ĐGH Phanxicô

Trong bài phỏng vấn đầu tiên với nhật báo Argentina, La Nacion, Đức Phanxicô nói về các thách thức của Giáo hội Công giáo: gia đình, cải tổ giáo triều, hôn nhân đồng tính và ly hôn.

“Thiên Chúa thật tốt với tôi, Ngài đã tặng cho tôi một liều vô tri lành mạnh.Tôi chỉ làm những gì tôi phải làm.Ngay từ đầu, tôi đã tự bảo mình, “Jorge, đừng thay đổi, hãy cứ là chính mình, vì thay đổi ở tuổi này là tự biến mình thành ngu muội.”

Đây là một trong số những lời mà Giáo hoàng Phanxicô đã nói, tự phát như lâu nay vẫn vậy, trong buổi phỏng vấn độc quyền với nhật báo Argentina La Nacion, 21 tháng sau khi được bầu làm Giáo hoàng.

Dù chắc chắn ngài không trông mong, nhưng cựu tổng giám mục Buenos Aires sẽ bước sang tuổi 78 vào ngày 17 tháng 12 này. Ngài nói, việc tái cơ cấu Giáo triều Roma sẽ không sẵn sàng thực hiện ngay năm tới, theo như dự định ban đầu. Ngài cũng thừa nhận, “còn cả một quãng đường dài phải đi” để hoàn tất việc tẩy sạch Vatican, và ngài đã nói rất tự nhiên về sự chống đối mà ngài phải đối diện, và nó không làm cho ngài lo lắng.

Dù ngày làm việc của ngài rất bận rộn, với các buổi hẹn và tiếp kiến từ sáng sớm nhưng ngài không bỏ mất tông giọng hay phong cách Buenos Aires điển hình của mình, vẫn thân thiện, vui vẻ và thoải mái.

Ngài không né tránh bất kỳ vấn đề nhạy cảm nào, như các chuyện gây tranh cãi của Hội đồng Bất thường về gia đình hồi tháng 10 vừa qua. Đại hội đồng thừa nhận có các chia rẽ nội bộ về các ý kiến khác biệt bên ngoài, về cách đối diện với các thách thức nhất định, như vấn đề người Công giáo ly dị rồi tái hôn, mà giáo hoàng xác định là “thực sự đã bị cắt phép thông công.” “Hồng y Walter Kasper nói, chúng ta nên hướng đến các giả thuyết, và ngài đang dọn đường.Nhưng một số người thấy sợ hãi.”

Để làm an lòng những người nghĩ rằng Hội đồng gây rối loạn, giáo hoàng nhấn mạnh, Hội đồng “là một tiến trình” và “giáo lý của Giáo hội về hôn nhân hoàn toàn chưa xác định.” Ngài nói, “Tôi không sợ đi trên con đường Hội đồng (hội đồng, synod có gốc tiếng Hy Lạp là “syn” và “odos” đi cùng nhau) vì đây là con đường Chúa muốn chúng ta đi. Thật vậy, Giáo hoàng là người bảo lãnh tối hậu.”

Về con số khổng lồ người Argentina đã bay đến Roma và tràn ngập thành phố này với hy vọng được chụp chung với ngài một tấm hình, ngài xác nhận, vì các cuộc bầu cử vào năm tới, ngài quyết định sẽ không tiếp riêng bất kỳ chính trị gia nào, và chỉ tiếp họ vào cuối buổi tiếp kiến chung hôm thứ tư hàng tuần tại quảng trường thánh Phêrô.

“Argentina phải hoàn tất nhiệm kỳ tổng thống một cách yên bình.Một rạn nứt trong hệ thống dân chủ, trong Hiến pháp, vào thời điểm này sẽ là một sai lầm.Tất cả mọi người phải cộng tác và bầu lên các nhà chức trách mới. Tôi không muốn can thiệp vào tiến trình này, đó là lý do vì sao tôi sẽ không tiếp riêng bất kỳ chính trị gia nào.” Hơn nữa, ngài xác nhận là sẽ không đến Argentina vào tháng 7 năm 2016, để dự Đại hội Thánh Thể tại Tucumán, vì  ngày này rất gần với ngày Đại hội Giới trẻ Thế giới tổ chức tại Ba Lan. Tuy nhiên, ngài dự định sẽ đến Argentina trong năm 2016, nhưng vào một lúc khác.Ngài tiết lộ là trong năm 2015, ngài sẽ đến 3 nước Châu Mỹ La Tinh (nhưng ngài chưa cho biết cụ thể), và sẽ lần đầu tiên đến châu Phi.

Ngài cũng quả quyết, Tổ chức các Công việc Đạo (hay Ngân hàng Vatican), sau nhiều thập kỷ là tâm điểm tố cáo và hoài nghi về rửa tiền và dính líu đến mafia, đã được ngài cải tổ, và “đang làm việc rất tốt.”Và ngài nói thêm “sự cải tổ thiêng liêng, sự cải tổ của tâm hồn” mới chính là những gì ngài đang bận tâm.

Đức Phanxicô đã có buổi phỏng vấn riêng này, chỉ vài ngày trước một ngày trọng đại: 12 tháng 12, lễ Đức Mẹ Guadalupe, thánh bảo trợ của Châu Mỹ La Tinh, và giáo hoàng sẽ cử hành thánh lễ tại vương cung thánh đường thánh Phêrô, với các nhạc công Argentina trình bày bài Misa Criolla, được Ariel Ramirez soạn cách đây 50 năm. Con của tác giả, Facundo Ramírez và ca sĩ Patricia Sosa cùng hát với một dàn đồng ca Roma.

“Khi còn là sinh viên, lần đầu tiên tôi nghe bài Misa Criolla, tôi nghĩ như tôi đang được học thần học, tôi không thể nhớ rõ, nhưng tôi thực sự thích bài này! Tôi cũng được nghe bài “Chiên Thiên Chúa”, một bài thật tuyệt.Tôi không bao giờ quên Mercedes Sosa hát bài này.”

Là giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ La Tinh, thật là một vinh dự to lớn cho toàn thể Châu Mỹ La Tinh.Cha kỳ vọng điều gì từ Châu Mỹ La Tinh?

Từ hội nghị Hội đồng Giám mục Châu Mỹ La Tinh đầu tiên (HGML), Châu Mỹ La Tinh đã đi tới.Giám mục Larrain, chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Giám mục Châu Mỹ La Tinh đã đem lại một thời điểm cao quý.Từ hội nghị Rio, đến Medellin, rồi thì Puebla, Santo Domingo và Aparecida. Hội đồng Giám mục Châu Mỹ La Tinh đã dọn nên con đường với những cột mốc này. Hội đồng đã làm được điều này, như một thân thể chung, với các phương pháp khác nhau. Lúc đầu là rụt rè.Còn bây giờ, chắc chắn không thể bác bỏ con đường 50 năm này, vì chính nó xây lên nhận thức trong Giáo hội Châu Mỹ La Tinh và trưởng thành trong đức tin. Đi con đường này khơi lên niềm ham thích học hỏi thông điệp Guadalupe. Con số các nghiên cứu về Đức Mẹ Guadalupe, về hình ảnh của Mẹ, về dòng dõi của Mẹ, về tác phẩm Nican Mopoua thật đáng kinh ngạc, và đang tạo thành một nền thần học căn bản. Đây là lý do vì sao khi mừng ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe, Thánh bảo trợ của Châu Mỹ La Tinh vào ngày 12 tháng 12, cũng như kỷ niệm 50 năm bài Misa Criolla, chính là chúng ta đang mừng con đường mà Giáo hội Châu Mỹ La Tinh đã đi trong suốt thời gian qua.

Một khảo sát mới đây (của Trung tâm nghiên cứu Pew) xác nhận, bất chấp “hiệu ứng Phanxicô”, nhiều người Công giáo vẫn đang rời bỏ Giáo hội.

Tôi có biết các con số được tiết lộ ở Hội đồng Aparecida, đây là thông tin duy nhất tôi có. Rõ ràng có một vài yếu tố tác động không phụ thuộc vào Giáo hội. Chỉ nói ra một ví dụ thôi, chẳng hạn như, thần học về sự thịnh vượng đã thúc đẩy nhiều mệnh đề tôn giáo thu hút nhiều người. Nhưng, những người này đến cuối cùng lại rơi vào tình thế lửng lơ.Nhưng bỏ qua các yếu tố bên ngoài Giáo hội.Tôi tự hỏi về chúng ta, chúng ta có làm gì với chuyện này không, điều gì bên trong Giáo hội làm cho các tín hữu thấy không hạnh phúc? Chính là do giáo dân thấy chúng ta không gần gũi cho đủ, chính là do chủ nghĩa giáo quyền. Ngày nay, gần gũi nghĩa là đi đến với người Công giáo, tìm kiếm giáo dân và gần gũi họ, đồng cảm với vấn đề và thực tại của họ. Như tôi đã nói với Hội đồng Rio, chủ nghĩa giáo quyền ngăn cản giáo dân trưởng thành.Chính xác là, các giáo dân ở Châu Mỹ La Tinh trưởng thành hơn khi họ thể hiện lòng mộ đạo bình dân.Chủ nghĩa giáo quyền luôn là một vấn đề đối với các hiệp hội giáo dân.Tôi có nói về chuyện này trong Niềm vui Tin mừng [Evangelii Gaudium].

Việc canh tân Giáo hội mà cha đã kêu gọi ngay từ khi mới được bầu, và được thể hiện chính xác trong Niềm vui Tin mừng, cũng nhắm đến quy tụ đàn chiên và chặn đứng sự thất thoát tín hữu?

Tôi không thích hình ảnh “thất thoát”, vì nó đi sát với chủ nghĩa chiêu mộ. Tôi không thích dùng những từ có liên quan đến chủ nghĩa chiêu mộ, vì đó không phải là sự thật.Tôi thích dùng hình ảnh bệnh viện dã chiến, có một số người đang thương tích rất nhiều và đang chờ chúng ta chữa lành vết thương của họ, họ đang thương tích vì hàng ngàn lý do. Chúng ta phải đi đến và chữa lành các vết thương của họ.

Có phải, chiến lược là giành lại những người đã bỏ đạo?

Tôi không thích từ “chiến lược”, tôi thấy đúng hơn là phải nói về tiếng gọi mục tử của Chúa, còn nếu không, thì chúng ta cũng như một cơ quan Phi Chính Phủ vậy.Những gì Giáo hội ngày nay cần nơi chúng ta, chính là tiếng gọi của Chúa, chứ không phải một chiến lược, vì Giáo hội không được rơi vào chủ nghĩa chiêu mộ. Giáo hội không muốn gắn mình với chủ nghĩa chiêu mộ, vì Giáo hội không lớn lên nhờ nó, nhưng là nhờ ở sự lôi cuốn, theo lời Đức Bênêđictô XVI đã nói. Giáo hội cần phải là một bệnh viện dã chiến, và chúng ta cần phải chữa lành các vết thương, như người Samari nhân hậu đã làm. Một vài người mang thương tích do bị hờ hững, người khác là vì họ đã bị chính Giáo hội bỏ rơi, số khác thì đã phải chịu đau khổ khủng khiếp.

Với tư cách giáo hoàng, cha rất khác biệt, vì cha nói với một sự rõ ràng tuyệt đối, và hoàn toàn thẳng thắn, không dùng các lối nói trại, và không tránh né những chuyện quan trọng, triều giáo hoàng của cha cực kỳ rõ ràng. Tại sao cha nghĩ một vài bộ phận bị mất phương hướng, tại sao có người nói rằng Giáo hội là con tàu không bánh lái, đặc biệt là sau Hội đồng bất thường mới đây về các thách thức đối với gia đình?

Những diễn đạt đó thật lạ với tôi.Tôi không biết bất kỳ ai nói kiểu đó.Truyền thông dẫn lại lời họ.Tuy nhiên, cho đến khi tôi chưa có thể hỏi những người liên hệ trong chuyện này là “có phải bạn đã nói như thế không?”Tôi sẽ giữ những nghi ngờ trong tình anh em. Nói chung, người ta không đọc thấy những gì đang diễn ra. Một vài người đã nói với tôi, “Tất nhiên, tất nhiên là thế. Các thấu suốt rất tốt cho chúng ta, nhưng chúng ta cần sự việc rõ ràng hơn.” Và tôi trả lời, “Nhìn xem, tôi đã viết một tông thư, đủ xác thật, và là một việc làm quan trọng, một Tông huấn, tôi không ngừng đưa ra các tuyên bố, các bài giảng, và đó là huấn giáo. Đó là những gì tôi nghĩ, chứ không phải những gì truyền thông bảo rằng tôi nghĩ. Hãy kiểm tra lại xem, nó rất rõ ràng. Tông huấn Niềm vui Tin mừng rất rõ ràng.”

Một vài hãng truyền thông đã nói “tuần trăng mật đã chấm dứt” khi bàn về các chia rẽ nổi lên trong hội đồng ...

Đây không phải chia rẽ chống lại giáo hoàng, nghĩa là Giáo hoàng không phải là mốc tiêu chuẩn.Vì Giáo hoàng cố gắng cho mọi việc cứ vận động, và lắng nghe tất cả mọi người. Sự thật, đến cuối cùng, việc bài diễn văn của tôi được các nghị phụ hăng hái đón nhận, cho thấy vấn đề không phải là ở giáo hoàng, nhưng là về các quan điểm mục vụ.

Bất kỳ lúc nào cái đã có [statu quo] bị thay đổi thì xảy ra chống đối là chuyện bình thường, như đã xảy ra khi cha được bầu làm giáo hoàng. Khoảng 20 tháng trước, sự chống đối còn có vẻ rõ ràng hơn.

Bạn đã nói đó. Sự chống đối bây giờ thật rõ ràng. Và đó là dấu chỉ tốt cho tôi, cho sự chống đối mở ra, chứ không lầm bầm sau lưng khi có bất đồng.Thể hiện ra là một việc lành mạnh, rất lành mạnh.

Cha có tin sự chống đối có liên quan đến việc các nỗ lực của cha muốn tẩy sạch, tái cơ cấu nội bộ Giáo triều Roma, hay không?

Với tôi, sự chống đối nghĩa là có một quan điểm khác, chứ không phải là chuyện xấu.Việc bị chống đối có quan hệ với một vài quyết định mà tôi đưa ra, tôi sẽ chấp nhận chuyện này. Tất nhiên, có một vài quyết định liên quan nhiều hơn đến kinh tế, còn số khác mang tính mục vụ hơn ...

Cha có lo lắng không?

Không, tôi không lo lắng.Chuyện này hoàn toàn bình thường đối với tôi, nếu không có khác biệt ý kiến, thì đó mới là bất thường.

Việc tẩy sạch đã xong hay đang còn tiếp diễn?

Tôi không thích nói về chuyện tẩy sạch. Đúng hơn, phải nói là đưa Giáo triều đi tới theo đường hướng được các tổng công hội (các buổi họp tiền mật nghị) xác định. Không, vẫn còn một quãng đường dài trước mắt.Một quãng đường dài, rất dài.Bạn thấy đó, trong các hội nghị tiền mật nghị, các hồng y chúng tôi đã kiến nghị nhiều điều mà chúng ta chắc chắn không được từ bỏ.

Cha thấy gì trong quá trình tẩy sạch, mọi chuyện có xấu hơn dự kiến của cha hay không?

Lúc ban đầu, tôi chẳng dự kiến điều gì. Dự kiến của tôi là về lại Buenos Aires (cha cười).Và sau đó, thì tôi chẳng biết nữa.Bạn thấy đó, Thiên Chúa thật tốt với tôi, Ngài đã tặng cho tôi một liều vô tri lành mạnh.Tôi chỉ làm những gì mình phải làm.

Và lúc này, mọi chuyện đang diễn tiến thế nào?

Như mọi người đều biết, việc này hoàn toàn công khai.Ngân hàng Vatican đang điều hành tốt đẹp, chúng tôi đã làm khá tốt việc này.Nền kinh tế cũng đang tốt đẹp.Và sự cải tổ thiêng liêng mới là mối bận tâm lớn của tôi lúc này, để nhằm biến đổi tâm hồn con người. Tôi đang viết bài diễn văn Giáng Sinh với các thành viên Giáo triều, và tôi đang hướng đến hai bài diễn văn Giáng Sinh, một cho các giám mục giáo triều, và một cho toàn thể nhân viên Vatican, với tất cả những người phụ giúp chúng ta, cùng gia đình họ, vì chính họ là những người làm việc cật lực. Linh thao cho các giám sự và thư ký là bước tiếp theo. Đây là thời gian khép mình trong vòng 6 ngày để cầu nguyện, y hệt như chúng tôi đã làm năm ngoái, và sẽ làm lại vào tuần đầu tiên của mùa Chay.Chúng tôi sẽ cùng tĩnh tâm tại nhà cũ.

Nhóm G9 sẽ lại nhóm họp vào tuần tới, nhóm 9 hồng y tham vấn đang giúp cha trong tiến trình cải tổ Giáo triều và cai quản Giáo hội Hoàn vũ. Liệu cuộc cải tổ Giáo hội lừng lẫy này sẽ sẵn sàng vào năm 2015?

Không, đây là một tiến trình chậm rãi. Chúng tôi đã nhóm họp với trưởng các cơ quan giáo triều và đưa ra đề xuất sát nhập các Hội đồng về Giáo dân, Gia đình, Công lý và Hòa bình. Chúng tôi đã bàn thảo tất cả về chuyện này, mỗi người đều nói lên những gì mình nghĩ.Bây giờ sẽ lại là chuyện thảo luận của nhóm G9. Bạn biết đấy, cải tổ Giáo triều sẽ mất nhiều thời gian, đây là phần phức tạp nhất ...

Như vậy có nghĩa việc cải tổ sẽ không sẵn sàng ngay năm 2015?

Không, chúng ta giải quyết dần dần từng chút một.

Có thật là cơ quan mới mà cha định sát nhập từ các Hội đồng Giáo dân, Gia đình, Công lý và Hòa bình sẽ được một cặp vợ chồng điều hành hay không?

Có thể, tôi không thực sự chắc. Trưởng của các cơ quan hay phòng ban, phải là người phù hợp nhất, dù là nam hay nữ, hay thậm chí là một cặp vợ chồng ...

Và không nhất thiết phải là một hồng y hay giám mục ...

Trưởng của một cơ quan như Thánh bộ Giáo lý Đức tin, bộ phụng vụ hay bộ mới gồm Giáo dân, Gia đình, Công lý và Hòa bình, sẽ luôn là một hồng y. Đây là điều tốt nhất, vì các thánh bộ rất mật thiết với Giáo hoàng. Nhưng các thư ký thánh bộ, thì không nhất thiết phải là giám mục, vì sẽ có vấn đề là khi phải đổi thư ký, thì chúng ta đưa giám mục này đi đâu? Chúng ta phải tìm cho ngài một giáo phận, nhưng đôi khi lại không phù hợp cho họ, họ giỏi việc khác hơn. Tôi chỉ bổ nhiệm 2 giám mục thư ký: thư ký Điều hành, người ít nhiều sẽ như linh mục quản xứ, và thư ký chung của Hội đồng giám mục, tất nhiên cần phải là một giám mục.

Năm nay là một năm đầy sôi nổi, với nhiều chuyến công du quan trọng, hội đồng bất thường, cầu nguyện cho hòa bình Trung Đông tại vườn Vatican.Đâu là thời điểm tuyệt nhất, và đâu là lúc tệ nhất?

Tôi không biết nữa.Tất cả mọi thời điểm đều có cái tốt và cái chưa hẳn tốt, có phải vậy không? (thinh lặng) Ví dụ như, buổi gặp với các ông bà nội ngoại, người cao niên, thật đầy vẻ đẹp kinh ngạc trong đó.

Đức Bênêđictô XVI  cũng đến dự ..

Dịp đó tôi rất vui thích, nhưng không phải là giây phút tuyệt nhất, vì thật sự tôi thích tất cả giây phút đó.Tôi thực sự không biết, tôi không biết nói gì vì tôi chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện này.

Còn về việc làm giáo hoàng, chuyện gì cha thích nhất và ít thích nhất?

Bạn biết đó, đây là sự thật tuyệt đối, là chuyện tôi thực sự muốn nói.Trước khi đến cương vị này, tôi đang chuẩn bị về hưu. Chuyện là, tôi đã đồng ý với sứ thần tòa thánh là khi về lại Buenos Aires, chúng tôi sẽ lên danh sách rút gọn 3 ứng viên để đến cuối năm sẽ có tân tổng giám mục. Lúc đó, tâm trí của tôi tập trung vào các phòng xưng tội tại các nhà thờ mà tôi sẽ đến giải tội. Tôi đã có kế hoạch, đi đến Luján trong 2 hay 3 ngày, và phần thì giờ còn lại là ở Buenos Aires, vì Luján có rất nhiều ý nghĩa đối với tôi, và việc giải tội là một ân sủng. Khi đến Rôma, tôi phải bắt đầu mọi chuyện lại từ đầu, tất cả đều mới mẻ. Ngay từ đầu, tôi đã tự nhủ: “Jorge, đừng thay đổi, hãy cứ là chính mình, vì thay đổi ở tuổi này là tự biến mình thành ngu muội.” Đó là lý do vì sao tôi luôn giữ những việc mà tôi thường làm ở Buenos Aires. Có lẽ cả những thiếu sót cũ của tôi nữa.Nhưng tôi thích mọi chuyện như thế, được là chính mình. Điều này rõ ràng đã gây nên một vài thay đổi trong nghi thức, không phải là các nghi thức trọng thể, vì tôi rất thận trọng tuân giữ các nghi thức này.Điểm cốt yếu tôi chính là tôi, dù vẫn giữ các nghi thức, chỉ là tôi là chính mình như thời ở Buenos Aires mà thôi.Bạn có thể thấy tại sao “việc không thay đổi” rất thuận lợi với tôi.

Khi trở về từ Nam Hàn, có người hỏi cha và cha đã trả lời rằng cha hy vọng “về nhà Cha” khiến nhiều người đã lo lắng cho sức khỏe của cha, họ nghĩ là cha không khỏe hay tương tự như vậy. Sức khỏe cha thế nào? Trông cha rất khỏe ...

Tôi có một vài bệnh tật và đau nhức, và ở tuổi tôi, không thể lờ đi chuyện đau ốm được. Nhưng tôi ở trong tay Chúa, cho đến bây giờ, tôi vẫn có thể làm việc đều đặn.

Một bộ phận bảo thủ ở Hoa Kỳ nghĩ rằng cha đã thuyên chuyển hồng y Bắc Mỹ Raymond Burke khỏi Tòa Thượng thẩm Tối cao Pháp viện Tòa thánh, vì ngài là lãnh đạo nhóm chống đối thay đổi bằng mọi giá ở Thượng hội đồng Giám mục. Có thật vậy không?

Có lần hồng y Burke bảo tôi rằng cha sẽ làm gì khi không còn ở vị trí cũ trong mảng pháp lý, và trong tình trạng chờ đến khi có quyết định mới.Tôi đã trả lời, “Cho tôi thêm thời gian, vì chúng tôi đang nghĩ đến việc tái cơ cấu pháp lý cho nhóm G9.”Tôi bảo cha là chưa quyết định được gì, và mọi việc vẫn còn đang được xem xét. Sau đó, vấn đề của Dòng Malta nổi lên, và chúng tôi cần một người Mỹ thông minh, người biết cách xử lý, và tôi nghĩ đến cha cho vị trí này. Tôi đã đề nghị với cha về chuyện này rất lâu trước Hội đồng.Tôi đã nói với cha, “việc này sẽ diễn ra sau Hội đồng, vì tôi muốn cha tham dự Hội đồng với tư cách Trưởng Thánh bộ.”Với tư cách tuyên úy của Malta, cha sẽ không thể hiện diện ở Hội đồng.Cha đã cảm ơn tôi vì điều rất tốt này, và chấp nhận đề nghị này, tôi còn nghĩ là cha thích nó. Vì cha là một người chu du nhiều, cha đi lại nhiều và chắc chắn sẽ bận rộn với công việc này. Do đó, không đúng khi nói rằng tôi thuyên chuyển cha vì cách hành xử của cha trong Hội đồng.

Câu hỏi cuối cùng, cha có dự định gì cho sinh nhật 78 tuổi của mình vào ngày 17 tháng 12 tới hay không?Cha có mừng sinh nhật với những người vô gia cư lần nữa như năm ngoái hay không?

Tôi đã không mời những người vô gia cư, họ được những người hảo tâm đưa đến, và đó là một ý hay phải không? Và từ đó người ta đồn đại là tôi ăn sáng với những người vô gia cư. Bạn thấy đó, tôi ăn sáng với tất cả nhân viên trong nhà trọ, và những người vô gia cư cũng ăn chung đó. Đây là một phần của đủ mọi chuyện người ta thêu dệt về tôi. Và cũng như thế với những ngày không có thánh lễ ở nhà nguyện, vì là ngày thứ tư, ngày tiếp kiến chung. Ngày hôm đó, chúng tôi đều ăn trưa chung với nhau, với toàn thể nhân viên. Với tôi đó chỉ là một ngày như mọi ngày mà thôi.

J.B.Thái Hòa dịch

 

Pope Francis: "God has bestowed on me a healthy dose of unawareness"

El Mundo

In his first interview with an argentine newspaper, he spoke of the challenges of the Catholic Church: family, reform of the Curia, gay marriage and divorce

Por Elisabetta Piqué | LA NACION

Foto: LA NACION / Elisabetta Piqué

ROME.- "God is good to me, he has bestowed on me a healthy dose of unawareness. I just do what I have to do. From the start I said to myself, 'Jorge, don´t change, just keep on being yourself, because to change at your age would be to make a fool of yourself'".

These are some of the things Pope Francis said, as spontaneous as ever, during the exclusive interview with the argentine newspaper LA NACION almost 21 months after he was elected Pope.

Though he certainly does not look it, the former archbishop of Buenos Aires will be 78 next December 17. He said the reform of the Roman Curia will not be ready next year, as had been initially anticipated. He also admitted that ¨there still is a long way to go" to complete the cleansing work in the Vatican and spoke very naturally about the resistance he faces, which he said does not worry him.

"Certain resistance has surfaced; I think it´s a good sign when things are discussed openly and not secretly if people don´t agree. It´s good to discuss things openly, it´s healthy", he said in a 50 minute interview last Thursday, in suite 201 of the second floor of casa Santa Martha, in the Vatican, his home ever since he ascended to the throne of St. Peter on March 13, 2013.

In spite of his very busy day, with appointments and audiences from early morning hours, Francis (who has not lost his accent or his typical Buenos Aires ways) was friendly, in a good mood and laid back.

He did not dodge any sensitive issue, such as the controversies of the extraordinary Synod of Bishops on the family which took place last October. This General Assembly allowed in-house divisions to surface -differences in opinion about how to face certain challenges, such as the issue of catholics who have divorced and remarried, who the Pope defined as "excommunicated in fact". "The German Cardinal Walter Kasper said we should look for hypothesis, that is, he paved the way. And some people got frightened", he explained.

I wonder about ourselves, what is it that we ourselves do, what is within the Church that makes the faithful unhappy? It´s that people don´t feel we are close enough, it´s clericalism

To reassure those who think the synod created confusion, the Pope insisted that the synod "is a process" and that "the doctrine of the Church on marriage was not addressed at all". "I am not afraid of walking the synod road (synod comes from the Greek "syn", "odos" walk together) because that is the path that God expects us to walk. Indeed, the Pope is the ultimate guarantor", he said.

As to the huge number of Argentines that fly to Rome and overflood the city in the hope of having a photo taken with him, he confirmed that, in view of next year´s elections, he has decided not receive any more politicians in private and only to receive them at the end of general Wednesday audiences at Saint Peter´s square.

"Argentina has to complete its presidential term peacefully. A fracture of the democratic system, of the Constitution, at this point would be a mistake. Everybody has to cooperate and elect the new authorities. I do not want to interfere in that process, that is why I am not receiving any more politicians in private audiences¨, he said. Furthermore, he confirmed he will not be travelling to Argentina in July, 2016 for the Eucharistic Congress in Tucumán because it is very close to World Youth Day, to be held in Poland. He does, however, intend visit Argentina that same year at another time. He revealed that he will be travelling to another three Latin American countries in 2015 (which he preferred not to mention) and, for the first time, to Africa.

He also assured that the IOR, the Institute for Religious Works (also called the Vatican Bank), which was reformed by him after having been for decades the center of accusations and suspicions of money laundering and mafia involvement, "is working very well". And said that the "spiritual reform, the reform of the heart" is what really concerns him right now.

Francis gave this exclusive interview to LA NACION a few days before a key date: December 12, the day of the festivities of the Virgin of Guadalupe, the patroness of Latin America, during which he will say mass at Saint Peter´s Basilica and during which Argentine musicians will interpret Misa Criolla, composed by Ariel Ramírez 50 years ago. The author´s son, Facundo Ramírez, and the singer Patricia Sosa will be performing together with a Roman choir.

Video: El orgullo del Papa por la Misa Criolla en San Pedro

"When I heard Misa Criolla for the first time I was a student, I think I was studying theology at that time, I can´t remember well. i really liked it! I enjoyed ´Lamb of God', which is magnificent. I will never forget that I heard Mercedes Sosa singing it", the Pope admitted.

-The first Latin American Pope, that is a great honour for all Latin America. What do you expect from Latin America?

-Latin America has been walking a path for some time now, since the first CELAM meeting. Monsignor Larraín, the first CELAM President, gave it great momentum. First came the Río conference, then Medellín, and then Puebla, Santo Domingo and Aparecida. The Latin American Episcopate paved the way with these milestones. It did so as a collective body, with different methodologies. At first it went about it shyly. Now this 50-year path can certainly not be ignored because it means building awareness in the Latin American Church and maturing in faith. Walking this road has also aroused great interest in studying the Guadalupe message. The amount of studies of the Virgin of Guadalupe, of her image, her mixed ancestries, of Nican Mopoua, is amazing, constituting fundamental theology. This is why, when we celebrate the day of the Virgin of Guadalupe, Patroness of the Americas, on December 12, as well as the 50th. anniversary of Misa Criolla, we are celebrating the road walked by the Latin American Church.

-A recent survey (Pew) confirmed that, despite the "Francis effect", Catholics still keep leaving the Church.

-I am familiar with the figures disclosed at Aparecida, it´s the only information I have. There are evidently several factors of influence, independent of the Church. The theology of prosperity, for instance, just to quote an example, has inspired many religious propositions which people feel attracted to. These people, however, end up in the middle. But let´s leave out factors which are external to the Church. I wonder about ourselves, what is it that we ourselves do, what is within the Church that makes the faithful unhappy? It´s that people don´t feel we are close enough, it´s clericalism. Today , to be close means to reach out to Catholics, to seek people out and be close to them, to sympathize with their problems, with their reality. Clericalism, as I told the CELAM bishops in Río de Janeiro, stopped laypersons from maturing. Precisely, laypersons are more mature in Latin America when they express popular piety. Clericalism was always an issue for lay organizations. I spoke of it in Evangelii Gaudium.

- Does the renovation of the Church which you have been calling upon since you were elected, and precisely in Evangelii Gaudium, also target staryed sheep and stopping the faithful from dropping out?

- I don´t like the "dropping out" image because it is all to close to proselytism. I don´t like to use terms connected with proselytism because that´s not the truth. I like to use the image of the field hospital: some people are very much injured and are waiting for us to heal their wounds, they are injured for a thousand reasons. We must reach out to them and heal their wounds.

- ¿Is that, then, the strategy to recover those that have left?

I like to use the image of the field hospital: some people are very much injured and are waiting for us to heal their wounds

- I don´t like the word "strategy", I´d much rather speak about the Lord´s pastoral call, otherwise it sounds like an NGO. It´s the Lord´s call, what the Church is asking from us today, not as a strategy, because the Church isn´t into proselytism. The Church doesn´t want to engage in proselytism because the Church does not grow on proselytism, it grows on attraction, as Benedict said. The Church needs to be a field hospital and we need to set out to heal wounds, just as the good Samaritan did. Some people´s wounds result from neglect, others are wounded because they have been forsaken by the Church itself, some people are suffering terribly.

- As a Pope you are different because you speak with utmost clarity, you are completely straightforward, you don´t use euphemisms and don´t beat about the bush, the course of your papacy is extremely clear. Why do you think some sectors are disoriented, why do they say the ship is without a rudder, especially after the latest extraordinary synod of bishops on the challenges posed by the family?

- Those expressions strike me as odd. I am not aware of anybody using them. The media quote them. However, until I can ask the people involved "have you said this?" I will have brotherly doubts. In general people don´t read about what is going on. Somebody did say to me once, "Of course, of course. Insight is so good for us but we need clearer things". And I answered, "Look, I wrote an encyclical, true enough, it was a big job, and an Apostolic Exhortation, I´m permanently making statements, giving homilies; that´s teaching. That´s what I think, not what the media say that I think. Check it out, it´s very clear. Evangelii Gaudium is very clear".

- Some of the media have mentioned that the "honeymoon is over" on account of the divisions that surfaced during the synod...

- It wasn´t a division against the Pope, that is, the Pope was no benchmark. Because the Pope tried to get the ball rolling and to listen to everybody. The fact that in the end my address was accepted with such enthusiasm by the synod fathers shows that the Pope is not the issue, but rather the different pastoral positions are.

- Whenever the statu quo changes, which is what happened when you were elected pope, it´s normal to find resistance. Some 20 months later, the resistance seems to have become more evident.

- You said it. Resistance is now evident. And that is a good sign for me, getting the resistance out into the open, no stealthy mumbling when there id disagreement. It´s healthy to get things out into the open, it´s very healthy.

- ¿Do you believe resistance is connected with your cleansing efforts, with the in-house restructuring of the Roman Curia?

-To me, resistance means different points of view, not something dirty. It is connected to some decisions I may occasionally take, I will concede that. Of course, some decisions are more of the economic type, and others are more pastoral..

- Are you worried?

- No, I am not worried. It all seems normal to me, if there were no difference of opinions, that wouldn´t be normal.

- ¿Is the cleansing over, or is it still going on?

Resistance is now evident. And that is a good sign for me, getting the resistance out into the open, no stealthy mumbling when there id disagreement. It´s healthy to get things out into the open, it´s very healthy

- I don´t like to speak about cleansing. I´d rather speak of getting the Curia going in the direction identified by the general congregations (pre-conclave meetings). No, there´s still a long way to go. A long way, a long way. You see, in pre-conclave meetings, as cardinals we have demanded lots of things which we should certainly not forsake.

- What you found in the cleansing process, is it worse than you expected?

- In the first place, I expected nothing. I expected to go back to Buenos Aires (laughter). And after that, well, I don´t know. You see, God is good to me, he´s bestowed on me a healthy dose of unawareness. I just do what I have to do".

-¿And how are things going at present?

-As everybody knows, it´s all public. The IOR (the Institute for Religious Works) is operating beautifully, we did quite a good job there. The economy is doing well. And the spiritual reform is my great concern right now, to change people´s hearts. I`m writing my Christmas address for the members of the Curia, I´m looking forward to two Christmas addresses, one for curia prelates and the other one for all the Vatican staff, with all our assistants, in the Paul VI room, with their families, because it´s they that keep their nose to the grindstone. Spiritual exercises for prefects and secretaries are a step ahead. It is a step ahead to stay six days locked in, praying; just as we did last year, we´ll do it again the first week of Lent. We´ll be staying at the same house.

- The G9 will be meeting again next week, the group of 9 consultant cardinals that are helping you with the reform process of the Curia and the universal church governance. Will the famous Church reform be ready by 2015?

- No, it´s a slow process. The other day we got together with the Dicastery heads and submitted the proposal of joining Laypersons, Family, Justice and Peace Dicasteries. We discussed it all, each one of us said what he thought. Now it will be forwarded back to the G9. You know, reforming the Curia will take a long time, this is the most complex part..

- That means it won´t be ready by 2015?

- No. We´re tackling it little by little.

- Is it true that a couple might be the head of this new dicastery, that you mightjoin the Laypersons, Family and Justice and Peace Pontifical Councils?

- Perhaps, I don´t really know. The heads of the dicasteries or of the secretariat shall be the fittest, whether man or woman, or even a couple...

- And not necessarily a cardinal or a bishop...

- The head of a dicastery such as the Congregation for the doctrine of the Faith, the liturgical dicastery or the new dicastery encompassing Laymen, Family and Justice and Peace will always be a cardinal. This is best because dicasteries are very close to the Pope. But dicastery secretaries do not necessarily have to be bishops because a problem we have is when we have to change a bishop-secretary, where do we send him? We need to find a dioceses, but sometimes they are not fit for one, they´re good at the other job. I´ve only appointed two bishop secretaries: the Governorate secretary, who thus more or less became the parish priest of all this, and the secretary general of the synod of bishops, for episcopalism.

- It was an intense year, with many significant trips, the extraordinary synod, the prayer for peace in the Middle East in the Vatican gardens. What stands out as the best moment and what as the worst?

- I wouldn´t know. Every moment has something good and something not quite as good, isn´t that so? (silence). For instance, the meeting with the grandparents, the elderly, there was amazing beauty in that.

- Benedict was there as well...

- I enjoyed that ocasion very much, but that doesn´t make it the best because I actually enjoyed them all. I really don´t know, I wouldn´t know what to say, I never thought of that.

- And about being Pope, what do you like the most and what least of all?

- You know. and this is the absolute truth, this is something I actually want to say. Before I came over here I was in the process of retiring. That is to say, I had agreed with the nuncio that when I got back to Buenos Aires we would be putting together a short list of three candidates so that by last year end the new archbishop might take over. That is to say, my mind was focused on the confessionals of the churches where I would be hearing confession. I even had the project of spending two or three days in Luján and the rest of my time in Buenos Aires, because Luján means so much to me and the confessions there are a grace. When I came here I had to start all over again, all this was new. From the start I said to myself: "Jorge, don´t change, just keep on being yourself, because to change at your age would be to make a fool of yourself". That´s why I´ve always kept on doing what I used to do in Buenos Aires.Perhaps even making my old mistakes. But I prefer it like this, to be myself. That evidently caused some changes in the protocols, not in the official protocols because I´m very careful about abiding by them. The thing is that I am who I am even where protocols are concerned, just as I was myself in Buenos Aires. You can see why "not changing" suited me so well.

- When you came back from South Korea somebody asked you a question and you answered that you were hoping to "go to the Father´s house" and many people were worried about your health, they thought that you might not be well or something of the sort. How are you? You look so well..

- I do have some aches and pains, and at my age ailments don´t go unnoticed. But I am in God´s hands, up to now I have been able to work steadily.

- A conservative sector in the US thinks that you removed the North American cardinal Raymond Leo Burke from the Supreme Tribunal of the Apostolic Signatura because he was the leader of a group that resisted changes of any type in the synod of bishops.. Is it true?

- One day Cardinal Burke asked me what he would be doing as he had still not been confirmed in his position, in the legal sector, but rather had been confirmed "donec alitur provideatur". And I answered "Give me some time because we are thinking of a legal restructuring of the G9". I told him nothing had been done about it yet and that it was being considered. After that the issue of the Order of Malta cropped up and we needed a smart American who would know how to get around and I thought of him for that position. I suggested this to him long before the synod. I said to him "This will take place after the synod because I want you to participate in the synod as Dicastery Head". As the chaplain of Malta he wouldn´t have been able to be present. He thanked me in very good terms and accepted my offer, I even think he liked it. Because he is a man that gets around a lot, he does a lot of travelling and would surely be busy there. It is therefore not true that I removed him because of how he had behaved in the synod.

- Last question: do you have plans for your 78th. birthday next December 17? Will you celebrate it with the barboni (the homeless) once again as you did last year?

- I did not invite the "barboni", they were brought in by the charitable, and it was a good idea, wasn´t it? That´s where the myth started, that I had had breakfast with the "barboni". You see, I had breakfast with all the staff of the house and the "barboni" were present. This is part of all the fantasies that people make up about me. It´s the same as with the days when there is no mass in the chapel because it´s Wednesday, the day of the general audience. That day we will all have lunch together, with all the staff. It will be just another day to me, pretty much like any other one.

This article was translated by Vivien Pérez Moran..

lanacion.com.ar, Elisabetta Piqué, La Nacion, 7-12-2014