Thánh Thần

Quyền phép từ trên

ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Mọi người đã thấy trong vài dịp những kẻ đẩy một chiếc xe chết máy, cố gắng cho nó lăn bánh đủ để nổ máy. Có một hay hai người đẩy từ phía sau và một người khác đẩy trên bánh. Nếu chiếc xe không rục rịch đi sau lần thử đầu, họ ngưng đẩy, lau chùi mồ hôi, lấy hơi và thử lại lần nữa…. 
 
Rồi thình lình có một tiếng động, máy bắt dầu làm việc, chiếc xe di chuyển tự nó và những người đẩy nó đứng thẳng lên và thở một cái thở dài lấy sức. 
 
Đó là một hình ảnh về điều xảy ra trong sự sống Kitô hữu. Người ta cố gắng nhiều để đi tới, mà không tiến triển nhiều. Nhưng chúng ta có một cái máy rất mạnh (“máy từ trên cáo!”) chỉ cần đưa ra làm việc. Ngày Lễ Hiện Xuống sẽ giúp chúng ta tìm ra cái máy đó và biết cách cho máy đó chạy. 
 
Bài tường thuật từ Sách Công Vụ Tông Đồ bắt đầu như thế này: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi.” 
 
Từ những lời này, chúng ta thấy ngày lễ Ngũ Tuần đi trước ngày lễ Hiện Xuống. Nói cách khác, đã có một lễ Ngũ Tuần trong Do Thái Giáo và chính trong lễ này mà Chúa Thánh Thần hiện xuống. Người ta không thể hiểu lễ Hiện Xuống Kitô giáo mà không biết lễ Ngũ Tuần Do Thái Giáo đã chuẩn bị cho lễ Hiện Xuống. 
 
Trong Cựu Ước có hai giải thích cho lễ Ngũ Tuần. Từ đầu có ngày lễ bảy tuần, lễ mùa thu hoạch, khi hoa quả đầu tiên được hiến dâng cho Chúa, nhưng về sau, và chắc trong thời gian Chúa Giêsu, lễ được phong phú hoá với một ý nghĩa mới: đó là lễ trao ban lề luật và giáo ước trên núi Sinai. 
 
Nếu Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Giáo Hội chính xác trong ngày dân Israel cử hành lễ ban luật và giao ước, thì điều này chỉ Chúa Thánh Thần là luật mới, luật thiêng liêng đóng ấn giáo ước mới đời đời. Một luật không còn viết trên những bia đá nhưng trên những bia bằng thịt, trong tâm hồn con người. 
 
Những sự suy xét này liền khơi lên một câu hỏi: Chúng ta sống dưới luật cũ hay luật mới? Chúng ta hoàn thành những nghĩa vụ tôn giáo chúng ta do cưỡng chế, do sợ hay thói quen, hay đúng hơn do một niềm xác tín nội tại và gần như do sự hấp dẫn? Chúng ta cảm nghiệm Thiên Chúa như một người cha hay người chủ? 
 
Tôi kết thúc bằng một câu truyện. Vào đầu thế kỷ qua, một gia đình từ miền nam nước Italy di dân sang Hoa Kỳ. Vì không đủ tiền trả cho các món ăn tại các nhà hàng, họ mang theo bánh và pho mát để đi đường. Với những ngày và những tuần qua bánh trở nên ôi và pho mát thành mốc; tới một lúc nào đó đứa con của họ không thể ăn được nữa và nó chỉ biết khóc. 
 
Cha mẹ lấy chút tiền còn lại của họ và cho đứa bé, để nó có thể có một bữa ăn ngon tại một nhà hàng. Đứa con đi, ăn và trở lại với cha mẹ nó trong nước mắt. Cha mẹ hỏi: ‘Cha mẹ đã tiêu tất cả số tiền cha mẹ giữ để mua cho con một bữa ăn ngon mà con còn khóc ?” 
 
“Con khóc vì con khám phá ra một bữa ăn một ngày tổn phí bằng trọn thời gian mà chúng ta đã ăn bánh và phó mát!” 
 
Nhiều người Kitô hữu sống chỉ với “bánh và phó mát,” không niềm vui, không nhiệt tình, đang khi có thể nói cách thiêng liêng, mỗi ngày họ hưởng tất cả sự tốt lành của Thiên Chúa, vì tất cả đều bao gồm trong cái giá làm người Kitô hữu. 
 
Bí quyết cảm nghiệm điều Đức Gioan Phaolô II gọi là “một Lễ Hiện Xuống mới” được gọi là sự cầu nguyện. Đó là nơi chúng ta tìm được “tia lửa” làm cho máy nổ! 
 
Chúa Giêsu đã hứa rằng Cha trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những ai xin Người (Lk 11: 13). Vậy hãy xin! Phụng Vụ lễ Hiện Xuống cống hiến chúng ta những lời lộng lẩy để làm điều này: 
 
“Lạy Chúa thánh Thần, xin hãy đến………………………… 
 
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách 
VietCatholic News (Thứ Bảy 10/05/2008 18:06)