Chinh Phục Tự Do Nội Tại

Chinh Phục Tự Do Nội Tại

Tác giả Anselm Grün


Phần II:

12) Dồi dào và sinh động

Đời sống của ai trung thực theo thiên tính với tám đức tính này thì không thể không sinh hoa trái. Đó là đời sống của hoa quả bốn mùa cho phép chúng ta là biết Chúa một cách sâu xa trong tâm hồn. Dồi dào là một khía cạnh thiết yếu của cuộc sống. Đời sống con người cũng là một đời sống tăng trưởng và sinh hoa kế trái; tám đức tính phù với thiên tính sẽ làm nó nở hoa. “Ai không có những đức tính ấy là người đui mù” (2 Pr: 1-9). Họ không thấy thực tế thật, họ thấy thực tế giả. Thật là thích thú khi thấy bức thư của thánh Phê-rô giới thiệu công việc cứu chuộc của Chúa Giêsu và đời sống của người kitô. Sự cứu chuộc ở sự kiện bằng sức mạnh thần thánh của Chúa Giêsu Kitô đã cho chúng ta tất cả những gì là tốt để dẫn đưa chúng ta về sự sống, có một thái độ tôn kính, để chúng ta thường xuyên bám vào Chúa trong mọi công việc. Đời sống thiêng liêng qua tám đức tính này có mục đích làm cho chúng ta sinh hoa kết trái. Sống động, dồi dào và sự sống được xây dựng từ nền tảng thần thánh là những tiêu chuẩn cần phải giữ để có một đời sống kitô sung mãn.

Trong công việc tháp tùng thiêng liêng tôi thường thấy các hình thức khác của đời sống thiêng liêng. Một nữ tu lúc nào cũng cầu nguyện và lần chuỗi mỗi ngày nhưng lại không đem sự sống đến cho bà. Bà có rất nhiều cung cách phụng vụ nhưng bà không thật sự sùng kính; bà không kết hiệp thật sự với Chúa; đời sống của bà không có nền tảng thiêng liêng. Bà nghĩ rằng đời sống thiêng liêng là cố gắng tham dự nhiều lễ nghi tôn giáo. Nhưng tất cả những điều này không làm cho tâm hồn bà biến đổi, không mang lại hoa quả, không sống động bởi vì bà không thật sự để Chúa vào trọng tâm đời sống. Sống với một lòng sùng kính nhưng bà lại quay vòng vòng chung quanh mình. Bà muốn giải quyết tất cả mọi vấn đề bằng cầu nguyện nhưng bà không đứng trước thực tế và không dâng thực tế này lên Chúa trong lời cầu nguyện. Bà không buông bỏ để đến với Chúa mà bám chặt vào mình. Thay vì tìm sức sống, bà tìm an toàn; thay vì cố gắng để mang lại hoa trái, bà chạy theo thành công mà bà nghĩ đó là cách làm giỏi; thay vì kết hiệp với Chúa, bà muốn mọi người biết bà qua các việc thờ phượng. Bà cố gắng hành động một cách đúng và chính xác cho lý do này, bà đã làm ngược tất cả. Bởi vì khi cố gắng hành động cho đúng trong mọi sự, bà làm vì sợ, sợ có một cái gì sai lầm trong đó và bà nghĩ bà không phải là người như vậy. Như thế với thờ phượng đáng lý là cái đà đi lên thì nó lại gặp chướng ngại là sợ hãi, sợ mình không đúng nhưng mình buộc phải như vậy. Bà không để mình đến với Chúa, bà không vào tận sâu trong tâm hồn mình, vào nơi thần thánh sâu thẳm của quả tim mình. Bà không tin được là qua Chúa Kitô, bà thông dự vào thiên tính của Chúa.

Ông Abraham Maslow đã làm một phân biệt giữa động lực thúc đẩy vì thiếu và động lực thúc đẩy có mục đích tăng trưởng. Điều này đúng cho các hình thức trị liệu khác cũng như cho đời sống thiêng liêng. Thiếu là động lực khởi động để bà nữ tu muốn làm mọi chuyện một cách đúng, cũng giống như cách của người muốn giải thoát khỏi những điều kiện ràng buộc lo âu tâm lý và sợ cho các xung lực bản năng của mình. Thường thường người kitô bắt đầu một tiến trình thiêng liêng bằng cảm nhận thấy mình thiếu. Họ cầu nguyện để xin Chúa cho bọ bình an, để giải thoát họ khỏi lo lắng, để họ không bị suy thoát tinh thần. Họ cũng có thể dùng đời sống thiêng liêng để trốn đời sống năng động. Họ muốn được an toàn và nâng đỡ. Họ chiến đấu chống nỗi sợ khi đối diện với cuộc sống bằng cách bám vào các hình thức của đời sống thiêng liêng. Ngược lại, đời sống thiêng liêng theo nội dung bức thư của thánh Phê-rô là có mục đích giúp mình lớn lên. Nó phải làm cuộc sống của mình nở hoa. Khi chúng ta có kinh nghiệm của một cuộc sống sinh động lớn lao thì chúng ta phải thấy ở đó vết tích của Thiên Chúa trên con đường của chúng ta. Chính vết tích này mà chúng ta phải đi theo chứ không phải đi theo những vết tích dẫn đến chối từ cuộc sống và thực tế.

Khoa tâm lý chuyển bản vị có điểm khỏi đầu là động lực muốn tăng trưởng. Chú tâm đến việc phát triển cá nhân, giải phóng tư tưởng, cảm nhận siêu nghiệm. Ba giá trị này là để con người tăng trưởng. Nó làm chúng ta tiến dần đến một cuộc sống sung mãn và khám phá ý nghĩa phong phú mà cuộc sống này có thể mang lại, những khía cạnh mà trước đây chúng ta chưa từng biết. Đời sống thiêng liêng theo thư thánh Phê-rô có mục đích làm tăng trưởng đời sống con người. Nó muốn đưa con người sống có ý thức rõ rệt và có tự do nội tâm. Khoa tâm lý chuyển bản vị cũng có cùng mục đích, ông Fadiman viết: “Giai đoạn cuối cùng của khoa tâm lý chuyển bản vị là tạo nên một tình trạng, theo các truyền thống khác nhau, đó là tình trạng con người cảm thấy bảo đảm, giải thoát, khởi ngộ hay ngộ đạo.” Nếu chúng ta diễn giải trong nghĩa chuyển bản vị và thần bí là tham dự vào thiên tính, thì chúng ta được bức thư của thánh Phê-rô đưa đến mức độ tương đương với mức độ thần bí của hiệp nhất nơi Thầy Eckhart hay nơi Zen.

Đó là thực nghiệm có Chúa như nền tảng con người chúng ta. Chúa là cùng đích cuối cùng mọi sự. Tất cả đều tham dự vào thiên tính. Người kitô trở nên có ý thức nhờ hiểu biết được Chúa Kitô. Đây không phải là tình mật thiết giữa con người với Thiên Chúa nhưng ý thức thiên tính là thực tế thiết yếu nhất cho nền tảng của con người. Người kitô thông dự vào thiên tính nhận biết Chúa là cùng đích trong mọi sự. Họ “không mù quáng và cận thị” (2 Pr 1: 9), họ thấy thế gian có những chuyện phù phiếm, hư hoại, mong manh nhưng họ cũng thấy thế gian có một nền tảng thiên tính. Từ đó, họ sống giữa thế gian một cách khác. Đó là đỉnh cao của thần bí như Thầy Eckhart mô tả. Đối với ông, mức độ thứ ba thực nghiệm có Chúa là đám mình “trong chiều sâu không dò tìm được của Thiên Chúa, trong cốt tủy thiên tính” “nơi con người gặp được bản chất thuần túy của mình và ở lại đó: ở đây họ chỉ thấy có tình yêu Thiên Chúa, họ đến được chiều sâu nơi có bản thể tinh tuyền.” Họ vượt đồi, vượt núi, họ bay bỗng, đem theo ước muốn và hiểu biết của họ đến chân trời thật. Ở đó không có gì khác hơn là sự trong sáng của Thiên Chúa. Nơi họ, ngay từ bây giờ đã thấy được thế nào là đời sống vĩnh cửu.

Một người đến được trình độ đó, người ta có thể nói Chúa ở trong họ bởi vì nhờ ân sủng, họ được những gì mà Chúa Kitô được bởi thiên tính của Ngài. Thể xác họ cũng thấm đượm nét cao quý của một tâm hồn nhận được ánh sáng Thiên Chúa đến độ mà người ta có thể nói đó là con người thánh. Dưới ánh sáng của khoa thần bí của Thầy Eckhart, tôi chú giải một cách mới bức thư của thánh Phê-rô. Chúa làm cho người nào bỏ hết để trọn vẹn đi theo Ngài sẽ thành một người mới, có một lối ứng xử đặc biệt. Người đó nhìn mọi sự qua cặp mắr của Chúa; họ được thông dự vào thiên tính qua trung gian là Đức Giêsu Kitô.

--- o0o ---