Tâm Tình Chia Sẻ

Đọc - Suy Niệm Lời Chúa Và Cầu Nguyện

[VietCatholic News (Thứ Hai 2/2/2004)]

“ĐỌC, SUY NIỆM LỜI CHÚA & CẦU NGUYỆN” VỚI ĐOẠN PHÚC ÂM LUCA 5, 1-11 : “ĐỨC GIÊSU KÊU GỌI BỐN MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN”

Phương pháp “Đọc, suy niệm Lời Chúa & cầu nguyện” sẽ được tiến hành thành 6 bước như sau:

BƯỚC 1.- CHUẨN BỊ - XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN (PREPARATIO).

Ở bước 1 này, chúng ta nên lưu ý những điều sau đây: “Khi mở Sách Thánh, chúng ta cần ý thức rằng đọc Lời Chúa là để nghe Chúa nói với chúng ta. Việc lắng nghe này không tùy thuộc ở chúng ta hay do chúng ta cố gắng, nhưng do Chúa, Đấng muốn chúng ta nghe được tiếng Ngài. Vậy chúng ta hãy lắng nghe Chúa nói qua Lời của Ngài, trong tâm tình khiêm tốn của người nghèo của Thiên Chúa, sẵn sàng đón nhận và thực thi Lời Chúa.

Chúng ta cũng nên nhớ cuốn sách này không phải của riêng chúng ta, mà là của cộng đoàn Hội Thánh. Khi cầu nguyện với Lời Chúa, chúng ta được hòa mình vào truyền thống của Hội Thánh đã có từ bao đời. Dù đọc Lời Chúa một mình đi chăng nữa, chúng ta vẫn không cô đơn vì được liên kết với bao anh chị em tín hữu khác đã và đang “suy niệm luật Chúa đêm ngày” (Tv 1,2). 

Chúng ta hãy đặt mình trước mặt Chúa để đi vào cuộc đối thoại với Người. Chúng ta cũng hãy xin Người cử Thánh Thần đến giúp chúng ta hiểu Lời Chúa; đồng thời đi vào sự thinh lặng nội tâm để đón nghe Lời Chúa. 

BƯỚC 2.- ĐỌC & TÌM HIỂU BẢN VĂN (LECTIO). 

Chúng ta hãy đọc chậm rãi từng chữ từng câu một đoạn văn Lc 5,1-11. Không cần đọc lấy nhiều. Đọc đi đọc lại nhiều lần, nhất là những câu ngắn mà chúng ta thấy hay thấy thích; Chúng ta có thể lặp đi lặp lại nguyên văn các câu ngắn ấy nhiều lần. Chúng ta đọc trong tâm tình yêu mến, lắng nghe, tìm hiểu, đón nhận ơn soi sáng và ơn tác động của Thánh Thần. Chúng ta đọc Lời Chúa trong cầu nguyện, xin Thiên Chúa, xin Chúa Giêsu nói với chúng ta, tỏ lộ Ý Ngài cho chúng ta, chỉ đường vạch lối cho chúng ta soi sáng hướng dẫn chúng ta. 

Ở bước 2 này chúng ta nên dùng phương pháp gồm 3 việc: (a) quan sát, (b) giải thích và (c) tóm kết, để nắm bắt được nội dung bản văn Lc 5,1-11 và nhận ra sứ điệp của Lời Chúa:

a/ Quan sát bằng cách tự đặt những câu hỏi: Ở đâu? khi nào? // Ai? // Làm gì? // Nói gì?


..... Ở đâu?

.....Khi nào ?.....

..... .Ai?.....

.....Làm gì?.....

.....Nói gì?.....

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

b) Giải thích:

H. 1) Tại sao đám đông chen lấn nhau đến sát bên Đức Giêsu? 

T. 1)……………………………………………………………………………………

H. 2) Tại sao Đức Giêsu xin ông Simon cheo thuyền ra xa một chút? 

T. 2)……………………………………………………………………………………

H. 3) Tại sao Đức Giêsu bảo ông Simon chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá? 

T. 3)……………………………………………………………………………………

H. 4) Lời Đức Giêsu nói với ông Simon: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” có nghĩa gì? (nghĩa đen và nghĩa bóng). Nghĩa đen là thả lưới bắt cá là công việc của ông Simon và các bạn chài của ông. Còn nghĩa bóng là gì? 

T. 4) …………………………………………………………………………………

H. 5) Lời đáp lại của ông Simon: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy tôi sẽ thả lưới” có ý nghĩa gì? 

T. 5)…………………………………………………………………………………………

H. 6) Tại sao ông Simon Phêrô và các bạn chài của ông là Gioan và Giacobê đều kinh ngạc về mẻ cá lạ mà họ vừa bắt được?

T. 6)……………………………………………………………………………………… 

H. 7) Tại sao ông Simon Phêrô sấp mặt dưới chân Đức Giêsu mà nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”? hoặc lời nói ấy có ý nghĩa gì?

T. 7) ………………………………………………………………………………………

H. 8) Lời nói của Đức Giêsu với ông Simon: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người cứu sống người ta” có ý nghĩa gì? hay tại sao Đức Giêsu lại nói với ông Simon như thế?

T. 8)……………………………………………………………………………………………

c) Tóm kết ý nghĩa đoạn văn TK:

* Trong đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này, chúng ta khám phá Đức Giêsu là ai?

T.………………………………………………………………………………………………………

* Chúng ta học được những (điều) gì từ đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này?

T. (1) ………………………………………………………………………………………

(2)…………………………………………………………………………………………………..

(3)……………………………………………………………………………………………………

BƯỚC 3: SUY NIỆM LỜI CHÚA (MEDITATIO).

H. 1) Đức Giêsu đã nói với ông Simon: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá? Đức Giêsu có nói lời này với tôi không? Tôi sẽ làm gì?

T. 1) …………………………………………………………………………………………………

H. 2) Đức Giêsu đã nói với ông Simon: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người cứu sống người ta? Đức Giêsu có nói lời này với tôi không? Tôi sẽ làm gì?

T. 2) ………………………………………………………………………………………………………

H. 3) Qua câu chuyện mẻ cá lạ này Đức Giêsu nói gì với tôi?

T. 3) …………………………………………………………………………………………………………

BƯỚC 4: CẦU NGUYỆN (ORATIO).

H. Tôi có những tâm tình gì khi nghe/đọc đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này?

T. ………………………………………………………………………………………………………….. 

Khi tôi nói những tâm tình ấy ra với Chúa. Đó chính là tôi cầu nguyện vậy.

BƯỚC 5: CẦU NGUYỆN CHIÊM NIỆM (CONTEMPLATIO).

(Dành vài phút thinh lặng để mỗi người đi sâu vào cõi lòng của Chúa, sống một mình với Chúa: đó chính à cách cầu nguyện chiêm niệm vậy).

BƯỚC 6: DẤN THÂN HÀNH ĐỘNG theo lời mời gọi của Lời Chúa (ACTIO).

H. Tôi có quyết tâm và việc làm cụ thể nào để thực thi Lời Chúa trong đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này?

T. (1) …………………………………………………………………………………………………….. 

(2)………………………………………………………………………………………………………………….

(3)……………………………………………………………………………………………………………….

PHẦN TRẢ LỜI CHO CÁC CÂU HỎI

BƯỚC 1.- CHUẨN BỊ - XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN (PREPARATIO).

BƯỚC 2.- ĐỌC & TÌM HIỂU BẢN VĂN (LECTIO). 

a) Quan sát (tự làm):

b) Giải thích:

H. 1) Tại sao đám đông chen lấn nhau đến sát bên Đức Giêsu? 

T. 1) Tại vì đám đông khát khao nghe Lời giảng dạy của Đức Giêsu và ngưỡng mộ Đức Giêsu nên ai cũng muốn đến gần Người.

H. 2) Tại sao Đức Giêsu xin ông Simon chèo thuyền ra xa một chút? 

T. 2) Vì hai lý do: (1) Để dân chúng khỏi xô đẩy Đức Giêsu, làm cản trở việc rao giảng của Người; (2) Để dân chúng đứng trên bờ hồ, ai cũng có thể thấy mặt và nghe được tiếng của Người giảng.

H. 3) Tại sao Đức Giêsu bảo ông Simon chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá? 

T. 3) Tại vì bình thường thì cá chỉ có ở chỗ nước sâu. Đó là nghĩa đen. Nhưng câu nói này còn có nghĩa bóng như ở trong câu sau.

H. 4) Lời Đức Giêsu nói với ông Simon: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” có nghĩa gì? (nghĩa đen và nghĩa bóng). Nghĩa đen là thả lưới bắt cá là công việc của ông Simon và các bạn chài của ông. Còn nghĩa bóng là gì? 

T. 4) Còn nghĩa bóng là tiến vào thế giới của ma quỉ mà lôi kéo và cứu vớt người ta ra khỏi nơi ấy, vì theo quan niệm của người Do Thái thời Đức Giêsu thì chỗ nước sâu là nơi, ở là thế giới của ma quỉ….. 

H. 5) Lời đáp lại của ông Simon: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy tôi sẽ thả lưới” có ý nghĩa gì? 

T. 5) Có hai ý nghĩa (1) Thật sự là ông Simon và các bạn chài đã vất vả suốt đêm mà không bắt được cá. (2) Chỉ vì hết sức kính nể, tin tưởng vào lời đề nghị của Thày mà ông làm như Đức Giêsu gợi ý.

H. 6) Tại sao ông Simon Phêrô và các bạn chài của ông là Gioan và Giacobê đều kinh ngạc về mẻ cá lạ mà họ vừa bắt được?

T. 6) Vì các ông Simon Phêrô, Gioan và Giacôbê vừa chứng kiến một sự kiện hết sức lạ lùng, không thể giải thích một cách tự nhiên được (không thể có nhiều cá đến thế) mà chỉ có thể giải thích bằng sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa qua lời của Đức Giêsu mà thôi. 

H. 7) Tại sao ông Simon Phêrô sấp mặt dưới chân Đức Giêsu mà nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”? hoặc lời nói ấy có ý nghĩa gì?

T. 7) Phêrô cảm thấy mình bất xứng, vì ông thấy mình bị đặt trước (hay rơi vào) một khung cảnh thần linh là sự kiện Thiên Chúa tỏ quyền năng của Người ra. 

H. 8) Lời nói của Đức Giêsu với ông Simon: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người cứu sống người ta” có ý nghĩa gì? hay tại sao Đức Giêsu lại nói với ông Simon như thế?

T. 8) “Đừng sợ” có hai nghĩa: (1o) Đừng sợ khi phải đứng trước (hay chứng kiến) sự tỏ lộ quyền năng lớn lao của Thiên Chúa, chẳng khác gì là thấy chính Thiên Chúa. (Trong Cựu ước, người Do Thái quan niệm là không ai thấy Thiên Chúa mà có thể còn sống). ( 2o) Đừng sợ với nhiệm vụ, sứ mạng mới là cứu vớt con người, là làm tông đồ.

c) Tóm kết ý nghĩa đoạn văn TK:

* H. Trong đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này, chúng ta khám phá Đức Giêsu là ai?

T. Trong đoạn văn Lc 5,1-11 chúng ta khám phá Đức Giêsu là:

(1) Một người rất tinh tế và tâm lý, đối với dám đông cũng như đối với các tông đồ;

(2) Một Đấng có quyền năng vô biên;

(3) Một Đấng có quyền trao cho Phêrô Simon và các môn đệ khác một sứ mạng đặc biệt là cứu vớt người ta.

* H. Chúng ta học được những (điều) gì từ đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này?

T. Nhờ đoạn Lc 5,1-11, chúng ta học được: 

(1) Sự tinh tế, tài tổ chức và tiên liệu của Đức Giêsu.

(2) Sự tin tưởng, phó thác của ông Simon Phêrô đối với lời đề nghị của Đức Giêsu.

(3) Sự khiêm tốn của ông Simon Phêrô.

(4) Sự kiên quyết và dứt khoát theo Chúa của 4 môn đệ đầu tiên (họ đã bỏ tất cả). 

BƯỚC 3: SUY NIỆM LỜI CHÚA (MEDITATIO).

H. 1) Đức Giêsu đã nói với ông Simon: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá? Đức Giêsu có nói lời này với tôi không? Tôi sẽ làm gì?

T. 1) Có, Đức Giêsu cũng nói với tôi: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” vì Lời Chúa là dành cho tôi và vì năm nay là Năm Thánh Truyền Giáo của Giáo hội Công Giáo. Tôi phải dấn thân vào việc Truyền giáo bằng những việc như thăm viếng, giúp đỡ người chưa biết Chúa, dạy giáo lý cho người muốn học đạo, sống tốt làm chứng cho Tin Mừng.

H. 2) Đức Giêsu đã nói với ông Simon: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người cứu sống người ta?’ Đức Giêsu có nói lời này với tôi không? Tôi sẽ làm gì?

T. 2) Có, Đức Giêsu cũng nói với tôi: ““Đừng sợ, từ nay anh/chị sẽ là người cứu sống người ta” vì Chúa cũng muốn tôi lo việc cứu vớt con người như Phêrô và các Tông đồ. Tôi sẽ thăm viếng, giúp đỡ người chưa biết Chúa, dạy giáo lý cho người muốn học đạo, sống tốt làm chứng cho Tin Mừng.

H. 3) Qua câu chuyện mẻ cá lạ này Đức Giêsu nói gì với tôi?

T. 3) Qua mẻ cá lạ, Đức Giêsu nói với tôi nhiều điều:

(1o) Lời Chúa là lời quyền năng, tin tưởng làm theo Lời Chúa sẽ được chứng kiến sự kỳ diệu do quyền năng Chúa thực hiện.

(2o) Đức Giêsu giao cho tôi sứ mạng “cứu nhân độ thế” như Người đã giao sứ mạng ấy cho Phêrô và các tông đồ.

(3o) Để chu toàn sứ mạng “cứu nhân độ thế” của mình, tôi phải dũng cảm từ bỏ (tự ái, ý riêng, thời gian, của cải, tài năng…) để theo Chúa và để nên giống Chúa.

BƯỚC 4: CẦU NGUYỆN (ORATIO).

H. Tôi có những tâm tình gì khi nghe/đọc đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này?

T. Khi đọc đoạn Phúc âm Lc 5,1-11, tôi có nhiều tâm tình dưới đây: 

* Ngưỡng mộ đối với Chúa Giêsu,

* Tin tưởng phó thác vào quyền năng của Chúa Giêsu,

* Ý thức và xác tín đối với sứ mạng “cứu nhân độ thế” Chúa giao,

* Khao khát dấn thân phục vụ việc Truyền Giáo.

BƯỚC 5: CẦU NGUYỆN CHIÊM NIỆM (CONTEMPLATIO).

BƯỚC 6: DẤN THÂN HÀNH ĐỘNG theo lời mời gọi của Lời Chúa (ACTIO).

H. Để thực thi Lời Chúa trong đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này, tôi quyết tâm:

T. (1) Học hỏi tìm hiểu thêm về ơn gọi truyền giáo của Kitô hữu (đọc Phúc âm, sách, báo, cầu nguyện hay tham dự khóa học). 

(2) Thăm viếng, giúp đỡ người chưa biết Chúa sống chung quanh.

Sàigòn ngày 31 tháng 01 năm 2004
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội