Thánh Thần

la-croix.com, Céline Hoyeau, 2017-02-17

Chính vào cuối tuần tĩnh tâm từ 17 đến 19 tháng 2-1967, các sinh viên trường Đại học Duquesne (Pittsburgh) nước Mỹ đã khai sinh phong trào Canh tân Đặc sủng. Nhà xuất bản Béatitudes vừa phát hành quyển sách chứng từ của tác giả người Mỹ Patti Mansfield và các tác giả khác thời đó, nhân dịp kỷ niệm 50 năm, năm Kim khánh của Canh tân Đặc sủng.

Năm mươi năm sau, ngày 18 và 19 tháng 2-2017, bà Patti Mansfield sẽ tham dự cuộc họp tại trung tâm “Arche và Colombe” với những người có trách nhiệm trong phong trào Canh Tân ở Pittsburgh, nơi bà đã sống “cuối tuần ở Duquesne”. Nơi này đã được mua lại để trở thành trung tâm quốc tế hội họp và hành hương của phong trào Canh Tân.

Báo Thập giá: Từ 50 năm nay, bà đã chứng kiến sự ra đời của phong trào Canh tân Đặc sủng... Xin bà kể lại kỷ niệm tháng 2-1967.

Patti Gallagher Mansfield: Tôi được nuôi dạy trong một gia đình công giáo, lớn lên tôi muốn đi học ở một Đại học công giáo và năm 1964, tôi đến Đại học Duquesne Chúa Thánh Thần do các linh mục Dòng Chúa Thánh Thần đảm trách. Tháng 2 năm 1967 tôi gia nhập nhóm học Thánh Kinh và chúng tôi có khóa tĩnh tâm về sách Công vụ Tông đồ. Ban tổ chức yêu cầu chúng tôi đọc bốn chương đầu sách Công vụ, đọc Thánh giá và dao găm, câu chuyện của mục sư tin lành David Wilkerson làm việc với những người nghiện ngập. Tôi được đánh động khi đọc sách Công vụ Tông đồ, qua các thay đổi có tính quyết định, đã tác động trên các tông đồ đầu tiên của Chúa Kitô.

Trước cuối tuần đó, tôi cầu nguyện trong phòng trọ sinh viên và nói: “Lạy Chúa, con là người công giáo, con nghĩ là con đã nhận Thần Khí của Chúa xuống trên con, nhưng nếu Thần Khí Chúa muốn làm cái gì thêm cho đời của con, thì xin Chúa làm bây giờ, con rất muốn”. Cuối tuần kế tiếp, chúng tôi một nhóm 25 sinh viên, chúng tôi quỳ trong nhà nguyện hát bài “Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến, Veni Creator Spiritus”. Ngày thứ bảy chúng tôi nghe một bà trong một nhóm đại kết dạy, tôi không nhớ chính xác bà nói gì về rửa tội trong Chúa Thánh Thần, nhưng điều làm tôi xúc động là sự mật thiết sâu đậm của bà với Chúa Kitô.

Trong phần thảo luận, một trong các sinh viên đề nghị làm một nghi thức nhỏ để làm mới lại bí tích thêm sức của chúng tôi. Vài giờ sau, trong nhà nguyện, David Mangan, tôi và một vài người khác có một kinh nghiệm lạ lùng về sự hiện diện của Chúa. Chuyện này đã làm cho tôi tận hiến đời mình không điều kiện cho Chúa. Lúc đó tôi xét lại cuộc đời của tôi, tôi cảm nhận một cách mật thiết rằng, Chúa có thật và Ngài yêu tôi. Trong những giờ sau đó, các sinh viên khác cũng có kinh nghiệm như tôi: một vài người cười vui, một vài người khóc, cơ thể của họ như bốc cháy, họ ca ngợi Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể.

Từ cuối tuần đó cho đến hôm nay, ước lượng có 120 triệu người công giáo trên thế giới được rửa tội trong Chúa Thánh Thần, lễ rửa tội không nhất thiết làm một cách hoành tráng nhưng qua một lời cầu nguyện của đức tin.

Và từ cuối tuần đó, tinh thần Chúa Thánh Thần Hiện Xuống này lan rộng trong Đại học Đức Bà, trong các chủng viện, trong các giáo xứ... Cho đến tận Pháp. Tháng 8 năm 1973, tôi tham dự một cuộc họp ở Aix-en-Provence nước Pháp với các người tiên phong của các cộng đoàn mới ở Pháp như ông Laurent Fabre, ông Pierre Goursat (1914-1991), bà Martine Laffitte-Catta…

Năm mươi năm sau, tác động của Chúa Thánh Thần vẫn luôn mạnh mẽ với bà?

Rửa tội trong Chúa Thánh Thần này đã đánh dấu giây phút trở lại của tôi. Nhưng cũng như mọi người, trong năm mươi năm qua, tôi luôn có những thăng trầm. Tôi lập gia đình năm 1973, chúng tôi có bốn đứa con và chín đứa cháu, chúng tôi rất biết ơn vì đã làm việc toàn thời gian cho phong trào Canh Tân ở New-Orleans, bang Louisiana nước Mỹ.

Tôi tuyệt đối tin tưởng ơn được rửa tội trong Chúa Thánh Thần là ơn cho mọi người, không phải chỉ duy nhất cho những người ở trong phong trào. Đức Giáo hoàng cũng đã nói rõ trong lần họp Canh Tân ở Sân Thế Vận Rôma tháng 6 năm 2014 trước 52 000 người công giáo. Ngài đã dùng các chữ của Đức Hồng y Suenens, người được Đức Phaolô VI giao phó cho việc theo dõi phong trào Canh Tân, ngài nói với chúng tôi: “Anh chị em phong trào canh tân đặc sủng, anh chị em là ‘giòng suối ân sủng trong Giáo hội và cho Giáo hội’, đó là căn tính của anh chị em. Tôi chờ anh chị em, để anh chị em chia sẻ với tất cả mọi người, trong Giáo hội, ân sủng Rửa tội trong Chúa Thánh Thần”. Đó là một sứ vụ và một hợp đồng. Trước Đức Phanxicô, ân sủng này cũng được các vị tiền nhiệm của ngài khuyến khích.

Bây giờ, phong trào Canh tân như đi lui...

Cũng như mọi phong trào, chắc chắn rồi. Nhưng tác động của phong trào vẫn còn rất lớn vì có rất nhiều khía cạnh trong đời sống Giáo hội đã được làm mới: Các giáo dân, các phó tế dấn thân trên các châu lục, và ở Mỹ là các sinh hoạt như âm nhạc, giáo lý, làm việc với giới trẻ... Trường Đại học của Dòng Phanxicô ở Steubenville, bang Ohio là một ví dụ, khi đó trường đang xuống dốc, và khi linh mục Michael Scanlan nhận phép rửa trong Chúa Thánh Thần, cha đã mang ân sủng này vào khuôn viên trường đại học (campus) và bây giờ mỗi mùa hè, trường có các khóa hè quy tụ đến 40 000 các em tuổi vị thành niên.


Hình: Họp canh tân đặc sủng quốc tế đầu tiên ở Rôma tháng 5-1975 nhân dịp lễ Hiện Xuống. Archives CIRIC/Archives CIRIC

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch


L’impact du Renouveau charismatique est encore énorme

 

Recueilli par Céline Hoyeau, le 17/02/2017 à 17h03

C’est lors d’un week-end de retraite organisé du 17 au 19 février 1967, pour des étudiants de l’Université Duquesne (Pittsburgh), aux États-Unis, qu’est né le Renouveau charismatique catholique ou « Renouveau dans l’Esprit ».

Les Éditions des Béatitudes publient une nouvelle édition du témoignage de l’Américaine Patti Mansfield (1), présente il y a 50 ans, et d’autres acteurs de l’époque, pour le Jubilé du Renouveau.

ZOOM


Premier rassemblement charismatique international à Rome pendant la Pentecôte, en mai 1975. / Archives CIRIC/Archives CIRIC

La Croix : Vous avez témoigné depuis 50 ans de la naissance du Renouveau charismatique… Pouvez-vous raconter ce que vous avez vécu en février 1967 ?

Patti Gallagher Mansfield : Élevée dans une famille catholique, je voulais étudier dans une université catholique et suis arrivée en 1964 à l’université Duquesne du Saint-Esprit, tenue par les pères spiritains. J’ai rejoint un groupe biblique et, en février 1967, nous avons fait une retraite sur les Actes des apôtres. On nous avait demandé de lire les quatre premiers chapitres, ainsi que La croix et le poignard, l’histoire du pasteur pentecôtiste David Wilkerson auprès des drogués. J’ai été très impressionnée par la lecture des Actes des apôtres, les changements décisifs qui s’opéraient pour ces premiers disciples du Christ.

Aussi, avant ce week-end, j’ai prié dans ma chambre d’étudiante et dit : « Seigneur, je suis catholique, je crois que j’ai reçu ton Esprit Saint mais si ton Esprit peut faire plus dans ma vie qu’il ne fait maintenant, je le veux ». Le week-end suivant, nous étions 25 étudiants, nous avons chanté le Veni Creator Spiritus, nous nous sommes agenouillés dans la chapelle. Pendant la journée du samedi, nous avons entendu l’enseignement d’une femme qui appartenait à un petit groupe de prière œcuménique, je ne me souviens pas vraiment ce qu’elle a dit à propos du baptême dans l’Esprit Saint, mais ce qui m’a frappée, c’était sa grande intimité avec le Christ.

Dans la discussion, un des étudiants a proposé qu’on puisse faire une petite célébration au cours de laquelle nous pourrions renouveler le sacrement de notre confirmation. Quelques heures plus tard, dans la chapelle, David Mangan, moi et d’autres avons fait une expérience bouleversante de la présence de Dieu. Cela m’a amenée à consacrer ma vie tout entière, inconditionnellement, au Seigneur. Au moment où j’ai remis toute ma vie, j’ai pris intimement conscience que Dieu est réel et qu’il m’aime. Dans les heures qui ont suivi, les autres étudiants ont vécu la même expérience : certains riaient de joie, d’autres pleuraient, leurs corps étaient en feu, ils louaient le Seigneur Jésus présent dans le Saint-Sacrement.

Depuis ce week-end jusqu’à aujourd’hui, on estime qu’environ 120 millions de catholiques dans le monde ont été baptisés dans l’Esprit Saint, pas nécessairement d’une manière aussi spectaculaire, mais à travers une simple prière de foi.

À partir de ce week-end, cette nouvelle Pentecôte s’est répandue à l’Université Notre-Dame, dans des séminaires, des paroisses… Jusqu’à la France. En août 1973, je participais à un rassemblement à Aix-en-Provence avec des pionniers des communautés nouvelles dans votre pays, Laurent Fabre, Martine Laffitte-Catta, Pierre Goursat (1914-1991)…

Cinquante ans plus tard, l’impact de l’Esprit Saint est-il toujours aussi fort pour vous ?

P. G. M. : Ce baptême dans l’Esprit Saint a marqué le moment de ma conversion. Mais comme pour toute personne, en 50 ans, il y a eu des sommets et des vallées. Je me suis mariée en 1973, nous avons eu quatre enfants et neuf petits-enfants et sommes très reconnaissants d’avoir pu travailler à plein-temps pour le Renouveau à La Nouvelle-Orléans, en Louisiane.

Je suis absolument convaincue que cette grâce du baptême dans l’Esprit Saint s’adresse à tout le monde, et pas uniquement aux membres de ce mouvement. De fait, le pape François l’a dit clairement, lors du rassemblement du Renouveau, au Stade olympique de Rome en juin 2014, devant 52 000 catholiques. Il a repris les termes mêmes du cardinal Suenens, que Paul VI avait chargé de suivre le Renouveau, en nous disant : vous, le Renouveau charismatique, vous êtes « un courant de grâce dans l’Église et pour l’Église », c’est votre identité. « J’attends de vous que vous partagiez avec tous, dans l’Église, la grâce du Baptême dans l’Esprit Saint ». C’est une mission et un mandat. Mais même avant le pape François, cette grâce a été encouragée par tous ses prédécesseurs.

Aujourd’hui, le Renouveau semble en recul...

P. G. M. : Comme mouvement, certainement. Mais son impact continue à être énorme car il y a tellement d’aspects de la vie de l’Église qui ont été renouvelés : tous ces laïcs et diacres qui se sont engagés sur tous les continents, et, pour les États-Unis, ne serait-ce que la musique, la catéchèse, le travail avec les jeunes... Ainsi l’université franciscaine de Steubenville dans l’Ohio : elle était sur le déclin ; quand le P. Michael Scanlan a reçu le baptême dans l’Esprit Saint, il a apporté cette grâce sur le campus et aujourd’hui chaque été, il y a des camps qui rassemblent 40 000 adolescents.
Recueilli par Céline Hoyeau


(1) Comme une nouvelle Pentecôte. Le Renouveau charismatique courant de grâce dans l’Église catholique, Éditions des Béatitudes, 366 p., 22 €.

Cinquante ans plus tard, Patti Mansfield participe, samedi 18 et dimanche 19 février, à un rassemblement de responsables du Renouveau à Pittsburgh, au centre « L’Arche et la Colombe », le lieu même où elle a vécu ce « week-end de Duquesne » et qui a été racheté pour devenir le centre international de réunions et de pèlerinage du Renouveau.

À suivre en live : Somethinglikereal.com/thearkandthedove