Đức Mẹ

ĐỨC MẸ DẠY CẦU NGUYỆN TẠI MỂ DU

LM. James Shamon

 
Tôi đi Mễdu đã hai lần và sắp đi lần thứ ba.  Tôi được hân hạnh nói chuyện với các thị nhân và có dịp làm lễ đồng tế với các linh mục Dòng Phanxicô ở thánh đường Giacôbê. 
 
Và mỗi lần trở về từ Mễdu tôi được tràn đầy ân sủng.  Những cuộc hiện ra và những sứ điệp của Mẹ hầu như gắn liền với tôi sau khi  rời khỏi nơi đó. 
 
Như chúng ta đều biết ngày 24 tháng 6 năm 1981, Đức Mẹ hiện ra với 6 thị nhân ở Mễdu, nước Nam Tư:  Những người đó là Jakov Colo, 10 tuổi; Ivanka Ivankovic, 15 tuổi; Ivan Dragicevic, 16 tuổi; Mirjana Dragicevic, 16 tuổi; Vicka Ivankovic, 17 tuổi; và Marija Pavlovic, 17 tuổi.  Hiện nay Đức Mẹ  vẫn còn hiện ra hằng ngày với 4 người.  Tiên vàn, Người hiện ra với họ cũng trên 2000 lần rồi, một cuộc hiện ra chưa bao giờ có trong lịch sử nhân loại. 
 
Dĩ nhiên, sự phán quyết sự kiện này là nằm trong bàn tay Giáo Hội và chúng ta sẽ theo những phán quyết khôn ngoan của Giáo Hội. 
 
Trong lúc chờ đợi thái độ của Giáo Hội; và sự kêu gọi khẩn trương của Thiên Chúa qua những sứ điệp hài hòa của Mẹ ở Mễdu; những sứ điệp hoàn toàn dựa trên Thánh Kinh và tín lý Giáo Hội.  Không có một điều gì mới lạ, mà chỉ lập lại những điều đã được dạy nhưng bị bỏ quên. 
 
Tôi viết lại những gì Mẹ dạy ở đây đều dựa trên căn bản những sứ điệp của Mẹ sẽ rất trung thực về sự canh tân cầu nguyện. 
 
Lễ Dâng Con Trong Đền Thờ 
 
Ngày 2, tháng 2, năm 1988 
 
NHỮNG CẢN TRỞ TRONG SỰ CẦU NGUYUỆN 
 
Muốn sự cầu nguyện có hoa trái chúng ta phải dẹp bỏ những cản trở trong trái tim chúng ta là:  tội lỗi và lo lắng. 
 
Mỗi lần hiện ra ở Mễdu, Đức Mẹ luôn luôn kêu gọi chúng ta cầu nguyện:  Ngày 25/4/1987, Mẹ van xin các thị nhân – bao gồm tất cả chúng ta – “cầu nguyện, cầu nguyện, và cầu nguyện bằng trái tim.” 
 
Khi cầu nguyện, trước tiên phải dẹp bỏ hai chướng ngại ngăn cản chúng ta: 
 
1.  Tội lỗi là chống lại Thiên Chúa; khi cầu nguyện là lúc gặp gỡ Chúa.  Chúng ta không thể làm tôi hai chủ một lúc.  Như vậy muốn sự cầu nguyện được hoàn hảo chúng ta phải quyết tâm xa lánh tội lỗi. 
 
2.  Ngày 26/4/1985, Đức Mẹ nói:  “Các con thân yêu.  Bữa nay để cải hóa lại trái tim chúng con cũng giống như các con canh tác một mẫu ruộng.  Canh tác một mẫu ruộng không phải chỉ cần thời gian mà thôi nhưng còn cần sự cố gắng nữa.  Những gì các con trồng để sinh hoa trái, các con cần phải nhổ đi những cỏ dại nếu không chúng sẻ làm cho nghẹt thở những hoa trái.  Cỏ dại là tội lỗi, các con cần phải nhổ đi tận gốc rễ của chúng.  Chỉ có một các duy nhất nhổ đi gốc rễ của tội lỗi là bí tích giải tội.” 
 
Sau đây là lời Đức Mẹ nói với cha Stephano Gobbi:  “Như chưa bao giờ, bí tích giải tội cần thiết hơn lúc này.  Ngày nay bí tích  hòa giải đã bị biến mất trong cuộc sống của rất nhiều người.  Và như vậy là sự khủng hoảng mà Giáo Hội đang phải chịu đựng.  Mẹ mong muốn bí tích hòa giải của Giáo Hội sẽ đem lại sự huy hoàng của nó cho thế giới.  Con cái của Mẹ hãy chạy đến dòng suối ơn sủng và Lòng Thương Xót này…” 
 
Đức Mẹ tiết lộ một điều với cha Gobbi làm tôi thấy lạnh xương sống: “Có thể nói rằng một ngày nào đó sẽ không được cử hành thánh lễ nếu việc rước Mình Thánh cứ bị xúc phạm.”   Tưởng tượng coi khi Đức Mẹ nói mỗi thánh lễ đều có sự phạm thánh nghĩa là khi giáo dân rước lễ không ở trong tình trạng ân sủng, nghĩa là đang mang tội trong linh hồn.  Bởi đó chúng ta có thể thấy được sự buồn đau qua những lời của Mẹ:  “Giáo Hội bị thương tích trầm trọng bởi số người phạm thánh khi rước lễ.”  Mẹ rất đau lòng, một ngày nào đó khi không còn chịu đựng nổi nữa chúng ta sẽ nghe Mẹ nói:  “Đủ rồi, đừng xúc phạm nữa.” 
 
Trong một cuộc tĩnh tâm của các linh mục, cha Gobbi nói với các ngài rằng, Đức Mẹ đã chỉ cho ngài thấy Giáo Hội giống như người bị phong cùi, cả một thân thể của Giáo Hội đầy những thương tích  lở lói.  Cha phải than với Đức Mẹ:  “Như vậy làm sao còn có thể gọi là cô dâu của Chúa Kitô được.”  Đức Mẹ trả lời:  “Sự phạm thánh đã gây cảnh bi đát cho Giáo Hội.” 
 
Ngày 2/8/1981,  khi các thị nhân bên Mễdu đang cầu nguyện trong rừng với một đám người chừng 40 hoặc 50 người gì đó thì Đức Mẹ hiện ra với họ.  Vì một lý do nào đó các thị nhân nói với họ:  “Đức Mẹ cho phép mọi người tới chạm vào áo Người.”  Và rồi họ đã lần lượt tới gần sờ vào áo của Mẹ; có vài người thật sự cảm nhận được sự hiện diện của Mẹ. Sau đó Đức Mẹ biến mất. 
 
Khi Đức Mẹ biến mất thì Marija bắt đầu khóc.  Một người đàn ông hỏi tại sao thì cô trả lời:  “Bởi vì khi mấy người sờ vào áo của Đức Mẹ đã làm cho áo của Người dơ bẩn.”  Sau đó Mirjana đã hỏi Đức Mẹ tại sao lại xảy ra chuyện như vậy được Mẹ trả lời:  “Những người sống trong tội lỗi đã làm cho Mẹ bị dơ bẩn.  Hãy nói cho mọi người đi xưng tội và hàn gắn lại vết thương lòng của họ.” 
 
Mùa hè năm 1982, Đức Mẹ kêu gọi mọi người xưng tội một tháng một lần.  Nếu một người bệnh hoạn cần phải có sự mổ sẻ để xem bên trong bị ung nhọt gì, đó là sự cần thiết.  Xưng tội một tháng một lần để coi những gì cần phải mổ sẻ chữa chạy. 
 
Tội lỗi là một chứng bệnh khủng khiếp, nó xâm nhập vào tâm hồn chúng ta.  Thật ra cái từ ‘TỘI’ là ‘TÔI’.  Bí tích hòa giải cho chúng ta thấy những ích kỷ, những thái độ của chúng ta đối với người khác, những khó khăn, những thử thách để chúng ta sửa đổi lại con người của chúng ta.  Chúa Giêsu nói, tội lỗi giống như bịnh phong cùi, nó ăn mòn linh hồn đó tới chết. 
 
Ngày áp lễ Truyền Tin, 24/3/1985,  Đức Mẹ nói:  “Bữa nay Mẹ muốn mời gọi chúng con đi xưng tội, cho dù chúng con vừa mới xưng tội mấy ngày trước.  Mẹ mời gọi các con hãy hòa giải với Thiên Chúa.” 
 
Hòa giải có nghĩa chấp nhận Thánh Ý Thiên Chúa như Đức Mẹ đã làm trong ngày Lễ Truyền Tin.  Khi phạm tội có nghĩa chúng ta từ chối Thánh Ý Thiên Chúa để chạy theo ý riêng mình, nhưng chạy tới với bí tích giải tội chúng ta có thể nói như Đức Mẹ, “Xin vâng theo Thánh Ý Chúa…” 
 
Trong cuốn chuyện tự thuật, văn hào Lee Iaccoca viết:  “Như những gia đình thời đó, đức tin của chúng tôi là do Thiên Chúa nâng đỡ.  Hình như chúng tôi cầu nguyện nhiều lắm.  Chúng tôi đi lễ mỗi Chúa Nhật và rước lễ một tuần một lần.  Tôi đã mất nhiểu năm để hiểu tại sao tôi cần phải xưng tội trước khi rước lễ, nhưng trong thời gian thiếu niên tôi không hiểu được tầm quan trọng về những nghi thức của Giáo Hội.  Tôi không những nghĩ về những lỗi lầm với bạn bè mà tôi còn nói lớn ra nữa kìa.  Những năm sau đó, tôi cảm thấy mình hoàn toàn tươi mát sau mỗi lần xưng tội.  Tôi tham dự cả những buổi tĩnh tâm cuối tuần nơi có những cha Dòng Tên tham dự, tôi đối diện mặt đối mặt để xét lương tâm mình, khiến tôi nắm được cái guồng máy đó dẫn dắt cuộc đời tôi. 
 
Điều quan trọng là phải biết cái gì phải hay trái trên bình diện căn bản đã trở nên phương pháp trị liệu tốt nhất mà trước đó tôi chưa bao giờ có được.” 
 
Mùa hè năm 1982, Đức Mẹ kêu gọi xưng tội mỗi tháng một lần, nhưng sau đó, Đức Mẹ nói với các thị nhân xưng tội mỗi tuần một lần. 
 
Tại sao Đức Mẹ làm vậy?  Phải, khi chúng ta sống trong tội lỗi, tất cả các mầu sắc đều giống nhau.  Khi chểnh mảng trong việc xưng tội, chúng ta mất đi cái ý thức về tội lỗi.  Nhưng khi xưng tội mỗi tháng một lần thì chúng ta tới gần ánh sáng ngày một hơn; và bắt đầu nhìn thấy mình rõ rệt hơn.   Như thánh Phaolồ kêu lên:  “Lạy Chúa xin hãy tránh xa con bởi vì con tội lỗi.”  Giống vậy, khi xưng tội thường xuyên chúng ta sẽ nhận thấy mình tội lỗi, sẽ bén nhạy hơn khi thấy tội lỗi.  Từ đó sẽ thấy tội lỗi trở thành gánh nặng khiến cho chúng ta không thể mang nó được nữa cho dù chúng ta xưng tội hằng tuần. 
 
Khi càng tới gần Chúa bao nhiêu thì một lỗi nhỏ cũng làm cho chúng ta chịu không nổi vì sợ nó làm mất lòng Chúa.  Đối với người mình yêu thương thì cho dù một lỗi nhỏ cũng thành vĩ đại. 
 
Đức Mẹ muốn chúng ta được tăng trưởng trong phần tâm linh.  Bên cạnh những ân sủng của bí tích hòa giải sẽ giúp chúng ta biết rõ con người chúng ta hơn.  Tự biết mình là đòi hỏi sự hoàn hảo.  Trên phương diện phần xác, nếu nghĩ rằng mình khoẻ mạnh, nhưng không phải vậy, bởi vì chúng ta có thể bị chết bất đắc kỳ tử; ngược lại, nếu nghĩ chúng ta bịnh nhưng không phải vậy, chúng ta có thể nghĩ là mình đang bịnh đi, như vậy là chúng ta có thể mắc phải căn bệnh tưởng tượng đó. 
 
Cũng giống vậy, nếu chúng ta nghĩ phần tâm linh của chúng ta khá hơn con người chúng ta thì chúng ta là con người quá tự phụ rồi.  Còn nếu nghĩ chúng ta tệ hơn con người của chúng ta thì có thể bị thất vọng. 
 
Xưng tội giúp chúng ta biết về con người chúng ta.  Hơn nữa, xưng tội dẫn dắt phần tâm linh tăng thêm ơn sủng và kết hợp chúng ta với Thiên Chúa dễ dàng hơn.  Từ đó, nhờ ơn sủng sẽ gìn giữ chúng ta khỏi tội lỗi và Satan. 
 
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II viết:  “Sự quan trọng là phải tiếp tục dạy dỗ những tín đồ luôn chạy tới bí tích giải tội cho dù là tội mọn… dùng bí tích đúng cách sẽ là một thần dược giúp cho chúng ta tẩy được gốc rễ của tội.” 
 
 Bởi vì tội nguyên tổ mà chúng ta có khuynh hướng về tội.  Tội lỗi giống như bơi lội trên một giòng nước xuôi giòng, rất dễ.  Ngược lại, tránh tội giống như bơi lội ngược với giòng nước sẽ rất khó.  Bởi vậy, xưng tội thường xuyên và xưng tội một cách sốt sắng sẽ giúp chúng ta khó phạm tội, và như vậy chúng ta sẽ làm những điều tốt hơn là làm những điều xấu, từ đó gốc rễ của tội lỗi sẽ tự nó khô héo đi. 
 
Nếu chúng ta hiểu được sự ích lợi của bí tích hòa giải chúng ta sẽ làm mọi cách để tới tòa giải tội. 
 
Đây là một trong những sứ điệp của Đức Mẹ ban ra cho thế giới bên Mễdu:  “Xưng tội mỗi tháng sẽ đẩy đi bao tội lỗi và để giúp chúng ta sửa soạn trái tim cho phần cầu nguyện.” 
 
LO LẮNG 
 
Cản trở thứ hai trong sự cầu nguyện là lo lắng. 
 
Trước hết chúng ta không thể bận tâm với hai chuyện một lúc.  Nếu một cái bình đầy dấm, chúng ta phải đổ nó đi trước khi đổ mật ong vô đó. 
 
Nếu chúng ta nói chuyện với ai mà người đó không chú ý đến những gì chúng ta nói, chắc chắn chúng ta sẽ không hài lòng.  Bình thường trong bối cảnh như vậy chúng ta sẽ không muốn nói chuyện.  Ngay như khi còn thơ ấu, ngồi trong lớp học nếu chúng ta không chú ý nghe bài giảng, thì ông thày đó sẽ không giảng nữa.  Đức Mẹ đã nhắc nhở chúng ta vấn đề này:  “Trái tim của các con bị vật chất làm mờ và chúng làm cho các con lo lắng nhiều.” 
 
Chúng ta không thể vừa cầu nguyện vừa lo lắng.  Nếu một học sinh lo lắng quá trong bài thi thì sự lo lắng đó sẽ cản trở em.  Cũng giống vậy, cầu nguyện mà còn lo lắng thì sự lo lắng sẽ tràn ngập trong sự cầu nguyện, chúng ta sẽ không tập trung và kết hợp với Chúa được, và sự lo ra sẽ xâm chiếm trong giờ cầu nguyện đó. 
 
Lo lắng là sự sợ hãi cho tương lai, là sự đe dọa của ma quỉ.  Tương lai thuộc về Thiên Chúa, Ngài không cho phép một cái bảng hiệu nào có dấu ma quỉ được phép cắm tại đó.  Khi chúng ta xâm phạm vào tương lai thì án phạt cho cái sự kiện đó là lo lắng.   Sự phiền muộn luôn khiến chúng ta nhìn lại quá khứ.  Sự lo lắng làm cho chúng ta nhìn về phía trước, và đức tin  thì bảo chúng ta nhìn lên.  
 
Những gì Đức Mẹ khuyên bảo là Mẹ muốn chúng ta dẹp đi những sự lo âu nó làm cho chúng ta sợ hãi, chỉ nhìn lên Thiên Chúa là Đấng luôn quan phòng cho chúng ta từng bữa cơm manh áo.  Đức Mẹ khuyên chúng ta luôn luôn suy niệm đoạn Thánh Kinh của Mathêu 6:24-34.  Những lo lắng, những phiền muộn không thể để quấy nhiễu trong tâm hồn chúng ta, điều quan trọng là hướng về Thiên Chúa.  Nếu đầu óc chúng ta đầy những lo âu hãy tới với Chúa, phó thác cho Ngài để Ngài gánh vác cho chúng ta.  Đặt Thiên Chúa lên hàng đầu trong cuộc sống thì những lo âu đó sẽ dễ dàng hơn.  Đó là phương cách đơn giản nhất. 
 
Thiên Chúa nói với chúng ta:  “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng,.”  (Mt. 11:28). 
 
Chúa Giêsu cũng nói:  “Anh em đừng xao xuyến.  Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.” (Ga.14:1).  Thánh Phêrô cũng cùng một ý nghĩ:  “Mọi lo âu hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.” (1Pr 5,7) 
 
Bởi vậy Đức Mẹ kêu gọi chúng ta hãy từ bỏ chính mình cho Mẹ.  “Các con thân mến, hãy đầu phục bản thân các con cho Mẹ để Mẹ được hoàn toàn dẫn dắt các con trên con đường thánh thiện.” (l7/7/86).  “Các con thân mến! Chúa Giêsu, con Mẹ rất vui sướng vì sự bỏ mình của các con.” (17/5/1984).  “Các con thân mến! Mẹ luôn luôn ở với các con, bởi vậy các con đừng sợ những thử thách vì Chúa luôn để mắt tới các con..” 19/7/84).  “Các con thân mến.  Hãy cầu nguyện bằng trái tim và bỏ mình trong sự cầu nguyện cho Chúa Giêsu…”  (9/8/1984). 
 
HÃY DÙNG THỜI GIỜ CHO SỰ CẦU NGUYỆN 
 
Cầu nguyện là sự gặp gỡ Chúa.  Khi chúng ta muốn gặp ai chúng ta phải có giờ để gặp gỡ người đó.  Chúng ta phải ngồi xuống để uống càfé hay nước trà, hay ăn bữa cơm trưa rồi nói chuyện.  Sự quan trọng là chúng ta phải có thì giờ để làm chuyện đó. 
 
Tội nghiêm trọng trong thế giới ngày nay là chúng ta không có thì giờ cho Chúa.  “Tội của con người trong thế giới này là không thích thú trong việc tìm kiếm Thiên Chúa.  Nhà thờ đầy dẫy trong các thành phố, trong các làng mạc nhưng con người không tới đó để hỏi Chúa làm cách nào để sống…(25/8/82).  Chúng ta có thì giờ cho mọi sự nhưng khi nói không có giờ cho sự cầu nguyện, chẳng khác chi chúng ta nói: Tôi không có giờ cho Chúa. 
 
Đức Mẹ kêu gọi chúng ta dành thì giờ cho sự cầu nguyện: “Cầu nguyện khi con có thể,  cầu nguyện cách nào khi con có thể làm. Nhưng luôn luôn cầu nguyện ..” Sau đó Mẹ thêm:  “Mỗi người các con có thể cầu nguyện 4 tiếng một ngày, Mẹ biết có nhiều người không hiểu được điều này bởi vì họ nghĩ họ có thể sống bằng công ăn việc làm của họ.” 
 
Con người ngày nay nghĩ rằng Thiên Chúa không làm lợi ích gì cho họ cả.  Họ nghĩ họ có thể dựa trên khả năng, sức lực và công việc làm của họ, và lần nữa Đức Mẹ cảnh cáo:  “Đừng quên rằng, con người không thể sống bằng cơm bánh mà sống nhờ lời cầu nguyện.  Công việc làm sẽ không được tốt nếu không có sự cầu nguyện.”  Họ không thể tiếp tục làm vì sẽ không có kết quả gì.  Phải cầu nguyện như việc phải làm, và rồi mọi sự sẽ tốt đẹp.  Nếu không tin hãy đọc sách Khác Gai.  “Các ngươi gieo vãi nhiều nhưng thu hoạch chẳng bao nhiêu.” (Kg 1,6) Khi dân Israel chểnh mảng với Chúa thì công việc của họ không ra gì cả. 
 
Ngày 5/7/84, một lần nữa Đức Mẹ năn nỉ:  “Các con thân mến! Hãy luôn cầu nguyện trước khi bắt đầu làm và sau khi xong việc.  Những ngày này các con cầu nguyện quá ít mà làm việc thì nhiều.  Bởi vậy hãy cầu nguyện.  Trong sự cầu nguyện các con sẽ tìm thấy sự yên nghỉ.” 
 
Trong Kinh Lạy Cha, Chúa dạy chúng ta cầu nguyện:  “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ.”  Sự cám dỗ nặng nhất trong thời buổi này là chúng ta luôn dựa vào những nguồn lực riêng mà không cần tới Thiên Chúa.  Sự thật vẫn là:  “Không có Ta các con không thể làm gì được” 
 
Khi hai người thương nhau, thời gian đọng lại.  Họ thích dùng thời gian cho nhau.  Khi chúng ta không dùng thì giờ cho sự cầu nguyện thì có nghĩa: 
 
1.       Chúng ta thật sự không kính mến Chúa. 
 
2.       Chúng ta thật sự bệnh về phương diện tâm linh. 
 
Nếu chúng ta không muốn ăn thì chúng ta thật sự bị bệnh.  Nếu chúng ta không muốn cầu nguyện là chúng ta bệnh về phần tâm linh.  Nếu chúng ta bị ép ăn uống vì không muốn ăn, chúng ta bị bệnh về thể xác.  Nếu chúng ta bị ép cầu nguyện như vậy là chúng ta bị bệnh vì chúng ta không muốn tới gần Chúa. 
 
Cuộc sống có những sự cần thiết như ăn ngủ.  Khi không ăn chúng ta cảm thấy đói.  Khi thiếu ngủ chúng ta cảm thấy buồn ngủ.  Khi  không cầu nguyện chúng ta sẽ cảm thấy Thiên Chúa không có trong cuộc đời, và như vậy chúng ta sẽ mất Người. 
 
Chúng ta có thì giờ để ăn, để ngủ,  để làm việc và để coi TV, có khi coi cả 3 – 4 tiếng một ngày – nhưng không có giờ cho Chúa, như vậy thực tế chúng ta là những người vô thần không đức tin. 
 
Đức Mẹ nói với các thị nhân:  “Các con có thể cầu nguyện 4 tiếng một ngày.”  Có những người nói như vậy quá nhiều thì Đức Mẹ trả lời:  “Đó mới chỉ 1/6 của một ngày.” 
 
Thực tế là nếu chúng ta dành thời giờ cho Chúa thì Chúa sẽ cho chúng ta thì giờ cho tất cả những chuyện khác.  Nếu chúng ta không có giờ cho Chúa thì chúng ta sẽ nhận thấy rằng thì giờ của chúng ta sẽ bị giới hạn chèn ép để làm những chuyện chúng ta muốn làm. 
 
Đức Mẹ nói với Jelena thành lập một nhóm cầu nguyện.  Mẹ nói:  “Mẹ mong muốn có một nhóm cầu nguyện, và mọi người cần tham dự, nhưng Mẹ muốn dành cho giới trẻ, bởi vì họ không có gì ràng buộc, và đặc biệt là những người muốn tận hiến đời sống.” (24/6/1983) 
 
Đức Mẹ muốn kêu gọi nhóm cầu nguyện của Jelêna cầu nguyện ít nhất 3 tiếng một ngày.  Buổi sáng một tiếng rưỡi và buổi tối một tiếng rưỡi.  Nếu chúng ta cầu nguyện một tiếng rưỡi buổi sáng và một tiếng rưỡi buổi tối thì chúng ta sẽ tránh khỏi những phiền toái   cuộc đời.  Chúng ta sẽ xong công việc nhanh chóng hơn trước và có thì giờ dư nữa là khác, còn nhiều hơn sự tưởng tượng của chúng ta. 
 
Đức Mẹ nói nhóm cầu nguyện của  Jelêna tận hiến bản thân họ cho nhóm cầu nguyện trong vòng 4 năm trước khi quyết định, định hướng cho đời mình, cho dù là chọn đời sống tận hiến hay cuộc sống lứa đôi.  Có người hỏi Đức Mẹ tại sao phải chờ lâu vậy, nhất là nếu có một người nào đó muốn đi tu thì Đức Mẹ trả lời:  “…Chuyện quan trọng là làm sao cho cuộc sống cầu nguyện được thâm sâu rồi mới có thể quyết định chắc chắn được.” 
 
Như vậy là chúng ta biết phải làm gì rồi.  Bây giờ thì chúng ta cần bao nhiêu giờ để cầu nguyện?  Đức Mẹ nói chúng ta cần thì giờ để cầu nguyện, không phải đọc cho xong lần, đọc cho nhanh, cho chóng xong, nhưng cần thời gian để nghe được tiếng Chúa nói chuyện với mình.  Mẹ muốn chúng ta trở thành những người chuyên tâm cầu nguyện.  Đam mê trong sự cầu nguyện. 
 
CHÚNG TA CẦN CẦU NGUYỆN 
 
Bởi vì chúng ta không thấy giá trị cao vời của sự cầu nguyện  nên mới nói không có giờ cho sự cầu nguyện. 
 
Thứ nhất: chúng ta cần cầu nguyện bởi vì sự cứu rỗi lệ thuộc vào sự cầu nguyện. 
 
Thánh Alphonsô nói:  “Nếu tôi phải giảng thì bài giảng của tôi sẽ nói về việc cầu nguyện.  Như vậy nếu bạn cầu nguyện thì bạn sẽ được cứu; và ngược lại nếu bạn không cầu nguyện thì bạn sẽ mất linh hồn.” 
 
Cảnh ngộ bi đát của thế giới ngày nay và sự chiến thắng của Satan trong thế giới này có thể nói là chúng ta dựa vào bản thân chúng ta, kỹ năng, kỹ thuật của chúng ta, và vào khoa học quá nhiều mà không dựa trên nền tảng cầu nguyện. 
 
Nhưng Thánh Phaolồ đã cảnh cáo:  “Vì chúng ta không phải chiến đấu với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với  những thần linh quái ác chốn trời cao.  Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững trong ngày đen tối…(18) Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh, và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi.  Để được như vậy anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh….” (Ep 6,12-13.18). 
 
Khi không cầu nguyện như Đức Mẹ kêu gọi là chúng ta chiến đấu với thế giới ma quỉ mà không có vũ khí áo giáp hộ thân của Thiên Chúa.  Không có sự bảo vệ thì sẽ bị thương tích trầm trọng, làm mồi cho Satan.  Và Satan, với quyền năng của loài thiên thần chúng sẽ thắng một cách dễ dàng. 
 
Không cầu nguyện sẽ không có Thiên Chúa, không có Thiên Chúa sẽ dễ theo ma quỉ.  Đây là chuyện xảy ra ngay trong nước Mỹ: 
 
Mike Warnke viết: Có khoảng 80 tà phái mê tín dị đoan khác nhau đang thịnh hành về những khoa huyền bí như bói bài, bói toán, chiêm tinh, ma thuật, thày pháp, đầu thai.  Khoảng chừng 40 triệu người tin vào trò tử vi.  Những nhà chuyên nghiệp về bói toán, con số không nhỏ: 10,000 người. Còn 175,000 về chiêm tinh làm việc bán thời gian, họ có thể kiếm $200 triệu một năm.  Có khoảng 5 triệu người hoàn toàn lệ thuộc vào tử vi, và họ sẽ không ra khỏi nhà trước khi tham khảo tử vi xem ngày đó như thế nào.”  (The Satan-seller, p.184) 
 
Bởi vậy Đức Mẹ kêu gọi khẩn trương sống cuộc sống cầu nguyện.  Cầu nguyện sẽ giúp cho thế giới không còn gươm, kiếm, đao thương nữa. 
 
Điều đáng chú ý là Mike Warnke, một người thờ quỉ Satan trước kia đã phá được sợi dây xiềng xích của Satan qua sự cầu nguyện.  Mike khuyên:  “Chiến đấu với Satan thì phải dùng quyền năng của sự cầu nguyện, quyền năng của siêu nhiên.  Hãy cầu nguyện và cầu nguyện cho cả những người thờ tà thần nữa…” 
 
Cầu nguyện, cầu nguyện, vì chỉ có Chúa Giêsu mới có thể giúp cho những ai muốn rời bỏ con đường tà thần.   Hãy mặc lấy áo giáp hộ thân, cầu nguyện, và xin người khác cầu nguyện cho mình để Thiên Chúa dẫn dắt mình và Chúa sẽ làm. 
 
Thứ hai:  Cầu nguyện để gặp gỡ Thiên Chúa. 
 
Tại sao ba vua phương đông đi theo ngôi sao dẫn đường, không phải là họ đi tìm Chúa sao?  Tại sao Đức Mẹ hiện ra ở Mễdu,  không phải là để dẫn dắt chúng ta tới Chúa ư? 
 
Cầu nguyện đòi hỏi thời gian.  Chúng ta cầu nguyện để gặp gỡ Thiên Chúa nhưng cần phải cầu nguyện lâu dài và thường xuyên để trở thành bạn của Ngài.  Aristotle nói:  “Để trở thành bạn hữu, bạn cần phải ăn một cân muối.” Mỗi bữa ăn chỉ cần bỏ một chút thôi, mà muốn ăn cả cân như vậy thì đòi hỏi bao nhiêu bữa mới hết được cân muối đó.  Nói vậy có nghĩa là muốn trở thành bạn hữu đòi hỏi sự gặp gỡ thường xuyên.  Giống vậy, muốn thân mật với Chúa đòi hỏi sự cầu nguyện không ngừng. 
 
Thứ Ba:  Chúng ta cầu nguyện để được thay đổi. 
 
Thánh Thomas viết:  “Bạn cầu nguyện không phải để Thiên Chúa biết sự cần thiết của bạn nhưng để bạn biết sự cần thiết của mình đối với Thiên Chúa.”   
 
“Bạn cầu nguyện không phải để thay đổi Thánh Ý Thiên Chúa nhưng để thay đổi tư tưởng của bạn với Ngài.” 
 
“Bạn cầu nguyện không phải để cho Thiên Chúa theo ý của bạn nhưng để bạn làm theo Thánh Ý Ngài.”  
 
Nếu sự cầu nguyện không thay đổi có nghĩa là bạn không cầu nguyện đúng phương cách và sốt sắng đủ.  Đức Mẹ nói:  “Tại sao các con phải cầu nguyện?  Để được ở với Chúa, để cảm nghiệm được Người.”  Sau năm phút cầu nguyện xin một điều gì đó, và điều đó phải được nhậm lời nếu bạn cầu nguyện đúng phương cách. 
 
Sau cùng, chúng ta cầu nguyện để cho kẻ tội lỗi được mở lòng. 
 
Trong sự cầu nguyện, chúng ta cũng phải cầu nguyện cho những linh hồn sống trong tội.  Ngày 18/4/1985, Đức Mẹ nói:  “Các con thân mến!  Hãy cầu nguyện cho những linh hồn đang sống dưới ách ma quỉ, gông cùm tội lỗi được mở lòng ra cho Chúa, Mẹ rất mong muốn điều đó.”  
 
Đức Mẹ yêu cầu Mirjana cầu nguyện cho những kẻ vô tín, bởi vì Đức Mẹ nói, “Họ cũng là con cái của Mẹ và Mẹ đau khổ nhiều vì những người này, họ không biết những gì sẽ xảy ra cho họ nếu họ không trở về với Chúa.  Con hãy cầu nguyện cho họ.”(3/18/85) 
 
Đức Mẹ kêu gọi chúng ta sống thân mật với Chúa Giêsu và sống đời sống cầu nguyện.  Cầu nguyện cho tất cả mọi người nhất là những kẻ tội lỗi.  Cũng như ở Fatima Đức Mẹ cũng đã từng kêu gọi như vậy, khi lần hạt chúng ta nguyện câu:  “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi xa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn về Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến Lòng Chúa Thương Xót hơn.” – Kể tên người cần cầu nguyện cho họ. 
 
CẦU NGUYỆN BẰNG TRÁI TIM 
 
Để sự cầu nguyện được đẹp lòng Chúa, nên cầu nguyện bằng trái tim.  Có nhiều người không tiến tới trong sự cầu nguyện là vì họ không bao giờ sẵn sàng cho sự cầu nguyện.  Một nhà điền kinh phải tập dượt kỹ càng trước khi biểu diễn.  Một màn kịch phải được tập dượt nhiều lần trước khi diễn xuất.  Sự cầu nguyện cũng cần chuẩn bị để cầu nguyện được sốt sắng. 
 
Điều quan trọng của cầu nguyện là sự thinh lặng.  Một bầu khí thinh lặng sẽ giúp chúng ta cầu nguyện dễ dàng hơn.  Làm sao chúng ta  có thể cầu nguyện khi ở trong sự náo động, ồn ào?  Cho nên Đức Mẹ mới nói là chúng ta cần cầu nguyện ở một góc nhà hay trong một căn phòng tĩnh mịch.  Tĩnh mịch, thinh lặng là phương thế tốt nhất cho sự cầu nguyện vì chúng ta có thể nghe tiếng Chúa nói với chúng ta, hoặc chúng ta có thể đối thoại với Người.  
 
Chúng ta có thể ngồi hay quì tùy theo tư thế nào thích ứng với chúng ta.  Nếu thân thể chúng ta trong trạng thái thoải mái thì bớt đi sự chia trí trong lúc cầu nguyện. 
 
Trái tim chúng ta cũng cần thoải mái không lo lắng để cầu nguyện.  Đức Mẹ thúc hối chúng ta tẩy trừ tội lỗi bằng bí tích hòa giải và đổ đi hết những ưu tư lo lắng bằng cách bỏ mình cho Chúa.   Tâm tư phải hoàn toàn tự do không bị bất cứ một trở ngại nào làm cho tinh thần xáo trộn  trong lúc cầu nguyện.  
 
Chú ý:  Khi cầu nguyện, cầu nguyện chậm rãi, không vội vã.  Cầu nguyện giống như đứa trẻ an bình trong vòng tay người mẹ. 
 
Có một lần cha Vlasic hỏi Đức Mẹ qua Jelena:  “Mẹ ơi!  Làm sao mà Chúa Giêsu có thể cầu nguyện cả đêm được?” 
 
Đức Mẹ trả lời:  “Bởi vì Ngài có lòng ao ước kết hợp với Chúa Cha và vì phần rỗi các linh hồn.” 
 
Chìa khóa của sự cầu nguyện là: “Ao ước”.  Bạn có muốn cầu nguyện không?  Và sự ao ước đó mạnh cỡ nào?  Bạn có muốn muốn gặp gỡ Thiên Chúa không?  Muốn cảm nghiệm được Ngài không?  Giống như một người đói thèm ăn, khát uống.   Ước muốn mạnh mẽ sẽ quyết định sự cầu nguyện hay không và sẽ cầu nguyện thường xuyên, cầu nguyện sốt sắng hơn.  Chúng ta có thể định nghĩa sự cầu nguyện như một hình thức biểu lộ ước muốn. 
 
Làm thế nào để học hỏi được cách cầu nguyện tốt nhất?  Không có cách nào cả.  Không thể học hỏi cầu nguyện theo một kỹ thuật nào.  Cầu nguyện thường bộc phát theo ánh sáng Chúa chỉ dẫn, theo ước muốn con tim mình.  Có đường lối nào khác không? Không.  Muốn đánh máy thạo thì phải tập đánh máy.  Muốn chơi một nhạc cụ cho giỏi thì phải dượt thường xuyên.  Muốn học một loại sinh ngữ thì luôn tập nói thứ tiếng đó.  Muốn học hỏi về đường lối trọn lành thì phải cầu nguyện thường xuyên hơn. 
 
Đàng khác, Đức Mẹ đã diễn tả cách tốt nhất để cầu nguyện là:  “Cầu nguyện bằng trái tim.”  Mẹ lập đi lập lại và năn nỉ bao lần cách cầu nguyện này:  “Các con yêu dấu!  Mẹ kêu gọi các con cầu nguyện bằng trái tim chứ không bằng bằng thói quen…” (2/5/85).  “Lần nữa, Mẹ kêu gọi các con cầu nguyện bằng trái tim…(30/5/85).  “Các con thân mến! Mẹ mời gọi các con cầu nguyện bằng trái tim..” (23/1/86).  “Mẹ kêu gọi các con, hỡi các con yêu dấu, cầu nguyện với trái tim các con” (25/4/87).  
 
Đức Me đòi hỏi ở chúng ta điều gì?  Rất đơn giản là sự cầu nguyện của chúng ta phải chân thành, chất phác xuất phát từ trái tim.  Suy niệm từng câu, từng lời chứ không phải chỉ đọc bằng môi miệng mà lòng thì để tận đâu đâu.  Giữa môi miệng và thần trí sự thật có sự khác biệt.  Một lần kia Jênêna cầu nguyện chuỗi Mân Côi với Đức Mẹ, Jêlêna cầu nguyện như cô được dạy trong nhà thờ, nhưng Đức Mẹ nói:  “Đây không phải chuỗi Mân Côi, con chỉ đọc với môi miệng.  Con phải cầm lòng cầm trí suy niệm, phải ngồi xuống không sao lãng và phải bước vô trong thế giới suy niệm.” 
 
Đức Mẹ giảng giải một cách thiết thực là cầu nguyện bằng trái tim  không chỉ đứng bên cạnh hay trước mặt Đức Mẹ mà phải đem Mẹ vô trong trái tim chúng ta.   
 
Thí dụ Shakespear’s viết câu chuyện tình Romeo và Juliet.  “Cứ cho rằng tôi đang đứng bên cạnh Juliet đi, nhưng thực tế tôi không gần cô như Roméo, bởi vì, ngay khi Roméo xa cô cả hàng ngàn dặm nhưng Roméo vẫn gần cô hơn vì Roméo ở trong trái tim cô.”  Bởi vậy, Đức Mẹ yêu cầu chúng ta không chỉ quì trước tượng nhưng hãy để Mẹ vào trong trái tim chúng ta.  Khi đã yêu Mẹ rồi thì tự động chúng ta muốn cầu nguyện với Mẹ để diễn tả tình yêu của chúng ta với Người, từ đó sự cầu nguyện của chúng ta không phải bằng lời nữa nhưng nó phát xuất từ đáy trái tim chúng ta. 
 
Sự cầu nguyện không thể kéo chúng ta tới gần Chúa cũng không thể làm cho chúng ta yêu Chúa đậm sâu nếu sự cầu nguyện không phát xuất từ trái tim.  Và nếu không từ trái tim thì sẽ không được đánh động, không được thu nhập gì.  Chúa Giêsu cũng cảnh cáo:  “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng dược vào nước trời.” (Mt.5:20) 
 
Câu chuyện của một ông bác sĩ giải phẫu mải mê với công việc: ông gửi vợ tới gặp một nhà tâm lý học bởi vì bà vợ có tánh nóng nảy, căng thẳng thần kinh, bồn chồn lo lắng.  Sau khi khám nghiệm, ông bác sĩ giải thích:  “Rất đơn giản, chỉ tại ông đã không có thì giờ cho bà nhà, bà cảm thấy bị bỏ rơi, thừa thãi, rồi thất vọng.  Tôi hy vọng ông dành thì giờ mỗi tuần cho bà ấy.  Đi ăn hoặc đi ciné với bà ấy..v.v. làm gì cũng được nhưng phải dành thì giờ cho bà ta.” 
 
Ông bác sĩ đã làm như vậy, đã dành thì giờ cho bà nhưng bà vợ vẫn không thay đổi, tình trạng không khá hơn chút nào. 
 
Nhà tâm lý học gọi lại nói:  “Anh hiểu lầm tôi rồi, không phải tôi chỉ nói anh đi ciné với bà ta hoặc đi ăn với bà ấy mà thôi, không phải bà ta muốn những thứ đó.  Cái tôi muốn nói là anh phải chứng tỏ tình yêu của anh cho bà ấy bằng cách dùng thời gian với bà và ở bên bà ta nhiều hơn.  Anh phải sống trong cuộc sống của bà ấy và ngược lại.  Hãy cho bà ta thấy anh thật sự lo cho bà ta, và như vậy bà ấy sẽ được bình phục.” 
 
Lần này thì ông bác sĩ hiểu được ý nghĩa này.  Ông bắt đầu yêu thương vợ, đem vợ vô trái tim của ông, và từ đó ông không cần sự cố vấn của người khác nữa. 
 
Sự cầu nguyện cũng giống vậy, không phải là thói quen hay bắt buộc vì nhiệm vụ, nhưng phải là sự gặp gỡ của yêu thương, nó phải tới từ trái tim, phải chân thành, phải là cuộc đối thoại giữa hai người yêu nhau.  
 
CẦU NGUYỆN LÀ SỰ ĐỐI THOẠI VỚI THIÊN CHÚA 
 
Tất cả những lời kêu gọi của Đức Mẹ ở Mễdu là về sự cầu nguyện:  “Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện,”  Mẹ không ngừng lập đi lập lại nhiều lần với các thị nhân. 
 
Ngày 10/9/1984, Đức Mẹ nói với Jêlêna:  “Các con thân yêu, các con phải hiểu rằng, các con cần phải cầu nguyện nhiều.  Đừng coi đó là chuyện thường.  Cầu nguyện là đối thoại với Chúa.  Các con phải nghe được tiếng Chúa trong mỗi lời cầu nguyện.  Không thể sống mà không cầu nguyện.  Cầu nguyện phải là đời sống của các con.” 
 
Đức Mẹ nói:  “Các con phải cầu nguyện”. Không có sự lựa chọn.  Nếu muốn có sự cứu rỗi thì phải cầu nguyện.  Sự cầu nguyện là  chìa khóa đưa tới sự cứu rỗi. 
 
Đức Mẹ định nghĩa cầu nguyện là ‘đối thoại với Thiên Chúa’.  Thật giản dị, thật tuyệt vời!  Chúng ta đều biết rằng đối thoại là gì rồi, vì con người là vậy.  Muốn có sự đối thoại thì cần phải có hai người. 
 
Một cuộc đối thoại không phải là độc thoại nhưng là con đường hai chiều:  Một người không thể ôm hết trong cuộc nói chuyện, mà phải là kẻ nói và người nghe.  Đối tượng nói và bạn là người lắng nghe.  Đối tượng trong cuộc cầu nguyện là Thiên Chúa.  Ngài nói chuyện trong trái tim chúng ta và qua Thánh Kinh.  Thánh Augustinô nói:  ‘Khi bạn cầu nguyện là lúc bạn nói chuyện với Thiên Chúa.  Khi bạn đọc Kinh Thánh, Thiên Chúa nói chuyện với bạn.’ 
 
Một phương thế rất hữu ích giúp chúng ta cầu nguyện đắc lực là đọc Kinh Thánh.  Và suy niệm qua những mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi.  Vì thế Đức Mẹ dạy chúng ta đọc Kinh Thánh mỗi ngày.  Và nên để cuốn Kinh Thánh ở một nơi dễ thấy để nó nhắc nhở chúng ta đọc hằng ngày.  (18/10/84) 
 
Nhiều khi cuộc đối thoại không cần lời.  Bassanio tới gặp Antonio  mượn $3000 để cưới Portia.  Antonio hỏi:  “Làm sao anh có thể biết được Portia yêu anh?”  Bassanio trả lời:  “Nhiều khi từ đôi mắt của nàng tôi có thể đọc được những lời yêu thương nồng nàn đó.”  Giống như thiên nhiên hùng vĩ, bầu trời trong xanh nói lên sự vinh quang của Thiên Chúa.  Bởi vậy khi cầu nguyện, trái tim có thể nói với trái tim.  Có một người tới viếng Thánh Thể lâu giờ, vị linh mục hỏi ông ta đã nói gì với Chúa.  Ông ta trả lời:  “Con không nói gì cả, con chỉ nhìn Ngài và Ngài nhìn con.”  Cái đó có phải khi hai người yêu nhau tha thiết thì như vậy không? 
 
Ngày 20/10/1984, Đức Mẹ nói với Jêlêna và nhóm cầu nguyện của cô:  “Các con phải cầu nguyện nhiều hơn.  Cầu nguyện là đối thoại với Thiên Chúa.  Cầu nguyện là sự hiểu biết Thiên Chúa.  Cầu nguyện là cần thiết, bởi vì sau đó tất cả mọi sự đều sáng tỏ…Cầu nguyện không phải chuyện tầm thường.  Cầu nguyện thật sự là cuộc đối thoại với Thiên Chúa.” 
 
CHÚNG TA PHẢI CẦU NGUYỆN CHO KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA ĐƯỢC HOÀN TẤT 
 
Nếu cầu nguyện bằng trái tim, không những chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa mà còn bắt đầu suy nghĩ như Chúa và ước muốn như Chúa. 
 
Một sự lầm lẫn trong sự cầu nguyện là chúng ta luôn cầu nguyện cho những nhu cầu cần thiết của chúng ta.  Chúa Giêsu không bao giờ dạy chúng ta cầu nguyện như vậy cả.  Có nhiều người tới Mễdu vì muốn ơn nọ ơn kia, họ chỉ nghĩ tới họ nhưng không ai khác.  Một khi chúng ta chỉ tính toán cho những nhu cầu cần thiết của chúng ta và đặt những nhu cầu đó trên đầu Chúa thì cái thuyết vô thần nó nằm ở trong con người chúng ta. 
 
Ở Mễdu, Đức Mẹ nói với chúng ta hãy mở rộng phạm vi kiến thức trong sự cầu nguyện.  Mẹ nói:  “Các con thân yêu, tiếp tục cầu nguyện để chương trình của Mẹ được hoàn thành..” (24/9/84)  Ngày 25/1/1987, một lần nữa Đức Mẹ lại nói với các thị nhân:  “Mẹ muốn các con hiểu rằng Thiên Chúa chọn mỗi người chúng con để dùng trong công việc cứu rỗi nhân loại…”  Chương trình của Chúa là sự cứu độ nhân loại, không phải chỉ bạn với tôi. 
 
Ở Fatima, Đức Mẹ kêu gọi hãm mình, cầu nguyện cho sự hoán cải của nước Nga và cứu các linh hồn khỏi sa Hỏa ngục.  Kế hoạch của Thiên Chúa và kế hoạch của Mẹ.  Đây là đề tài trong sự cầu nguyện của chúng ta. 
 
Khi Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ, và Chúa Giêsu cầu nguyện trong vườn Cây Dầu cả hai Đấng đều xin cho Thánh Ý Cha được thể hiện. 
 
Đức Mẹ đã phải mất bao tuần lễ để dạy nhóm cầu nguyện bên Mễdu cách cầu nguyện Kinh Lạy Cha.  Kinh nguyện này thật sự là một bản thiết kế cho sự cầu nguyện mà chúng ta phải cầu nguyện theo như ý Chúa vậy. 
 
Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện:  Thứ nhất cầu nguyện để   Thiên Chúa được vinh danh, để nước của Ngài được hiển trị trên trái đất, cho Thánh Ý Ngài được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. 
 
Giữa những kế hoạch thứ tự hài hòa của Ngài và những nhu cầu cần thiết của phần tâm linh chúng ta, Ngài xen vào giữa một khẩn cầu:  “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày.” 
 
Người dạy chúng ta phải tha thứ.  Cầu nguyện để không bị cám dỗ - sự cám dỗ là chúng ta không cần cầu nguyện.  Sau cùng, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ, vì ma quỉ thật sự hiện hữu. 
 
Chúa Giêsu mong muốn chúng ta cầu nguyện cho mọi người, chia sẻ những quan tâm của Ngài cho toàn nhân loại.  Bởi vậy các linh mục cầu nguyện giờ kinh phục vụ mỗi ngày để cầu nguyện cho Giáo Hội.  
 
Sự lầm lẫn của sự cầu nguyện là cầu nguyện cho những nhu cầu của riêng mình.  Nếu nói:  “Tôi không cần những sứ điệp Mễdu.  Tôi không cần lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày, hay không cần đi xưng tội mỗi tháng, hoặc không cần ăn chay v..vv.. Tôi như vậy cũng đủ rồi.”  Sự trở ngại là chỗ đó, chúng ta không bình thường, nếu chúng ta chỉ nghĩ  cho riêng bản thân chúng ta. 
 
Đức Mẹ năn nỉ chúng ta có một tầm nhìn rộng rãi hơn trong sự cầu nguyện là để hết tâm trí vào Chúa Giêsu.  Ở Faitma Đức Mẹ yêu cầu chúng ta cầu nguyện cho thế giới.  Tôi thiết nghĩ là đa số chúng ta bỏ quên phần quan trọng đó.  Và ở Mễdu cũng vậy, Đức Mẹ yêu cầu chúng ta chú ý vào phần rỗi của nhân loại vì đó là phần rỗi của mình.  
 
“Các con thân mến!  Mẹ yêu cầu các con hãy cầu nguyện vì Satan muốn cản trở cái kế hoạch của Mẹ…” (8/9/84).  “Kế hoạch của Mẹ”.  Chúng ta thấy đó, Đức Mẹ kêu gọi chúng ta không phải chỉ cầu nguyện cho riêng chúng ta mà nên chú ý vào kế hoạch của Mẹ.  
 
LẦN CHUỖI MÂN CÔI 
 
Song song với Thánh Lễ, Đức Mẹ yêu cầu chúng ta Lần Hạt Mân Côi.  Mẹ kêu gọi ở Fatima, Lộ Đức và bây giờ ở Mễdu.  Ở Mễdu Đức Mẹ không chỉ yêu cầu lần hạt mỗi ngày, nhưng yêu cầu lần hạt chung với gia đình.   Lần 3 chuỗi mỗi ngày:  Vui, Thương, Mừng. 
 
Ngày 27/9/1984, Đức Mẹ nói:  “Mẹ kêu gọi mọi gia đình trong giáo xứ lần hạt Mân Côi.”  Mẹ năn nỉ:  “Các con ‘phải’ lần hạt chung trong gia đình.”  (4/1/85)  Lời kêu gọi của Mẹ như van nài.  Một lần nữa Đức Mẹ lập lại:  “Các con thân mến, hãy để cho mọi lời cầu nguyện của các con cầu trong gia đình buổi tối chỉ cho bao kẻ tội lỗi được ăn năn trở lại, bởi vì thế giới ngày nay dẫy đầy tội lỗi.  Hãy lần hạt mỗi tối.”  (8/10/1984)  Không những Đức Mẹ yêu cầu chúng ta lần hạt chung trong gia đình mà còn nói cầu nguyện cho kẻ có tội nữa. 
 
Ngáy áp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (14/8/1984),  Bất ngờ Đức Mẹ hiện ra với Ivan tại nhà và nói:  “Mẹ kêu gọi mọi người trong những ngày này, ăn chay Thứ Tư và Thứ Sáu bằng bánh mì nước lạnh, cầu nguyện với Mẹ mỗi ngày:  Năm sự Vui, Năm sự Thương, Năm sự Mừng.” 
 
Bạn có thể suy niệm Mầu Nhiệm Mùa Vui buổi sáng.  Buổi chiều có thể suy niệm mùa Thương; và buổi tối có thể suy niệm mùa Mừng. Kinh Tin Kính và 3 kinh Kính Mừng chỉ cần đọc một lần trước mùa Vui, và kết thúc là Kinh Lạy Nữ Vương sau mùa Mừng. 
 
Có một người hứa đọc 3 chuỗi mỗi ngày.  Và rồi ông bị lương tâm dằn vằn sao đó nên không giữ được lời hứa.  Ông tới nhà thờ than thở:  “Tôi đã làm gì thế này, tôi không có giờ để đọc ba chuỗi.”  Nhưng rồi ông ta lại bắt đầu lại.  Một tháng sau, ông ta thú tội:  “Tôi thật ngu xuẩn, tôi nghĩ tôi tôi không có giờ để đọc ba chuỗi, song tôi khám phá ra rằng tôi có thể đọc năm chuỗi mỗi ngày.”  Khi bạn quyết định, Chúa sẽ cho bạn thì giờ. 
 
Tại sao Đức Mẹ nhấn mạnh về sự lần hạt nhiều như vậy? 
 
-  Chuỗi Mân Côi là một thứ vũ khí mạnh nhất để chống với Satan và những bè lũ của chúng trong thế giới này.  Sự thật là vậy vì Đức Mẹ luôn luôn lần hạt với chúng ta.  Hãy nghe những lời Đức Mẹ tỏ cho cha Stefano Gobbi. 
 
“…Đó là kinh nguyện mà các con cầu nguyện chung với Mẹ.  Khi các con mời Mẹ cầu nguyện  cho các con, Mẹ tán thành lời yêu cầu của các con và Mẹ hợp với giọng của các con để cùng cầu nguyện.  Mẹ kết hợp lời cầu nguyện của các con với Mẹ.” 
 
Khi lần hạt, trong một chuỗi, ít nhất bạn đọc bao lần lời kinh:  “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”   Một ngày kia cha Gobbi họp với các linh mục, có một câu ngài kể lại, đều làm cho chúng tôi bật cười khi nghe Đức Mẹ nói:  “Các con tưởng Mẹ điếc hay sao? Các con van xin Mẹ:  “Cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử…” Mẹ là Mẹ của các con, các con không nghĩ rằng Mẹ sẽ làm hay sao?” 
 
Chuỗi Mân Côi có tác dụng mạnh mẽ vì nó là lời Kinh của Đức Mẹ. 
 
Thánh Têrêsa, bông Hoa nhỏ của Chúa Giêsu Hài Đồng nói:  “Một mình Têrêsa thì không là gì cả nhưng Têrêsa với Chúa Giêsu thì là một.”  Tương tự như vậy, chúng ta chẳng là gì cả nhưng Mẹ cầu nguyện chung với chúng ta sẽ thành sức mạnh vạn năng.  Bởi vậy Đức Mẹ nói:  “Với kinh nguyện này, Mẹ và các con hợp lại sẽ tác động mạnh trên những biến cố xảy ra cho con người ngay cả những biến cố trong tương lai…” 
 
Suy niệm Chuỗi Mân Côi có lợi ích rất nhiều cho chúng ta.  Khi bạn suy niệm cuộc đời Chúa Cứu Thế mỗi ngày bạn không thể nào mà không thay đổi cho được.  Những tư tưởng đó sẽ bao bọc bạn và chính chúng sẽ xoay bạn thành khuôn đúc như Chúa. 
 
Chuỗi Mân Côi không chỉ là 150 kinh Kính Mừng mà thôi.  Nhưng  nhìn vô những biến cố về cuộc đời Chúa Cứu Thế qua con mắt của Đức Mẹ.  Chính những biến cố này sẽ thúc đẩy chúng ta sống giống Chúa.  Tưởng tượng tới mầu nhiệm mùa Vui.  Thí dụ bạn có một người bạn đang bệnh, người bạn đó đang chờ bạn đến thăm để an ủi, để nói chuyện.  Khi Chúa thúc đẩy bạn hành động thì câu chuyện được xảy ra.  
 
Muốn suy niệm về chuỗi Mân Côi cách sốt sắng hơn nên đọc Thánh Kinh mỗi ngày.  Ngày 18/10, 1984, Đức Mẹ nói:  “Các con thân mến.  Bữa nay Mẹ kêu gọi các con hãy đọc Thánh Kinh, và để nó vào một nơi dễ thấy để các con nhớ mà đọc mỗi ngày..” 
 
Thật tuyệt vời khi Mẹ nói vậy:  có nghĩa là đặt để Thánh Kinh lên ngôi trong gia đình. 
 
Ngày 18/10 là lễ Thánh Luca.  Ngài và Thánh Mathêu viết về thời thơ ấu của Đưc Chúa Giêsu trong mùa vui.  Nên đọc thường xuyên chương đầu và chương thứ hai đều thuyết giảng về Phúc Âm.  Như vậy mầu nhiệm vui sẽ trở thành sống động với bạn và nó sẽ làm tràn niềm vui trong bạn. 
 
Trong một cuộc phỏng vấn với Mirjana (10/1/1983), cha Tomislav Vlasic hỏi cô:  “Làm cách nào để vô nước Thiên Đàng?” 
 
Mirjana trả lời:  “Thiên Chúa không đòi hỏi tuyệt đối nhưng Ngài đòi hỏi sống một cuộc sống an bình, không làm sự dữ, xấu xa,  gian dối.” 
 
CẦU NGUYỆN ĐỂ MỜI THIÊN CHÚA VÔ CUỘC ĐỜI CHÚNG TA 
 
Tại sao Đức Mẹ cần lời cầu nguyện của chúng ta?  Tại sao Mẹ phải năn nỉ? 
 
Ngày 13/9/1984, Đức Mẹ nói:  “Các con thân yêu!  Mẹ rất cần lời cầu nguyện của các con.  Các con sẽ hỏi ‘Tại sao Mẹ cần nhiều lời cầu nguyện như thế?”  
 
Thiên Chúa cho chúng ta một ân sủng quí báu là “quyền tự do”.  Cha ông của đất nước này yêu mến sự sự do.  Tượng Thần Tự Do được dựng trên hải cảng của đất nước.  Những cuộc cách mạng nổi lên cũng vì sự tự do.  Nhưng không ai tôn trọng sự tự do hơn là Thiên Chúa va Mẹ của Người. 
 
Thiên Chúa cho chúng ta ý chí tự do.  Trong Cựu Ước, trong cuộc Xuất Hành Người đã cho thấy Chúa muốn con người được tự do.  Ngài không bao giờ xâm phạm quyền tự do của con người.  Khi hỏi ý kiến của Đức Mẹ, Người đã sai Thiên Thần tới hỏi ý kiến của Mẹ để xem Mẹ có chấp nhận làm Mẹ Thiên Chúa không?  Thánh Gioan vẽ lên hình ảnh Chúa Giêsu đứng gõ cửa trước trái tim chúng ta để Người được phép bước vào. (Rv. 3:20).  Chỉ chúng ta mới có quyền mở cái cửa đó. Và chúng ta chỉ mở cửa đó khi chúng ta cầu nguyện mà thôi.  Cầu nguyện để nói cho Chúa biết rằng:  ‘Con muốn Chúa bước vô cuộc đời con, thế giới của con.’  Bởi vậy Đức Mẹ luôn kêu gọi chúng ta cầu nguyện.  Cầu nguyện để mở đèn xanh cho Chúa bước vào. 
 
Đức Mẹ tôn trọng sự tự do của chúng ta cho nên những sứ điệp của Mẹ luôn mở đầu bằng câu:  “Mẹ mời gọi các con”.  Cũng giống như Kinh Thánh, những sứ điệp của Mẹ cũng luôn mời gọi.  Mẹ đòi hỏi sự đáp lại với nỗi niềm hân hoan thỏa thuận của chúng ta nhưng không vì bó buộc.  Mẹ chỉ có thể gọi mời và chờ đợi mà thôi.  Cầu nguyện là sự đáp trả cho sự gọi mời.  Đó là cách chúng ta xin Chúa và Đức Mẹ bước vô đời sống chúng ta vậy. 
 
Thứ Năm, ngày 26/4/84.  Đức Mẹ không ban một sứ điệp nào cho giáo xứ Mễdu cả.  Tuần sau đó, ngày 3/5/84, Mirjana đã hỏi Đức Mẹ:  “Mẹ yêu dấu!  Tại sao Thứ Năm tuần rồi Mẹ không ban một sứ điệp nào cho giáo xứ chúng con vậy?” 
 
Đức Mẹ trả lời: “Mẹ không muốn ép buộc bất cứ một ai làm những điều mà họ không muốn, mặc dù Mẹ có một sứ điệp đặc biệt muốn ban cho giáo xứ, điều mà Mẹ muốn là họ phải phục hồi lại niềm tin của họ.” 
 
Thử tưởng tượng coi, Đức Mẹ đã ám chỉ rằng, Người có một sứ điệp muốn ban ra nhưng bị cản lại vì thái độ ơ thờ không chấp nhận của chúng ta. 
 
Những gì Đức Mẹ làm được hay không là tùy thuộc ở chúng ta.  Thí dụ, Đức Mẹ nói với các thị kiến khi họ hỏi Người về tương lai của họ sau này Đức Mẹ muốn họ làm gì thì Người lời:  “Mẹ muốn các con trở thành những linh mục, những nhà tu hành, nhưng tùy ở sự lựa chọn của các con, đó là quyền tự do của các con.”  Sau đó Mẹ lại nói:  “Các con phải quyết định cho cuộc đời các con.  Mẹ sẽ giúp các con về sự quyết định đó.”  Ivanka quyết định đời sống hôn nhân.  Đức Mẹ không phản đối vì đó là sự chọn lựa của cô. 
 
Trong các sứ điệp hàng tháng cho thế giới, Đức Mẹ không ngừng kêu gọi chúng ta quyết định cho Chúa:  “Các con thân yêu, Mẹ kêu gọi các con hãy quyết định cho Chúa, cho cuộc sống thiên đàng…” (25/10/87).  Thiên Chúa chỉ ban nước Thiên Đàng cho những ai tự ý quyết định đi với Người mà thôi. 
 
“Các con thân mến.  Mẹ kêu gọi mỗi người chúng con hãy quyết định đầu phục hoàn toàn cho Mẹ; vì chỉ con đường này Mẹ mới có thể đem các con tới Chúa…  Mẹ mong muốn mỗi người chúng con thuộc về Mẹ, nhưng Chúa đã cho chúng con sự tự do, và Mẹ tôn trọng sự tự do của các con..” (25/11/87). 
 
Bạn đã thấy tại sao Đức Mẹ năn nỉ chúng ta cầu nguyện chưa? 
 
Trong một cái sứ điệp cho thế giới ngày 25/1/88.  Đức Mẹ một lần nữa lại nhấn mạnh tới quyền tự do của chúng ta:  “Các con thân mến, bữa nay một lần nữa Mẹ kêu gọi các con hoán cải, nhưng rất khó khăn cho những người không muốn lựa chọn Chúa.”  Chúng ta phải chọn lựa Chúa nếu không sự hoán cải sẽ vô cùng khó khăn. 
 
“Các con thân mến, Mẹ mời gọi các con hãy trở về với Chúa.”  Mẹ kêu gọi sự trở về phải hoàn toàn cho Chúa.  Đa số, chúng ta tới với Chúa chỉ những khi bệnh hoạn, đau khổ, khó khăn..Chúng ta nghĩ rằng Chúa không nghe lời chúng ta.  Sự thật không phải vậy.  Chúng ta giới hạn quyền năng của Thiên Chúa bằng đức tin yếu kém của chúng ta.   Đức Mẹ nói:  “Mẹ đang cầu nguyện cho các con và Mẹ muốn kéo các con tới gần Thiên Chúa, nhưng Mẹ không thể làm khi các con không muốn.”  Sự quyết định là tùy thuộc ở chúng ta. 
 
Thánh Augustinô nói:  “Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta không có sự thỏa thuận của chúng ta nhưng Ngài cứu chúng ta thì không thể không có sự ưng thuận của chúng ta.” 
 
CẦU NGUYỆN VÀ ĂN CHAY 
 
Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. 
 
Ăn Chay là sự cầu nguyện của thể xác. 
 
Ăn chay và cầu nguyện rất cần cho đời sống tâm linh của chúng ta, cũng giống như hơi thở cần cho sự sống và ăn uống cần cho phần xác vậy. 
 
Hơi thở và  ăn uống có liên hệ mật thiết với nhau, bởi vậy chúng ta cần ăn chay và cầu nguyện.  Khi ăn chay, chúng ta có thể cầu nguyện sốt sắng hơn.  Nhưng hầu như chúng ta thường lãng quên về chay tịnh.  Đức Mẹ bên Mễdu nói:  “Ăn chay nghiêm túc Thứ Tư và Thư Sáu..” (14/8/84) 
 
Chay tịnh giúp chúng ta dễ mở lòng ra cho Chúa và cho tha nhân.  Chay tịnh giúp chúng ta cảm nghiệm được sống khó nghèo như thế nào, và như vậy sẽ dễ mở lòng ra để giúp đỡ kẻ khác.  Những người nghèo khó thường chạy tới Chúa và tín thác vào Ngài hơn.  Chúa đã chẳng nói:  “Phúc cho người nghèo khó vì nước trời là của họ…” đó sao?  (Mt 5,3) 
 
Bản tánh tự túc, tự tôn của con người sẽ ngăn cản Chúa đến.  Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đầy đủ không cần gì thì sẽ không cần chạy tới Chúa.  Chúa cũng đã nói người giầu vào nước thiên đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim, bởi vì người giầu có chiều hướng tự túc, tự tôn, họ tin tưởng vào tài năng của họ mà không tin vào Chúa.  Khi thấy cái giếng cạn nước thì chúng ta hiểu được giá trị của nước cần thiết cỡ nào. 
 
Ăn chay không có nghĩa là nhịn ăn nhưng cũng không ăn như ý thích.  Đã bao lần chúng ta thích ăn uống bởi vì có những món ăn ngon hạp khẩu vị.  Ăn chay có nghĩa là từ bỏ những thứ ngon. Từ bỏ mình. 
 
Chay tịnh rất tốt bởi vì nó sẽ giúp cho tánh tự chủ của chúng ta.  Chúng ta đều cảm nghiệm  được rằng xác thịt luôn luôn chống đối những việc thiêng liêng.  Thánh Phaolồ từng nói:  “Những gì tôi muốn làm thì tôi không làm, những gì tôi không muốn làm thì tôi lại làm…” (Rom. 7:19).  
 
Nếu bạn để con sư tử đói, nó sẽ yếu đi và khi đó bạn có thể làm chủ được nó.  Cũng vậy, chay tịnh là diệt đi những ham muốn, làm yếu đi cái mãnh mực ham muốn của mình và nhờ đó bạn sẽ làm chủ được những ham muốn của bạn. 
 
Cuối cùng, không thể nói chay tịnh cần cho phần xác hơn.  Nhiều người chết bởi thức ăn hơn là bởi tai nạn xe cộ.  Bởi vậy, cả ngàn người muốn kiêng ăn thì phải đi tới những hội kiêng ăn.  Chay tịnh không khó khăn như kiêng ăn và tập thể dục, nhưng nó có sự tưởng thưởng, không những nó chỉ làm cho chúng ta thêm mảnh mai thể xác nhưng nó còn gọt dũa cho phần hồn nữa. 
 
Trong Thánh Kinh của Marcô đã nói cho chúng ta thấy 5 điều mâu thuẫn giữa Chúa Giêsu và đám người Pharisiêu.  Họ xung đột qua việc chay tịnh (Mc 2,18-22).  Chúa của chúng ta không tấn công việc chay tịnh, nhưng là đường lối chay tịnh của bọn Pharisiêu và bọn học giả khác với đường lối của Chúa. 
 
Bạn phải ăn chay nhưng không bao giờ nên tự hào cho mình là người công chính mà khinh chê kẻ khác. Lc 18,9-14. 
 
Bạn phải ăn chay nhưng đừng để kẻ khác thấy, đừng phô trương. Mt 6,16-18. 
 
Khi bạn ăn chay để chuộc tội lỗi trong quá khứ, cái đó gọi là hối cải.  Ăn chay để bổ khuyết cho những lỗi lầm của người khác được gọi là chuộc lỗi hay đền tội cho người khác.  
 
Ăn chay để có sức mạnh để tranh đấu với thế giới, xác thịt và ma quỉ.  Khi bạn làm như vậy được gọi là thống hối.  Thống hối là mở cửa lòng ra cho Chúa và cho tha nhân và dứt bỏ con người của bạn để nghe theo tiếng gọi của ánh sáng. 
 
Chay tịnh rất quan trọng nên Chúa Giêsu đã thực hành trong đời của Người.  Nó giúp Ngài có khả năng vượt qua khỏi cơn cám dỗ của Satan.  Ngài chính là Đường cho chúng ta noi theo. 
 
Còn một đường lối chay tịnh khác chúng ta có thể làm đó là:  lựa hai ngày trong tuần, tuyệt đối không coi TV nếu bạn mê TV. 
 
Thay vào những thú vui của gia đình là cầu nguyện, đọc Thánh Kinh, thăm viếng bạn bè v.vv. 
 
Một ngày kia Đức Mẹ nói các thị nhân sửa soạn cho ngày lễ Giáng Sinh:  “ Mẹ kêu gọi các con hãy tắt máy truyền hình, máy radio và nên theo dõi chương trình suy niệm về Chúa, cầu nguyện và đọc Thánh Kinh để bồi dưỡng đức tin.”  (1984)  Đức Mẹ nói nếu sửa soạn như vậy thì sẽ đem lại cho họ một Giáng Sinh đầy niềm vui hoan lạc. 
 
Những sứ điệp của Nữ Vương Hòa Bình ban cho Mễdu: 
 
Ngày 8/1/1987:  “Các con thân mến,  Mẹ cám ơn các con đã hưởng ứng lời mời gọi của Mẹ.  Đặc biêt là cám ơn các con về tất cả những hy sinh, và cầu nguyện của các con dâng lên cho Mẹ.” 
 
“Các con thân mến, Mẹ tiếp tục ban cho các con những sứ điệp nhưng không phải mỗi Thứ Năm nhưng mỗi ngày 25 trong tháng.  Thời gian sẽ đến khi chương trình của Chúa được hoàn thành.  Từ nay trở đi Mẹ sẽ ban ít sứ điệp hơn nhưng Mẹ sẽ tiếp tục ở với các con.” 
 
“Bởi vậy, hỡi các con.  Mẹ van xin các con hãy nghe và sống sứ điệp của Mẹ, để Mẹ dẫn dắt các con…” 
 
“Các con thân mến, Cám ơn sự hưởng ứng của các con.” 
 
Khởi sự từ năm 1987, Đức Mẹ bắt đầu ban sứ điệp cho thế giới một tháng một lần vào ngày 25 mỗi tháng. 
 
Tại sao? Hiển nhiên là Thiên Chúa muốn hoàn tất chương trình của Người.  Trong lịch sử Giáo Hội chưa bao giờ Thiên Chúa rộng tay ban cho loài người nhiều ân sủng như hiện nay qua các cuộc hiển linh của Mẹ.  Đức Mẹ vẫn liên tục hiện ra với các thị nhân hằng ngày, nói chuyện với họ, thánh hóa họ.  Với thế giới Mẹ không còn nói chuyện hằng tuaần như trước nữa nhưng mỗi tháng.  Hiện tại đã có hằng triệu người được gọi tới Mêdu. 
 
Có người nói rằng: 
 
 “Ở Lộ Đức, Đức Mẹ hiện ra ban sáng.  Ở Fatima, Đức Mẹ hiện ra ban trưa.  Và ở Mễdu Đức Mẹ hiện ra ban chiều.  Sự kiện này nói gì với chúng ta đây? 
 
Trong  mỗi sứ điệp Đức Mẹ luôn mở đầu bằng câu:  “Mẹ mời gọi các con.”  Trong Thánh Kinh, lời mời gọi của Chúa Giêsu cũng rất ngắn gọn:  “Hãy theo Ta.” 
 
Chúa Giêsu luôn luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta.  Đức Mẹ cũng vậy, Mẹ chỉ ngắn gọn:  “Hỡi các con nhỏ…Thiên Chúa ban cho các con sự tự do và Mẹ rất tôn trọng sự tự do đó.”  25/11/87 
 
Thiên Chúa cho chúng ta quyền tự do và cả Chúa Giêsu và Mẹ Maria không hề bắt ép chúng ta trên sự tự do đó.  Bởi vậy sự cứu rổi của chúng ta tùy thuộc vào đó.  Đấng tạo dựng nên chúng ta không có sự thỏa thuận của chúng ta nhưng không thể cứu chúng ta được nếu không có sự đồng ý của chúng ta. 
 
Nhưng Satan thì ngược lại chúng luôn bó buộc chúng ta, xâm phạm đến chúng ta và nói láo với chúng ta. 
 
“Các con thân mến…các con phải cam kết với Chúa, cam kết với chính mình cho yêu thương để các con có thể nhận thức được và cháy lên trong tình yêu Chúa.  Hảy quyết định cho yêu thương, để yêu thương đó có thể thắng thế trong các con. Không phải tình yêu thế gian nhưng tình yêu Thiên Chúa’  20/11/86 
 
Sau cùng, cuối mỗi sứ điệp Đức Mẹ luôn luôn kết luận bằng câu:  Cám ơn các con đáp lời kêu gọi của Mẹ.” 
 
Trong Thánh Kinh luôn luôn yêu cầu một sự đáp trả và trong mỗi sứ điệp của Đức Mẹ cũng vậy, Mẹ luôn đòi sự hưởng ứng bằng sự tự do của chúng ta. 
 
Hãy quyết tâm cho Chúa và quay về với Người. 
 
Thuận Hà