Công Giáo Khắp Nơi

CÁC TÂN TÔNG ĐỒ CỦA THÁNH LINH

La Vie, Marie-Lucile Kubacki, 6-6-2014

 Ra đời từ những năm 1960 và bị giáng đòn vì một số chuyện tai tiếng, ngày nay Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng có một thế hệ mới được nhào nặn với những ước muốn và mong chờ khác nhau. Một tái Canh Tân mang một sinh khí mới nhờ nhân cách của Đức Phanxicô mà rất nhiều người xem đây là một giáo hoàng có nhiều đặc sủng.

 «Năm 2004, tôi có một kinh nghiệm thiêng liêng rất mạnh. Lúc đó tôi có nhu cầu cần về nguồn, cần tìm một cái gì có cơ cấu, có điểm chuẩn, tôi gặp những người Công giáo khá «truyền thống». Vừa tiếp tục đi tìm tôi vừa quay về với những nhóm có tính đặc sủng nhất, tôi rơi vào tình trạng như ở ranh giới vực thẳm. Tôi còn nhớ tôi tham dự một buổi hòa nhạc tạ ơn, buổi hòa nhạc này chấm dứt với các bài hát trong nhiều ngôn ngữ với một bầu khí rất lạ, chẳng giống gì với các buổi hòa nhạc tôi đã từng đi...»

 Mới đầu, Amaru, khi đó làm việc cho một đài truyền hình lớn, thật sự không tin mấy cái «chachas» này – tên lóng của những người trong Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng, họ nhấn mạnh trên Thánh Linh, các ơn huệ, các đặc sủng của Chúa Thánh Thần. Cho đến khi anh ghi tên vào đại hội Phúc Âm hóa Anuncio. «Tôi vừa đi tới mà vừa thụt lui, tôi tự nhủ: ích gì mà đi loan báo những chuyện cho những người mà họ chẳng đòi gì?» Họ giao cho anh một nhiệm vụ ở Cannes, trong dịp Đại hội ở đây. Vì anh làm trong ngành truyền thông nên anh nghĩ cũng là một kinh nghiệm thích thú nhưng dù vậy, anh cũng vừa đi tới vừa đi lui. «Buổi chiều đầu tiên thì thật là thê thảm. Rồi tôi nhận thấy qua sự kiện, rằng đầu tiên hết trong sứ vụ là mỗi người cảm thấy mình thoải mái trong nhóm và nói lên các khó khăn của mình... điều này làm cho tôi rất xúc động. Nhóm này đã đặt lại nhiều chuyện vào đúng chỗ của nó trong đời sống thiêng liêng của tôi. Tôi nhận ra có nhiều phương tiện để thể hiện các đặc sủng cách rất cụ thể và hoàn toàn không làm cao...»

Có gì mới trong canh tân?

 Lời chứng của anh Amaru có ý nghĩa vì đây là một sự tái canh tân nhẹ nhàng trong Phong Trào Canh Tân. «Lâu nay người ta nghĩ các ơn của Chúa Thánh Thần là rất tuyệt vời, ông Benjamin Pouzin, sáng lập viên nhóm Glorious phân tích, ông phụ trách các thánh lễ và các buổi chầu ở giáo xứ Thánh Blandine ở Lyon. Chẳng hạn, việc đi tìm những dấu chỉ như nghỉ ngơi trong Thần Khí trong một vài buổi canh thức cầu nguyện và bỗng nhiên, người ta làm các đặc sủng thành một thể loại, kiểu «người tháo bóng đèn» (tên gọi cho những người theo đặc sủng vì cách họ cầu nguyện hai tay giơ lên cao). Vậy mà tất cả chúng ta đều được gọi để sống các ơn của Thần Khí: Canh Tân được gọi để đi ra khỏi Canh Tân. Đó là thách đố lớn cho ngày hôm nay. Ngày nay không thể xem Canh Tân ở một phía, còn các cấu trúc cổ điển của Giáo hội thì ở phía kia. Những ai không làm cho hàng rào cản rơi xuống thì phải bị ở một mình».

 Ngoài ra, ở nhà thờ thánh Blandine còn tiến hành cái gọi là ‘làm rã ra’. Vì thế cứ mỗi chúa nhật thứ hai hàng tháng, các thành viên của Hiệp hội Thánh Vinh Sơn ở Lyon đi gom các nhu yếu phẩm ở nhà thờ Confluence, họ cầu nguyện bên cạnh các người «chachas»: «Lời ngợi khen không còn riêng cho các thành viên đặc sủng cũng như xã hội không còn là chọn lựa ưu tiên của những người tiến bộ. Sống trong Thần Khí là từ chối sống cục bộ. Vì thế Canh Tân có tinh thần đại kết sâu đậm», ông Benjamin Pouzin nói tiếp.

Vì vậy danh từ gọi «đặc sủng» và «cơ cấu cổ điển của Giáo hội» thay đổi tùy theo mỗi giáo xứ, mỗi giáo phận. Các tai tiếng mà một số cộng đoàn mới như các cộng đoàn Tám Mối Phúc Thật, Anh em thánh Gioan hay Tâm Điểm bị vấp phải đã làm cho người khác khinh nên việc thành lập một nhóm đặc sủng không phải lúc nào cũng là một việc làm thoải mái. Canh Tân càng ngày càng hội nhập vào thể chế và được xem như một nguồn tu hội phong phú, linh mục François Régis Wilhelem, cựu thành viên trách nhiệm Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng ở Pháp phân tích, cha còn là linh mục cố vấn về mặt thần học và tu đức thiêng liêng cho hội Huynh Đệ Chúa Hiện Xuống tụ họp 1200 nhóm cầu nguyện Canh Tân Đặc Sủng. Nhưng còn rất nhiều chuyện phải làm.» Benjamin Pouzin tự nguyện chấp nhận: «Từ thời thánh Phêrô và thánh Phaolô, đã có căng thẳng giữa những người theo đặc sủng và thể chế. Thể chế với cách quản trị nặng nề của mình không được làm cho phong trào đặc sủng bị ngộp thở nhưng nó rất cần thiết để đề phòng các hướng đi lệch lạc».

Phanxicô, giáo hoàng của những người «chachas»

 Như thế, cùng với tất cả các thế hệ của Canh Tân, Đức Phanxicô  đã tham dự vào buổi Đại hội toàn cầu của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng vào đầu tháng này, sự kiện này được xem như một dấu hiệu rất mạnh, đôi khi cũng mạnh như sự nâng đỡ của Đức Gioan-Phaolô II cho Phong trào. Rất nhiều người cho Đức Phanxicô là một giáo hoàng có đặc sủng về mặt nhân bản cũng như thiêng liêng. «Có thể như anh chị em đã biết, Đức Phanxicô nói trong bài diễn văn của mình, vào những năm đầu tiên của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng ở Buenos Aires, tôi không thích cho lắm. Tôi nói về họ: ‘‘Họ có vẻ như một trường samba!’’. Tôi không chia sẻ cách họ cầu nguyện và các điều mới mẻ chưa từng có trong Giáo hội. Sau đó tôi bắt đầu biết họ và cuối cùng tôi hiểu, Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng là một phần của Giáo hội», trước khi nhắc nhở những người có trách nhiệm Phong trào phải tránh nguy cơ có thể trở thành «những người ban phát ơn sủng, quyết định ai là người có thể nhận lời cầu nguyện dào dạt hay rửa tội trong Thánh Linh và ai thì không được nhận».

 Đối với các «tân tông đồ của Thánh Linh», lời kêu gọi đi ra vùng ngoại biên của Đức Phanxicô mới đúng tầm mức của Phong trào Canh tân: «Thế hệ cha ông của chúng ta đi tìm một cộng đoàn, ông Amaru phân tích, họ muốn chia sẻ mọi chuyện với nhau trong đời sống cộng đồng. Thế hệ của chúng ta mang tầm mức sứ mệnh hơn vì thế hệ này bám rễ trong trong một xã hội mà không phải ai cũng là Kitô hữu. Chúng tôi muốn chia sẻ các đặc sủng, các tài năng để chúng có thể là chứng tá cho những người xa Giáo hội hay đã xa Giáo hội.»

 Dù sứ mệnh đã hiện diện trong ngay trong làn sóng đầu tiên của Phong trào Canh Tân và tầm vóc cộng đoàn vẫn là điều quan tâm đối với các thế hệ trẻ nhưng hình như hưóng đi của họ đã bị dịch nhẹ, họ để các ngọn hải đăng chiếu đầy chỗ trên sứ mệnh. «Điều cốt tủy của Phong trào Canh tân vẫn là sự gặp gỡ năng động với Thiên Chúa hằng sống, nơi nảy sinh ra hoa trái của Giáo hội: phụng vụ Lời Chúa, Phúc Âm hóa, yêu mến các phép bí tích và phụng vụ các đặc sủng để làm chứng! Linh mục François-Régis Wilhélem giải thích. Trong Phong trào Canh tân, khía cạnh Phúc Âm hóa, làm chứng và Tin Mừng (tuyên xưng đức tin của các tín hữu Kitô đầu tiên trong Giáo hội dựa trên ba trụ: Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, Ngài đã sống lại và Ngài kêu gọi hoán cải) là quan trọng. Nếu nhóm biến thành từng nhóm nhỏ chỉ có tính cách mộ đạo và nếu chiều kích làm chứng hướng về vùng ngoại biên và đón nhận bị phai lạt thì nhóm cũng sẽ bị phai nhạt theo... Các đặc sủng không phải là những chuyện mà người ta dùng như dùng mứt ngọt».

Vì thế lời kêu gọi của Đức Phanxicô, một Giáo hội nghèo cho người nghèo có một âm vang: «Trong những nhóm cầu nguyện của Phong trào Canh tân, có rất nhiều người nghèo, người đơn sơ, người có đầy cả vấn đề. Họ đến vì họ cảm thấy mình không bị xét đoán, ông Benjamin Pouzin giải thích. Họ không còn tin ở những lời hứa hoa mỹ, họ không còn tin họ có thể thay đổi thế giới nhưng họ xác tín sâu xa, nếu họ thay đổi thì thế giới cũng thay đổi. Các thành viên đến trong các buổi cầu nguyện xin hai điều: được đón nhận và được nghe nói về Chúa mà không mang tính cách ý thức hệ, chính trị hay xã hội.»

 Và đó là nghịch lý của các tân tông đồ của Thánh Linh: họ không còn tin vào những bài diễn văn hoa mỹ cũng như tin vào các thể chế như các thế hệ đi trước của họ, họ mong làm mới Giáo hội. Bắt đầu bằng chính họ.

Nguyễn Tùng Lâm dịch