Tài Liệu Khác

CHÚA GIÊSU KITÔ
 
 
 
*VÌ  TA, THIÊN CHÚA ĐÃ LÀM NGƯỜI
 
 
Bạn sẽ phải chết muôn đời, nếu Người đã không sinh ra trong thời gian.
 
Bạn sẽ chẳng bao giờ được giải thoát khỏi xác thịt tội lỗi, nếu Người đã không mang xác thịt tội lỗi giống như bạn,
 
Bạn sẽ phải khốn nạn mãi mãi, nếu Người không tỏ lòng thương xót bạn,
 
Bạn sẽ chẳng tìm lại được sự sống, nếu Người đã chẳng chết như bạn,
 
Bạn sẽ ngã quị, nếu Người đã chẳng nâng đỡ bạn,
 
Bạn sẽ phải tiêu vong, nếu Người đã không đến"
 
(Thánh Augutinô)
*CHÚA KITÔ TRONG LỊCH SỬ.
Ngoài bộ Phúc âm, chúng ta có thể kể mấy bằng chứng ngoại giáo:
1. Flaisus Giosèphe, một sử gia Do Thái sống vào năm 37. Một trăm năm sau Chúa Kitô, đã viết trong tác phẩm Antiquités judaiques về Giacôbê: Người này là anh em Giêsu, biệt hiệu Kitô. Ra trước tòa án Do thái trong hội đồng xét xử.
2. Suétone sử gia La Mã nhắc tới Chúa Giêsu trong tác phẩm "Vie des douze Césars (xb năm 120) việc vua Claude trục xuất khỏi La Mã năm 51 những người Do thái làm rối trật tự vì tin theo Giêsu. Trong một đoạn khác khi nói tới Néron ông kể: Người ta phạt cực hình cho Kitô hữu, những bọn mê tín và xấu xa.
3. Giacite đại sử gia La mã xuất bản năm 115 một tác phẩm có giá trị lịch sử bàn về vụ hỏa hoạn La Mã: Để đánh tan dư luận dân chúng tố cáo vua đã sai đốt thành, Néron đổ cho người Kitô hữu và gia hình phạt cho họ. người đã bị cực hình dưới thời Tiber do quan trấn Pilate.
4. Pláne le Jeune quan La mã cai trị ở Bythinie (Tiểu á) sau khi lo theo dõi các Kitô hữu để viết cho vua Trajanô bạn ông, để xin huấn thị đối phó với người Công giáo "Cuộc điều tra của tôi cho biết rằng: Họ tập họp vào ngày nhất định, trước lúc mặt trời mọc, để hát ca vịnh tôn kính Kitô như Thiên Chúa, họ thề không phạm tội, không trộm cướp, ngoại tình, rồi chiều lại tập họp chia nhau 1 bữa ăn thường tình và vô hại.    (Theo P.Thivollier, Toi qui cherches qui doutes p. 80)
*Thượng nghị viện La Mã có nhận được thư của Lentulus Plublius dưới triều đại Césars Augusto nguyên văn như sau:
" Giờ này tại Judê, có một người đức hạnh lạ thường; thân hình cao lớn, đều đặn; dáng điệu hiền lành khả kính; làn tóc đượm một mầu sắc không thể sánh ví được, rẽ làm hai ngay từ đỉnh đầu như thói người Nazareth, thả xuống từng lọn và tung tóe trên đôi vai một cách yêu kiều.
Ngài có một bầu trán rộng và đều đặn. Đôi má ửng hồng khả ái. Mũi và miệng cân đối lạ thường. Râu dày và đồng màu với tóc dài đến dưới cằm một ít thì rẽ làm hai. Mắt Ngài sáng, trong và đầy yên tĩnh.
Trong lúc nói năng, hoạt động, Ngài làm mọi sự một cách trang nhã. Ngài khiển trách một cách uy quyền, khuyến khích một cách dịu dàng. Không khi nào người ta thấy Ngài cười, nhưng thường thấy Ngài khóc. Ngài rất ôn hòa, rất khiêm tốn rất khôn ngoan.
Sau cùng, Ngài là một người trổi trang hơn tất cả con cái loài người bởi vẻ đẹp cao cả của Người và những nét hoàn thiện siêu việt. (Ngài Cứu Thế, tr. 56)
*CHÚA GIÊSU GIỐNG NHƯ CHÚNG TA
Trong thư gửi người Do thái Đoạn 2 câu 17, thánh Phaolô viết:
2,16     "Vì những kẻ được Người giúp đỡ không phải là các thiên thần, mà là con cháu Ápraham.  2,17 Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện, để trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân".
"Nếu Chúa đã nên giống "anh em mình về mọi phương diện" thì Chúa cũng giống chúng ta khi còn nhỏ. Khi chúng ta còn nhỏ, mẹ chúng ta cho chúng ta bú mớm mới khỏi khóc lè nhè cả ngày lẫn đêm… thì Mẹ Maria cũng cho Con mình bú chớ, sao không? Đức Mẹ cũng che chở Con khỏi nóng, lạnh chớ, sao không? Đức Mẹ cũng tập đi cho Chúa chớ, sao không? Chúa đã cam tâm mặc xác loài người chúng ta, để tỏ lòng yêu thương chúng ta…
Sau này Kinh thánh còn kể thêm:
Chúa đói (tìm trái vả mà ăn, nhưng không có-Mc 2,12),
Chúa mỏi mệt dưới ánh nắng hè (ngồi nghỉ bên giếng Jacob-Ga 4,6),
Chúa khát (phải xin người phụ nữ Samaritana cho miếng nước-Ga 4,7),
Chúa buồn ngủ (nằm tựa gối ngủ trên thuyền-Mc 4,38),
Chúa vui (khi nghĩ đến các tâm hồn nhỏ-Lc 10,21),
Chúa buồn (khi sắp đi chịu nạn chịu chết-Mc 14,34).
Chúa cũng có trái tim dễ rung cảm như trái tim ta.
"Suy bụng ta ra bụng Chúa". Trước Tình yêu Chúa đối với ta, ta nên hỏi mình: Tôi có yêu mến Chúa hết lòng, hết sức, yêu tha thiết không?
*CHÚA GIÊSU CÓ TRÁI TIM DỄ THƯƠNG CẢM
Mọi người đều có chỗ trong Trái tim Ngài:
-Ta thương đoàn dân không người chăn...
- Với quí ông như ông già Nicôđemô (Ga 3,1-12)
- Với các vị có phần tuổi, như bà mẹ vợ ông Phêrô, khi người ta báo tin bà nằm bệnh, Ngài vào tận nơi cầm tay bà, bà được khỏi bệnh, chỗi dậy bà đi dọn cơm cho các Ngài.(Mc 1,29-31)
- Với bà góa thành Naim, Ngài thương cảm khi bà khóc con trai bà mới chết. Ngài bắt dừng lại và truyền cho cậu bé ra khỏi
hòm.(Lc 6,11-17)
- Với bà còng lưng 18 năm(Lc 13,10-17)
- Với ba chị em Matta và Maria và Lagiarô (Lc 10,38-42)
- Với chị phụ nữ biết thống hối (Lc7,36-50)
- Với chàng thanh niên (Mc 10,17-22)
- Với bé gái 11 tuổi chết (Mc 5,21-24)
- Với bé trai bị quỉ ám (Lc 9,37-43)
- Với con nít (Mt 19,13-15)
- Với người phụ nữ Samaria (Ga 4,1-42)
- Với người đàn bà người Canaan (Mt 15,21-28)
- Ngài là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian(Ga 1,29).
*DANH THÁNH GIÊSU
*Tất cả những gì chúng con lấy Danh Thầy mà xin với Chúa Cha thì Ngài sẽ ban cho. (Ga 14,13)
* Thiên Chúa đã nâng cao Ngài lên và đã làm cho Ngài một tên trên hết các tên, để khi nghe Danh Giêsu, thì tất cả trên trời dưới đất và trong hỏa ngục đều quỳ gối xuống.  (Pl. 2, 9-11)
* Khi chúng tôi chiến dấu với Satan với danh nghĩa Giêsu, thì Chúa Giêsu chiến đấu vì chúng tôi, với chúng tôi; và kẻ thù của chúng tôi liền chạy trốn vừa khi nghe tên cực trọng đó. (Thánh.Justino)
* Lạy Chúa Giêsu của con, khi con kêu danh Thánh Chúa, con liền cảm thấy một sự dịu dàng siêu thoát ở nơi miệng con và mọi sự biến hóa lạ lùng ở trong quả tim con. (Thánh. Augustino)
* Danh Giêsu là mật ngọt trong miệng con,
là điệu hát bên tai con,
là niềm hoan hỉ  nơi trái tim con. (Thánh. Benado)

Danh Giêsu là một điệu hát

* Các nhà vô phước là các nhà trong đó tên ma quỉ được vang dội, các nhà có phước là các nhà trong đó người ta luôn nghe đến
Danh Giêsu là một điệu hát rất êm tai. (Thánh. Benado)
(Nguyệt san Sacerdos số 25)
*CHÚA GIÊSU TRÊN THẬP GIÁ
* Seneca kể: Thời xưa tử tội bị đóng đanh thì nguyền rủa lý hình, nguyền rủa cả cha mẹ đã sinh ra nó để nó phải khổ, và giổ bọt vào mặt ai đến gần thập tự để xem nó.
* Ciceron thuật rằng, thỉnh thoảng người ta phải cắt lưỡi tử tội phải đóng đinh để nó hết nguyền rủa bậy bạ.
* Nhưng Chúa Giêsu chịu đóng đinh nhẫn nhục, không oán than, nguyền ruả mà còn:"Lạy Cha, xin cha tha cho chúng vì chúng lầm không biết việc mình làm.
* Như cây gỗ thơm khi bị đốn thì để nhựa thấm vào chiếc rìu . . .
* Tâm tình người hấp hối là tâm tình quí báu nhất. Tâm tình Chúa Giêsu trước khi tắt thở đối với tha nhân theo thứ tự:
Lý hình, tội nhân, Mẹ Người. . .
Tội nhân là Dismas, kẻ trộm lành.
Truyện sử kể rằng, khi Mẹ Maria đem Chúa trốn sang Aicập vào trọ trong hàng quán.
Bà hàng xin nước Mẹ đã tắm cho Con Mẹ để tắm cho con bà bị cùi. Con bà liền được lành. Đó là Dismas.
Chúa Giêsu vào thiên đàng có kẻ trộm đi theo.
Tên trộm đã cướp được nước thiên đàng.    (Đức Cha Sheen)
*GIÁ  TRỊ  THÁNH  GIÁ  CHÚA.
Mọi hành động kết thành đời Chúa Kitô thực đầy vinh quang. Những công cuộc đó thuộc riêng Giáo hội Công giáo, nhưng với Giáo hội, vinh hiển cao trội nhất không thể phủ nhận được chính là Thánh giá  Chúa Kitô".
-Làm cho anh mù sơ sinh thành Siloe được sáng là một phép lạ tầy trời. Nhưng nó là gì khi đem anh chàng ấy sánh với mọi người Chúa đã mở mắt cho trên địa cầu.
-Cho Lagiarô sống lại sau 4 ngày trong mộ dĩ nhiên là một việc vượt quá năng lực nhân loại: nhưng ân huệ đó chỉ ban cho con người được phục sinh. Lagiarô là gì khi sánh với số người to lớn, đang đắm chìm trong cái chết của tội lỗi.
-Với 5 cái bánh nuôi no 5.000 người đành rằng là 1 việc lạ lùng. Nhưng con số đó sánh với hàng triệu người đang héo hắt trên mặt đất vì thiếu lời Chúa có thấm vào đâu ?
-Bẻ gẫy xiềng xích của người thiếu nữ bất hạnh từ 18 năm sống dưới áp lực bạo tàn của Satan là một việc kinh thiên của quyền năng tình yêu. Nhưng sánh với việc bẻ gẫy xiềng xích tội lỗi mà chúng ta đã bị cầm buộc thì có nghĩa gì ? Chính thánh giá đã bẻ gẫy xiềng xích tội lỗi ta và chuộc vũ trụ lại. (Thánh Cyrillo Jerusalem)
*PHÂN TÍCH CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU
Các vết thương do các đinh đóng dù đau đớn đến đâu, nhất là ở hai tay, nơi đinh đóng thẳng vào các gân chính, cũng chưa phải là nguyên nhân chính của cái chết nơi những người bị xử đóng đinh. Họ chết ở chỗ bị nghẹt thở (ngộp thở) dần dần, và chính sự nghẹt thở này đã khiến các bắp thịt co quắp lại dần dần, như trường hợp những người bị chuột rút, và nhất là những người bị bệnh uốn ván.
Nghẹt thở vì thở rất khó, và thở khó vì bị treo bởi hai tay. Treo như thế bắt lồng ngực luôn ở thế hít vào. Người bị khổ hình hô hấp được rất ít dưỡng khí, và quá ít, tuy nhiên đủ cho cuộc chịu khổ lâu đủ hai ba tiếng đồng hồ. Sự thiếu dưỡng khí làm tăng độ acid carbonic trong máu, và máu bị nhiễm độc này sẽ làm cho co rút các bắp thịt lại, co tới các cánh tay, lưng và bắp chân. Lồng ngực mỗi lúc mỗi bị hãm, khiến cho sự thở mỗi lúc một yếu dần và làm cho các bắp thịt càng rút.
Người chịu khổ chỉ còn một phương cấp cứu tạm thời là tựa hai chân trên đinh đã đóng thâu để nâng mình lên cho hai tay đỡ kéo và như thế giảm bớt độ cao của hai tay bên trên đầu. Bây giờ nạn nhân thở được một chút, và giảm sức co rút của bắp thịt. Tới khi nào hai chân đã kiệt sức thì lại trở về như cũ. Người bị xử qua cơn hấp hối như thể theo  một nhịp vươn lên, sập xuống làm thành một cơn chiến đấu kinh khủng.
Chính vì thế, muốn cho nạn nhân chóng quỵ hẳn, người ta chỉ còn cần truyền lệnh cho lý hình đập dập ống chân như đã thi hành cho hai đồng bạn cùng chịu xử của Chúa. Từ đấy, nạn nhân không thể nào gượng dậy để lấy hơi thở nữa, họ hoàn toàn bị nghẹt thở và co rút bắp thịt. Nạn nhân ắt là chết ngay. (Sacerdos số 4, năm 1962 tr. 180)
"Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn"
Xin hãy ngự vào lòng con một cách thiêng liêng đi !
Chúa ơi !
Lm. Đoàn Quang, CMC