Công Giáo Khắp Nơi

Đức Hồng Y khuyến khích các Giám Mục hãy xem các Phong Trào mới như là Ân Huệ chứ không phải là một vấn nạn.

ROCCA DI PAPA, Italy, ngày 15/5/2008 - Các Đức Giám Mục cùng họp nhau ở gần Rôma để xin Chúa Thánh Thần trợ giúp trong việc đón nhận các phong trào và cộng đồng vào trong mái ấm của các Giáo hội địa phương. Đó là điều mà Đức Hồng Y Stankslaw Rylko giải thích là một trong những chìa khóa then chốt thúc đẩy Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Giáo Dân để tụ họp khoảng 100 Giám Mục cho ba ngày đại hội bắt đầu từ hôm nay.

Ngài nói: "Chìa khóa then chốt cho ba ngày này là cùng nhau khấn xin Chúa Thánh Thần soi sáng để biết và hiểu tốt hơn về công trình của Thiên Chúa trong những đoàn sủng (đặc sủng) mới này, để biện phân (phân định) đặc tính nguyên thuỷ của họ, và ban quyền sử dụng vào các cộng đoàn Kitô Hữu, hãy đón nhận họ với niềm xác tín và biết ơn vào trong mái ấm của các Giáo hội địa phương mà đã được uỷ thác cho mục vụ chăm sóc của chúng ta, và hãy cho họ sự nâng đỡ trong sứ mạng của họ với tinh thần chân thật của địa vị người cha tinh thần".

Đức Hồng Y Rylko nói: Không thể chối cãi được rằng các phong trào và các cộng đoàn mới đã trở nên "căn phòng thí nghiệm đức tin" đích thực, trở nên "những trường học thánh thiêng và sứ mệnh chân thực". Các phong trào mở ra sự thách đố của một Giáo hội truyền giáo, can đảm hướng tới những biên cương mới. Trong thời đại của chúng ta, Giáo hội có một nhu cầu hết sức lớn lao của việc mở rộng lòng mình ra cho sự mới mẻ mà Chúa Thánh Thần tạo ra".

Các vị chủ chăn phải là người trước hết ghi nhận những "điều mới mẻ" này, thế nhưng chúng ta biết đó không phải là những trường hợp thường xảy ra như vậy. Các vị chủ chăn - và điều này phải cần phải ép buộc nhấn mạnh - đừng xem các phong trào và các cộng đoàn mới này là một "vấn nạn" khác, mà các chủ chăn phải đương đầu với, nhưng hãy xem đó như là một "ân huệ của Thiên Chúa", mà Giáo hội cần đón nhận với lòng biết ơn và một ý thức trách nhiệm, vì thế đừng để hoang phí nguồn lực mà họ hiện diện".

Sự Phân Định (Biện Phân)


Đức Hồng Y Rylko xác tín: Hồng ân này bao gồm bổn phận cho các giáo dân cũng như cho các Giám Mục. Ngài nhắc đến việc Đức Thánh Cha Gioan Phalô II đã nhấn mạnh rằng, những hữu thể (phong trào) mới này được mời gọi để hòa nhập vào các Giáo phận và các Giáo xứ với sự khiêm nhường hầu phục vụ sứ mạng của Giáo hội, và tránh mọi hình thức độc quyền hay những thái độ chiếm ưu việt đối với những thành phần khác".

Chủ tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng nhắc đến tiêu chuẩn mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đề ra và sau đó là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger (nay là Giáo hoàng) để có thể biện phân (phân định) đời sống của các phong trào trong Giáo hội. Đức Hồng Y Ratzinger là chủ tịch Hội Đồng Tín Lý Đức Tin nói rõ rằng, trong Giáo hội không có sự khác biệt và đối chọi giữa chiều kích lập hiến và chiều kích đặc sủng mà các phong trào là một biểu hiện rõ rệt.

Và Đức Hồng Y Ratzinger xác tín rằng, "sự hội nhập không bao giờ có nghĩa là sự thừa nhận, bởi vì sư hiệp thông trong giáo hội không phải là một sự đồng dạng tuyệt đối, nhưng mà là hiệp nhất trong tính đa dạng. Ngài nói tiếp: Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh về tầm quan trọng của tiêu chuẩn vâng theo hành động của Thần Khí trong lòng hiệp thông của Giáo hội.

Một Nhưng Nhiều

Về mối quan hệ với phong trào của Giáo hội, Đức Hồng Y tuyên bố rằng, Đức Thánh Cha đương kim đã đặt sự ưu tiên trên nguyên tắc của Thánh Phaolô là "đừng dập tắt các đặc sủng", và tiêu chuẩn thứ hai là Giáo hội duy nhất là một. Ngài tổng hợp cả hai nguyên tắc trong những lời sau: "biết ơn, kiên nhẫn và đồng thời cũng đón nhận những đau thương không tránh khỏi.


Dựa theo quyền giáo huấn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng xác tín: "Không phải đón nhận một phong trào là đủ, nhưng điều cần thiết là bám sát phong trào đó với sự quan tâm mục vụ dành cho họ. Nhiệm vụ này, ngài thừa nhận, đòi hỏi sự hiểu biết thích đáng về sự hiện diện và hoạt động của các phong trào đặc biệt trong giáo phận.

Trong nhiệm vụ này, Đức Hồng Y nói, các vị chủ chăn có thể cậy nhờ vào Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Giáo Dân như là "một nhà chung cho các phong trào và cộng đồng mới của Giáo hội, và một biểu lộ trực tiếp liên quan đến các phong trào này, của mối quan hệ cha con với Đấng kế vị Thánh Phêrô.

TC Thi Ân dịch