Tài Liệu Khác

Thiên Chúa không phải là một người cạnh tranh

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói muốn nhận biết Thiên Chúa, chúng ta phải bỏ tính kiêu căng làm mờ tối chúng ta và làm chúng ta thấy Thiên Chúa như một thứ người cạnh tranh. 
 
Đức Giáo Hoàng nói điều này trong bài giảng của Người hôm Chúa Nhật 16/3 khi cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ lá tại Quảng trường Thánh Pherô. Sự cử hành cũng đánh dấu Ngày Giới Trẻ trên cấp bậc giáo phận. 
 
Đức Thánh Cha qui chiếu bài giảng của ngài về đoạn Tin Mừng thanh tẩy đền thờ, khi Chúa Giêsu đuổi ra khỏi nhà Cha Người những kẻ đã biến nhà ấy thành hang trộm cướp.” 
 
“Từ truyện của Chúa Giêsu 12 tuổi, chúng ta biết rằng Người yêu mến đền thờ là nhà của Cha Người, là nhà thuộc họ nội của Người, Đức Thánh Cha nói “Bây giờ Người trở lại đền thờ này, nhưng cuộc hành trình của Người vượt quá đền thờ: Mục tiêu cuối cùng Người lên tới là thánh giá.” 
 
Khi Chúa Kitô tới đền thờ, Đức Giáo Hoàng nói, “ở đó, đáng lý là nơi làm không gian cho sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, thì Người gặp những kẻ buôn bán thú vật và những kẻ đổi tiền, họ sử dụng nơi cầu nguyện làm nơi buôn bán cho họ.” 
 
“Thật thì những con thú vật bày bán ở đó là dành để tế lễ trong đền thờ. “Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giải thích. “Và bởi vì cấm sử dụng trong đền thờ những đồng tiền mang danh hiệu hoàng đế, đối nghịch với Thiên Chúa thật, nên cần đổi lấy những đồng tiền không mang những hình ảnh ngẫu tượng.” 
 
“Nhưng tất cả những sự đó đáng lý phải làm nơi khác: Chỗ người ta chiếm bây giờ được giả định là sân trong (atrium) cho những dân ngoại. Thiên Chúa của Israel thực tế là Thiên Chúa của mọi dân tộc. Và cho dầu dân ngoại không vào, nói được, bên rong sự mạc khải, thì họ cũng có thể, tại sân trong, kết hợp với kinh nguyện dâng lên Thiên Chúa duy nhất. 
 
“Thiên Chúa của Israel, Thiên Chúa của mọi người, luôn luôn chờ đợi kinh nguyện của họ, sự tìm kiếm của họ, sư kêu cầu của họ. Nhưng bây giờ, sân trong bị thống trị bởi việc buôn bán, sự buôn bán được hợp thức bởi thẩm quyền, một thẩm quyền, về phần mình, có một phần tiền kiếm được của những người buôn bán.” 
 
Sự tìm kiếm 
 
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói lòng sốt sắng của Chúa Kitô đối với đền thờ hướng dẫn các Kitô hữu ngày nay suy nghĩ: “Đức tin chúng ta có tinh sạch và có cởi mở đủ để bắt đầu từ đó, ‘những dân ngoại’--những người hôm nay đang tìm kiếm và có những vấn đề của họ--cũng có thể nhìn thấy ánh sáng của một Thiên chúa, có thể kết hợp với sự cầu nguyện của chúng ta trong sân đức tin, và qua sự tìm kiếm của họ có lẽ có thể trở nên những kẻ thờ phượng?” 
 
“Có phải tâm hồn chúng ta ý thức rằng tính tham lam là ngẫu tượng và những thực hành sự sống chúng ta chứng tỏ như vậy chăng? Có lẽ chúng ta cũng không để các ngẫu tượng đi vào cả trong thế giới đức tin chúng ta? Chúng ta có sẵn sàng để cho Chúa thanh lọc chúng ta nhiều lần để cho Người xô đuổi khỏi chúng ta và khỏi Giáo Hội điều gì nghịch lại Người?” 
 
Đức Thánh Cha tiếp tục nói hành động của Chúa Kitô trong đền thờ chứng tỏ rằng “một thời điểm mới trong lịch sử đã được báo trước.” 
 
“Thời gian các thú vật được tế lễ cho Thiên Chúa đã chấm dứt. Việc tế lễ thú vật đã luôn là một sự thay thế thảm hại, một cử chỉ luyến tiếc cho cách thờ phượng Thiên Chúa thật. […] Thân xác Chúa Kitô, chính Chúa kitô, đi vào thay thế những lễ tế đổ máu và những dâng cúng thức ăn. Chỉ ‘tình yêu tới cùng,’ chỉ tình yêu đối với nhân loại mà vì đó Người hiến mình hoàn toàn cho Thiên Chúa, đó là sự thờ phượng thật, lễ tế thật. Thờ phượng trong tinh thần và chân lý có nghĩa là thờ phượng trong sự hiệp thông với Người Đấng là sự thật; thờ phượng trong sự hiệp thông với thân xác Người, nơi Thánh Thần hiệp nhất chúng ta.” 
 
“Sự kiện Chúa Giêsu xua đuổi những kẻ buôn bán không những ngăn cản sự lạm dụng, nhưng chỉ hành động mới của Thiên Chúa,” Đức Thánh Cha tiếp tục. “Đền thờ mới đã hình thành: chính Chúa Giêsu Kitô, trong Người tình yêu của Thiên Chúa xuống tới nhân loại. Người, trong sự sống của Người, là đền thờ mới và sống động. Người, Đấng đi qua thánh giá và phục sinh, là không gian sống động của thần khí và sự sống trong đó sự thờ phượng đúng được thực hiện. 
 
Như vậy, sự thanh tẩy đền thờ, như là chóp đỉnh của việc đi vào long trọng trong thành Jerusalem, là dấu chỉ sự phá hủy cần thiết của ngôi nhà và sự hứa ban một đền thờ mới; lời hứa về vương quốc hoà giải và tình yêu, trong sự hiệp thông với Chúa kitlô, được thiết lập vượt mọi biên giới. 
 
“Đối với việc buôn bán thú vật và sự đổi tiền, Chúa Giêsu đối lại sự nhân hậu của Người, làm tốt trở lại. Đó là sự thanh tẩy thật của đền thờ. Người đến không như một kẻ phá hủy; Người không đến với gươm giáo của nhà cách mạng. 
 
“Người đến với ân huệ chữa lành. Người hiến mình cho những kẻ vì những sự yếu đuối của họ đã bị đuổi cho tới tận cùng sự sống của họ và tới những lề luật xã hội. Chúa Giêsu mặc khải Thiên Chúa như Đấng yêu thương, và quyền hành của Người như quyền hành của tình yêu. Và như vậy Người nói cho chúng ta điều sẽ luôn luôn là một phần của sự thờ phượng thật Thiên Chúa: chữa lành, phục vụ, sự nhân hậu làm tốt trở lại.” 
 
Sau cùng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định rằng muốn nhận ra Thiên Chúa yêu thương này, “chúng ta phải bỏ tính kiêu căng làm mù quáng chúng ta, muốn đẩy chúng ta xa khỏi Thiên Chúa, dường như Thiên Chúa là kẻ cạnh tranh của chúng ta.” 
 
Đức Giáo Hoàng khẳng định “Muốn gặp Thiên Chúa thì cần phải có khả năng thấy với tâm hồn. Chúng ta phải học thấy với tâm hồn trẻ trung không bị ngăn trở bởi những thiên kliến và bị mù loà bởi những lợi lôc.” 
 
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách  
Trích Vietcatholic.net