Tài Liệu Khác

Các Phép Tà Thuật Của Ma Quỷ

Đức Hồng Y Cottier  : “Giáo Hội Phải Nói Về Ma Quỷ”


VATICAN CITY (Zenit.org).- Đức Hồng Y Georges Cottier, người Áo thuộc Dòng Đa Minh, khi vẫn còn là thần học gia của Phủ Giáo Hoàng, đã viết phần giới thiệu cho cuốn sách có nhan đề “Chủ Tịch của Hội Những Người Trừ Ma Quỷ -- Những Kinh Nghiệm và Lý Giải của Cha Gabriel Amorth” 

(Presidente degli Esorcisti -- Esperienze e Delucidazioni di Don Gabriele Amorth, bằng tiếng Ý; hay President of the Exorcists -- Experiences and Clarifications of Father Gabriel Amorth, bằng tiếng Anh).

Cha Amorth là chuyên gia trừ ma quỷ của Giáo Phận Rôma, là vị Sáng Lập và cũng là vị Chủ Tịch danh dự của Hiệp Hội Quốc Tế của Những Chuyên Gia Trừ Ma Quỷ (International Association of Exorcists).

Cuốn sách vừa được nhà sách Edizioni Carismatici Francescani xuất bản. Và sau đây là bản dịch của phần Lời Giới Thiệu của Đức Hồng Y Cottier: 

Giáo Hội phải nói về ma quỷ. Mặc dầu đã phạm tội, vị thiên thần té ngã này vẫn chưa mất hết mọi quyền hành mà mình đã có, theo kế hoạch của Thiên Chúa, trong việc cai quản thế giới. Bây giờ, vị thiên thần bị sa ngã này dùng mọi quyền hành của mình cho mục đích tội lỗi. Phúc Âm của Thánh Gioan gọi vị thiên thần này là “hoàn tử của thế giới này” (Gioan 12:31), và cũng trong Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan có đoạn viết như sau: “Cả thế giới giờ đây trong tầm tay của một kẻ tội lỗi” (1 Gioan 5:19). Thánh Phaolô nói về cuộc chiến của chúng ta chống lại những sức mạnh siêu thường (trong Thư Gửi Cho Ephêsô 6:10-17). Chúng ta cũng có thể biết được điều này trong Sách Khải Hoàn.

Chúng ta không những phải chống chọi lại con người mà còn cả những thế lực siêu thường của ma quỷ ngay tận gốc rể và mọi suy nghĩ: Hãy nghĩ đến trại tù Auschwitz, với cuộc tàn sát mọi chủng tộc, với những tội ác khủng khiếp (horrendous) đã gây ra, với những vụ xì-căng-đang mà các trẻ em và những người vô tội vốn đã trở thành những nạn nhân, với sự thành công của các hệ tư tưởng về sự chết, vân vân.

Thật thích hợp để nhắc nhớ về một số nguyên tắc. Tính chất ma quỷ của tội lỗi được hiện thực từ một ý chí tự do. Chỉ có mỗi Thiên Chúa mới có thể thấu hiểu và thâm nhập vào chiều sâu của trái tim con người; ma quỷ không thể nào có được sức mạnh đó, nó không thể nào tiến vào được vùng cấm thiêng liêng đó. Nó chỉ có thể hành động một cách bên ngoài, trong trí tưởng tượng và trong mọi cảm xúc của một nguồn tri giác mà thôi. Hơn nữa, hành động của nó bị giới hạn bởi sự cho phép của Thiên Chúa Tối Cao.

Ma quỷ thường hành động qua sự cám dỗ và lọc lừa; vì chưng, nó chính là một kẻ dối lừa (như trong Gioan 8:44). Nó có thể lừa gạt, dụ dổ con người phạm tội, gây ra sự ảo tưởng và có lẽ là khuấy động lên lòng tham muốn, sân si, sự trụy lạc nơi con người. Nó có thể hổ trợ cho những kẻ đã trụy lạc, suy đồi, và nguồn gốc của mọi sự trụy lạc và suy đồi đó đều xuất thân từ chính chúng ta.

Trong các Sách Phúc Âm Toát Yếu hay Nhất Lãm (Synoptic Gospels), sự xuất hiện đầu tiên của ma quỷ chính là sự cám dỗ nơi sa mạc, khi nó bất ngờ tấn công Chúa Giêsu nhiều lần (như trong Máthêu 4:11 và Luca 4:1-13). Sự việc này có tầm trọng lớn.

Chúa Giêsu cứu chữa những người bệnh và những cơn bệnh tật (pathologies). Cả thảy, tất cả những tật bệnh đó đều quy hướng về ma quỷ, vì lẽ mọi sự hỗn loạn và bất an ảnh hưởng đến con người, rất dễ có cơ may trở thành tội, một thứ tội mà ma quỷ chính là kẻ chủ mưu, xúi giục (instigator). Trong số những phép lạ của Chúa Giêsu, theo một nghĩa đúng đắn nhất, thì đó chính là sự giải phóng về sự xâm chiếm tàn ác của ma quỷ (diabolical possessions).

Chúng ta đặc biệt thấy rõ được điểm này trong Phúc Âm của Thánh Luca khi Chúa Giêsu ra lệnh cho các loài quỷ, những kẻ nhận biết Ngài như là Đấng Messiah (tức Đấng Tiên Tri).

Ma quỷ thì nguy hiểm hơn khi chúng trong tư cách là những kẻ xúi giục hay chủ mưu, hơn là thông qua những dấu hiệu bên ngoài hay sự hiện hình một cách ngạc nhiên ra bên ngoài, vì chưng sự xấu xa trầm trọng nhất của chúng chính là tội lỗi. Chẳng phải vô tình khi chúng ta cầu khẩn Thiên Chúa trong Kinh Lạy Cha rằng: Xin chớ để chúng con sa chước ma quỷ cám dỗ. Người Kitô Giáo có thể huy hoàng chống lại tội lỗi chính là bằng lời cầu nguyện, bằng sự khôn ngoan, trong sự khiêm tốn vì biết ý thức được tính mỏng dòn về sự tự do của con người, với sự trông cậy vào (recourse) các Phép Bí Tích, mà trên tất cả, chính là Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể. Con người chúng ta cũng còn phải khẩn cầu sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, và biết rằng chúng ta đã lãnh nhận được những ơn huệ của Chúa Thánh Thần qua chính ơn huệ của Phép Rửa Tội.

Thánh Tôma và Thánh Gioan Thánh Giá quả quyết rằng chúng ta có đến ba (3) kẻ xúi giục, đó là: ma quỷ, thế giới (chúng ta dễ dàng nhận biết điều này trong xã hội của chúng ta); và chính bản thân của chúng ta, có nghĩa là, việc chúng ta tự yêu thương lấy chính bản thân của chúng ta. Thánh Gioan Thánh Giá thì luôn cho rằng kẻ xúi giục nguy hiểm nhất chính là chính bản thân chúng ta, bởi vì, chỉ có chúng ta mới có thể, tự lừa dối chính chúng ta mà thôi.

Để đối phó với sự dối lừa, điều mong ước là những người tín hữu Công Giáo cần phải hiểu biết sâu sắc về học thuyết Kitô Giáo. Sự lan truyền của Cuốn Toát Yếu về Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, chính là phương cách hữu hiệu nhất để đối phó với sự ngu dốt, thiển cận. Ma quỷ có lẽ chính là kẻ xúi giục về sự ngu dốt này, vì chưng, nó muốn làm cho con người rối trí hay sao lãng trước Thiên Chúa, và sẽ là một sự thất bại to lớn, khi cố cổ võ điều này qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là qua truyền hình, với không biết bao nhiêu lượng thời gian mà con người đã bỏ ra để theo dõi các chương trình truyền hình, với nội dung vẫn thường là trái ngược với nền văn hóa và đi ngược lại với giá trị đạo đức cơ bản của con người.

Hành động của ma quỷ cũng đã không thể thoát khỏi con người trong Giáo Hội, khi mà vào năm 1972, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã nói về “khói của Satăn đã tiến đến đền thờ của Thiên Chúa,” khi ám chỉ đến (allude) những tội lỗi của những người Kitô Giáo, đến sự suy đồi về luân lý của các truyền thống và những sa sút của con người (chúng ta hãy nhìn về lịch sử của các Dòng Tu, mà nhu cầu về sự đổi mới cần phải được thực hiện để đối phó lại sự sa sút, suy đồi), đến sự nhân nhượng đối với những cám dổ để đeo đuổi sự nghiệp, tiền bạc, sự phù vinh mà ngay cả chính các thành viên của giới giáo sĩ đã mắc phải, đã phạm tội, và từ đó gây ra những vụ xì-căng-đan.

Người trừ quỷ có thể là một Người Samarita Nhân Hậu, thế nhưng người ấy không phải là một Người Samarita Nhân Hậu, nếu như tội lỗi chính là một hiện thực hiển nhiên, rành rành ra đó. Một kẻ tội lỗi nào mà vẫn còn trong trạng thái tội lỗi, thì hoàn toàn bất hạnh hơn cả kẻ đã mắc tội. Sự hoán chuyển của trái tim chính là chiến thắng đẹp đẽ, huy hoàng nhất về ảnh hưởng của Satăn, chống lại Phép Bí Tích Hòa Giải, một phép bí tích có tầm quan trọng trung tâm tuyệt đối, bởi vì trong chính mầu nhiệm Cứu Chuộc đó, Thiên Chúa đã giải phóng chúng ta ra khỏi tội lỗi, và trao ban cho chúng ta, nếu chẳng may chúng ta sa ngã, để khôi phục lại tình bằng hữu với Ngài.

Thật sự, các Phép Bí Tích có một tầm ưu tiên hơn hẳn các lễ ban phước, một loại mà các câu thần chú hay phép trừ quỷ được thêm vào, được Giáo Hội yêu cầu, nhưng đó không phải là một ưu tiên. Nếu cách tiếp cận này không được xem xét đến, thì mối nguy hiểm vẫn hãy còn đó trong việc làm cho các tín hữu phân vân, bối rối. Phép chống ma quỷ không thể được xem như là cách đề phòng duy nhất để chống lại hành động của ma quỷ, mà nó chỉ là một phương cách tâm linh cần thiết trong một số trường hợp cụ thể mà thật sự có sự xâm chiếm tàn ác của ma quỷ được khẳng định.

Trông có vẽ như sự xâm chiếm của ma quỷ thì nhiều vô số kể tại các quốc gia ngoại giáo (pagan), nơi mà Phúc Âm chưa được biết đến và là nơi mà các tập tục về ma quỷ vẫn còn được lan rộng. Tại những nơi khác, yếu tố của nền văn hóa tồn tại khi những người Kitô Giáo bảo tồn một khuynh hướng nuông chiều theo những dạng mê tín cổ xưa. Hơn nữa, cần phải xem xét rằng những trường hợp bị cho là có quỷ ma ám có thể được giải thích bởi nền y học thời nay và bởi khoa tâm thần học, và đó chính là giải pháp cho một số hiện tượng vốn cần có một sự điều trị thích hợp về mặt tâm thần học. Khi một trường hợp khó được đưa ra mà trong thực tế, cần phải tiếp xúc đến một tâm lý gia và một chuyên gia giải trừ ma quỷ, thì tốt hơn hết vẫn là việc dùng đến những chuyên gia tâm thần học được giáo dục trên cơ bản của Công Giáo học.

Một khóa học về những chủ đề này vừa mới được đính kèm vào trong chương trình giảng dạy của Học Viện Giáo Hoàng Đức Mẹ Tông Đồ Athenaeum (Regina Apostolorum Pontifical Athenaeum). Trông có vẽ, cũng đã đến lúc để thêm vào việc đào tạo đó vào các chủng viện, theo một chiều hướng cân bằng thông thái, hòng tránh được những thái quá hay sự co khít. Đức Hồng Y Georges Cottier, O.P., Cựu Thần Học Gia của Phủ Giáo Hoàng.

 Anthony Lê