles ...